#6 cách xây nhà không cần xi măng vẫn bền và đẹp
Những cách xây nhà không cần xi măng dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn về vật liệu và kiểu nhà khi xây dựng.
Gợi ý xem thêm:
Thông thường khi nhắc đến xây nhà thì xi măng cùng với gạch, cát, sắt, thép… là những vật liệu không thể thiếu, cần phải chuẩn bị đầy đủ. Thế nhưng ngày nay khi nhắc đến xây nhà thì xi măng không còn là vật liệu quan trọng bắt buộc phải có. Không có xi măng thì nhà vẫn được xây lên một cách bền chắc và an toàn nhờ vào các cách sau đây.
1. Gỉ mật + vôi và cát
Mặc dù được sản xuất và sử dụng từ khoảng 400 năm TCN tại nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại nhưng đến năm 1899, xi măng lần đầu tiên mới được xuất hiện và được sử dụng tại Việt Nam. Có bao giờ bạn thắc mắc: Trước khi có xi măng thì ông cha ta sử dụng vật liệu gì để xây dựng nhà ở và các công trình không?
Bên cạnh các ngôi nhà làm bằng bùn, tre, nứa, gỗ… thì có rất nhiều các ngôi nhà được xây dựng kiên cố nhờ vào gỉ mật trộn với vữa (sự kết hợp giữa vôi và cát).
Các nguyên liệu này liên kết lại với nhau nhờ vào không khí thẩm thấu từ ngoài vào trong. Thông thường sẽ mất từ 10 - 15 ngày để hỗn hợp phân hóa thành CO2 và tạo thành đá vôi. Chúng tạo ra sự kết dính khá tốt nhưng cường độ chịu lực lại được đánh giá thấp. Do vậy, ngày nay chúng không được sử dụng nữa hoặc nếu có thì sử dụng cho các công trình không đòi hỏi cao về cường độ chịu lực.
Hơn nữa kể từ khi xi măng xuất hiện thì xi măng dường như đã thay thế hoàn toàn các nguyên liệu truyền thống này. Ngoại trừ các công trình trùng tu cần phải sử dụng đúng nguyên liệu truyền thống thì các công trình hiện đại hầu hết đã chuyển sang sử dụng xi măng vừa tiện lợi lại vừa bền đẹp hoặc sử dụng một trong 2 nguyên liệu sẽ được nhắc đến trong phần 2 và phần 3 của bài viết dưới đây.
2. Keo dán gạch
Keo dán gạch là sản phẩm được sử dụng phổ biến tại các nước trên thế giới như Pháp, Brazil, Singapore, Thái Lan… Nhưng tại Việt Nam thì đây là sản phẩm khá mới mẻ và vẫn chưa được nhiều người tin dùng.
Được quảng cáo là sản phẩm có thể thay thế cho xi măng truyền thống với đặc điểm dễ sử dụng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và tạo ra độ bám dính cao… dường như keo dán gạch đã giải quyết được tất cả những vấn đề mà người dùng mong muốn.
Với keo dán gạch, gia chủ không còn phải đau đầu trong việc tính toán lượng xi măng cần để xây nhà hay tìm hiểu về cách trộn xi măng xây nhà, vì keo dán gạch đã được định lượng sẵn, chỉ cần trộn lại với nhau (đối với dạng bột) hoặc khuấy đều (đối với dạng nước) là có thể sử dụng.
Mặc dù có nhiều ưu điểm tuy nhiên cho đến nay keo dán gạch vẫn chưa được sử dụng phổ biến, lý do là:
- Người Việt đã quá quen với xi măng và quy trình sử dụng xi măng để xây nhà, quen đến mức khi chuẩn bị xây nhà thì xi măng sẽ là vật liệu đầu tiên họ chuẩn bị;
- Keo dán gạch có giá thành cao hơn nhiều so với xi măng, mặc dù được quảng cáo là tối ưu chi phí về lâu về dài nhưng thường thì người Việt chúng ta chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt.
Keo dán gạch là một trong những giải pháp mới trong xây dựng, nhưng để xây nhà không cần xi măng thì chỉ với keo dán gạch thôi là chưa đủ. Bởi vì keo dán gạch chỉ có thể lát nền và ốp tường chứ không thể thay thế hồ dầu để trở thành chất kết dính các viên gạch xây tường lại với nhau. Do đó, nếu chọn xây tường cho ngôi nhà bằng gạch thì xi măng vẫn là vật liệu không thể thiếu. Trừ khi tường nhà được làm bằng kính, gỗ hay các vật liệu khác mà phần 4, 5, 6 của bài viết sẽ đề cập đến.
3. Gạch xây không vữa
Đây là loại gạch được làm từ đất sét dẻo. Đất sét sau khi lấy lên sẽ được ngâm ủ trong khoảng một thời gian từ 4 - 5 tháng để đạt được độ chắc chắn nhất định. Khi đã ủ và phong hóa xong, đất sét sẽ được đóng thành các khuôn với hình dạng mong muốn. Sau đó đem đi nung ở nhiệt độ cao để tạo độ cứng và chịu lực cho gạch.
Có 2 loại gạch không cần vữa là gạch 150 và gạch 180 (tương ứng với chiều rộng của gạch). Cả 2 loại gạch đều có chiều dài từ 120 - 240mm và chiều cao 115mm. Hiện gạch đã và đang được đưa vào xây dựng và hướng đến mục tiêu sẽ thay thế cho gạch 220 truyền thống.
Đặc điểm nổi bật nhất của gạch không cần vữa đó là khi thi công, chỉ cần xếp chồng các viên gạch lên với nhau (liên kết với nhau bằng rãnh âm dương) và tạo thành một khối chắc chắn mà không cần dùng đến chất kết dính (xi măng) như gạch thông thường. Mặc dù vậy, gạch vẫn được đánh giá có độ bền cao, chống thấm tốt, cách nhiệt, chống ồn và đặc biệt là tiết kiệm chi phí (do thi công nhanh và không cần xi măng).
Tuy nhiên, nhược điểm của gạch chính là khó sửa chữa và cải tạo. Nếu muốn sửa chữa hoặc cải tạo thì phải tháo dỡ phức tạp và mất nhiều thời gian. Ngoài ra còn phải tìm được lô gạch có màu sắc tương đồng để thay thế.
Bên cạnh đó, sử dụng gạch không cần vữa sẽ gây khó khăn trong việc đi đường dây điện. Nếu như đi dây điện theo chiều ngang thì có thể luồn ống dây vào trong khe âm dương, nhưng nếu đi dây theo đường dọc thì khá phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao.
Gạch xây không cần vữa hiện nay được ứng dụng trong các công trình như: Nhà ở dân dụng, trường học quy mô nhỏ, nhà điều hành thuộc các dự án, thiết kế homestay, nhà kho hoặc tường bao lô đất.
4. Kim loại
Các loại kim loại như thép, nhôm, inox hội tụ đầy đủ các đặc tính để có thể sử dụng cho mái, trần, vách, cửa, tường… và tạo thành tổng thể một ngôi nhà hoàn chỉnh. Đặc biệt là thép, ngày nay được ứng dụng rộng rãi cho các nhà ở dân dụng cũng như công trình công cộng hay nhà xưởng giống như dạng nhà tiền chế.
Những kim loại được sử dụng để làm nhà ở là những vật liệu cao cấp, có độ bền cao, khó gỉ sét, màu sắc bắt mắt, có khả năng chống nóng và chống ồn cực tốt.
Dưới đây là hình ảnh của những căn nhà được làm bằng kim loại và không sử dụng xi măng hay gạch như thông thường:
5. Kính
Kính dùng để xây nhà phổ biến nhất là kính cường lực. Kính cường lực có ưu điểm nổi bật về khả năng chịu lực, cách âm, cách nhiệt và đặc biệt là đem lại sự thông thoáng cùng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Trong cuộc sống hiện đại, những ngôi nhà làm bằng kính xuất hiện giống như một xu hướng tất yếu giúp căn nhà rộng hơn, thoáng hơn và bớt đi sự nhàm chán và thô kệch của những bức tường. Đặc biệt đối với những căn nhà nhỏ như nhà ống nhỏ hẹp, nhà gác lửng nhỏ, nhà 2 tầng nhỏ… thì chất liệu kính giúp tiết kiệm và nới rộng không gian, đồng thời mang đến sự độc đáo cho căn nhà.
Dưới đây là hình ảnh của những căn nhà được làm bằng kính độc đáo nhất:
6. Gỗ
Nhà gỗ không phải là kiểu nhà mới mà nó đã xuất hiện từ lâu và quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên ngày nay nhà gỗ không còn là những căn nhà kiểu truyền thống, đơn giản mà đã được thay thế bằng những căn nhà gỗ theo phong cách hiện đại có sao chép kiến trúc của các nước phương Tây. Nhà gỗ ngày nay vừa đẹp vừa hiện đại nhưng đồng thời cũng vừa yên bình, nên thơ và mang đến sự ấm cúng, thoải mái nhất.
Nhà gỗ ngày nay không chỉ được dùng làm nhà ở dân dụng mà còn được ứng dụng trong các nhà kiểu homestay mang đến sự độc đáo và thu hút.
Nhà gỗ có độ bền cao, cách điện, cách nhiệt, gần gũi với thiên nhiên và đem đến sự khác biệt… vì vậy hiện nay rất được các gia chủ yêu thích và lựa chọn thay thế cho các ngôi nhà làm bằng gạch và xi măng truyền thống. Tuy nhiên, chi phí làm nhà gỗ khá cao nên không phải ai thích cũng có thể làm được. Ngoài ra, để làm nhà gỗ đòi hỏi gia chủ phải có một khoảng đất rộng rãi để tạo ra sự hài hòa trong thiết kế.
Dưới đây là một số mẫu nhà bằng gỗ đẹp mà bạn có thể tham khảo:
Tổng kết
Như vậy có thể thấy xi măng tuy quan trọng nhưng không phải là vật liệu không thể thiếu để xây nhà. Ngoài xi măng, gia chủ có thể chọn một (hoặc kết hợp) trong số các vật liệu nói trên để tạo nên các công trình xây dựng khác nhau. Tuy nhiên, xi măng dù không phải là vật liệu chính nhưng gia chủ vẫn nên chuẩn bị một ít để làm móng, làm cột, làm sân vườn hoặc ở những vị trí cần thiết khác. Dù sao đi nữa thì xi măng vẫn là phát minh tuyệt vời của con người đã mang đến một giải pháp về chất kết dính vững chắc cho công trình xây dựng.
Tóm lại, xây nhà không cần xi măng mang đến sự độc đáo, mới lạ và thu hút cho ngôi nhà. Bạn có thể thử ngay hôm nay để thấy sự khác biệt.
Để xây nhà không cần xi măng nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí bền - đẹp, liên hệ ngay với Công ty xây dựng Phúc An!
Liên hệ tư vấn: 0833.022.023
Nguồn: Trần Anh Group