Hướng dẫn thi công ván khuôn móng băng đầy đủ nhất

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Thi công ván khuôn móng băng là một việc làm đòi hỏi cao về tính kỹ thuật. Vậy bạn đã biết cách thi công như thế nào để đạt chuẩn hay chưa?

Ván khuôn chỉ là một bước trong quy trình thi công móng băng, nhưng lại nắm giữ vai trò quan trọng quyết định đến độ bền của công trình. Nếu nói nền móng là bước đầu hình thành công trình thì ván khuôn chính là yếu tố tiếp theo kiến tạo nên bộ khung tổng thể cho công trình. Một nền móng không thể nào vững chãi nếu không có sự “giúp đỡ” của ván khuôn. Ván khuôn càng tốt, càng chất lượng thì bê tông càng được ổn định và móng càng chất lượng.

Hãy tìm hiểu về ván khuôn, móng băng và quy trình thi công ván khuôn móng băng chuẩn nhất trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Tìm hiểu về ván khuôn móng băng

- Ván khuôn là gì?

Ván khuôn còn có tên gọi khác là cốt pha hoặc cốp pha. Đây là những khuôn mẫu tạm thời dùng để chứa và định hình bê tông đang ướt nhằm mục đích tạo hình cho bê tông. Sau khi bê tông đã khô cứng lại thì ván khuôn sẽ được tháo ra.

Là một thiết bị quan trọng trong xây dựng, ngoài nắm giữ vai trò tạo hình còn quyết định đến chất lượng của bê tông, vì vậy ván khuôn cần phải có các thuộc tính sau:

  • An toàn khi sử dụng
  • Trọng tải lớn, cứng cáp, bền vững
  • Độ chính xác cao
  • Kín khít
  • Dễ dàng tháo gỡ và lắp ráp, không bị biến dạng khi sử dụng
  • Thời gian sử dụng lâu dài, có thể tái sử dụng nhiều lần.

Ván khuôn móng băng 1

Hiện nay có rất nhiều loại ván khuôn khác nhau, phân theo chất liệu thì có:

  • Ván khuôn gỗ: gồm gỗ xẻ và gỗ dán. Gỗ xẻ dày từ 2,5 - 3cm, giá thấp, dễ chế tạo nhưng không thẳng, dễ nứt và cong vênh. Gỗ dán dày từ 1 - 2,5cm, mặt phẳng đều, đẹp, không làm mất nước, dễ tháo lắp, sử dụng được nhiều lần.
  • Ván khuôn thép: làm bằng tole chất lượng cao, dày từ 2 - 2,5cm, có độ bền và khả năng chịu lực tốt, có thể tái sử dụng nhiều lần, dễ dàng tháo gỡ, vận chuyển và di dời.
  • Ván khuôn nhựa: không thấm nước, bề mặt nhẵn nên có thể tạo ra lớp mịn cho bề mặt bê tông, kích thước lớn, dễ lắp đặt tuy nhiên vật liệu giòn, kém bền hơn các loại ván khuôn khác.
  • Ván khuôn bê tông: độ bền cao, thích hợp với các công trình yêu cầu cao về khả năng chống thấp, nhưng giá thành cao, chế tạo tốn nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn.
  • ...

- Móng băng là gì?

Móng băng là tên gọi của một loại móng nằm ở dưới cùng của công trình xây dựng, có công dụng đỡ toàn bộ kết cấu của công trình. Ngoài móng băng chúng ta có móng cọc và móng bè, so với 2 loại móng này thì móng băng được sử dụng phổ biến nhờ biện pháp thi công đơn giản.

Đặc điểm của móng băng:

  • Có kết cấu dài
  • Có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ nhật
  • Móng nông, xây trên hố đào trần
  • Độ lún đều
  • Phù hợp với chiều rộng nhỏ hơn 1,5m

Cấu tạo của móng băng bao gồm 3 lớp, gồm:

  • Lớp bê tông lót móng dày 100mm
  • Bản móng kích thước phổ biến là (900-1200)x250mm
  • Dầm móng kích thước phổ biến là 300x(500-700)mm

Lưu ý: Kích thước và độ dày chỉ mang tính chất tham khảo, kích thước và độ dày trên thực tế phụ thuộc vào vật liệu thép sử dụng và độ cứng của nền đất.

Ván khuôn móng băng 2

Hiện nay có rất nhiều loại móng băng khác nhau, nếu xét theo tính chất và độ cứng thì có: móng mềm, móng kết hợp và móng cứng. Còn xét theo cấu tạo thì có: móng 1 phương (chỉ dùng 1 phương duy nhất theo chiều ngang hoặc chiều rộng) và móng 2 phương (là những đường móng giao nhau như ô bàn cờ).

Ưu điểm của móng băng so với các loại móng khác là:

  • Giúp sự liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn
  • Làm giảm áp lực đáy móng
  • Giúp việc truyền tải trọng lượng của công trình xuống phía dưới đều hơn.

Nhược điểm của móng băng:

  • Chiều sâu nhỏ nên tính ổn định, chống lật, chống trượt kém
  • Lớp đất bề mặt có sức chịu tải kém làm ảnh hưởng chung đến sức chịu tải của nền móng.

Móng băng hiện nay được ứng dụng tại các công trình như: nhà ống biệt thự, nhà vườn biệt thự, nhà biệt thự 2 tầng, nhà phố, nhà ống 3 tầng, nhà vườn 3 tầng, các kiểu nhà có từ 3 tầng trở lên.

Còn nhà cấp 4, nhà ống cấp 4, nhà cấp 4 gác lửng hiện đại, nhà 1 tầngnhà 2 tầng hiện đại,... thì thường sử dụng móng cọc.

- Ván khuôn móng băng là gì?

Ván khuôn móng băng là loại khuôn mẫu dùng để định hình bê tông được dùng cho các công trình xây dựng sử dụng móng băng.

Nhìn chung, các loại ván khuôn hiện nay đều có thể áp dụng cho mọi loại móng, trong đó có móng băng. Tuy nhiên, đối với móng băng thì ván khuôn phải có các đặc điểm sau:

  • Đối với móng băng có tiết diện hình chữ nhật: Nếu chiều cao nhỏ hơn 200mm thì ván khuôn phải có chiều dày từ 40-50mm, được cố định thành móng bằng cọc đóng xuống nền đất; nếu chiều cao móng dưới 500mm thì ván khuôn được tăng cường bởi các nẹp, áp lực ngang của bê tông mới đổ, tác dụng lên thành ván khuôn, do các cây chống xiên và cọc chịu hoặc được truyền qua các thanh chống tựa trên thành hố móng.
  • Đối với móng băng có hình chữ nhật và giật cấp: nếu chiều cao nhỏ hơn 750mm thì ván khuôn được làm từ các tấm khuôn và gông kẹp (bằng gỗ hoặc kim loại), khi lắp đặt thì các tấm khuôn sẽ ở một phía của thành móng được cố định bằng các cọc được đóng xuống đất và cây chống xiên, còn các tấm khuôn của thành con lại sẽ được giữ bằng gông kẹp và thanh cữ chống tạm thời.

Cách thi công ván khuôn móng băng chuẩn nhất, đúng kỹ thuật

Móng băng có vai trò đỡ cột hoặc tường của nền nhà, đảm bảo an toàn cho công trình và giúp nhà trở nên vững chãi, chắc chắn, vì vậy cần phải được thi công đúng kỹ thuật. Nhất là những công trình được làm trên phần đất cứng hoặc khu vực có địa chất phức tạp, kém ổn định.

Bước 1: Chuẩn bị thi công

Bao gồm các công việc sau:

  • Giải phóng mặt bằng khu đất cần thi công
  • Nhân công có mặt đầy đủ
  • Chuẩn bị nguyên liệu, máy móc, thiết bị để thi công.

Ván khuôn móng băng 3

Bước 2: Tiến hành san lấp mặt bằng

Với các công việc cụ thể sau:

  • Định vị các trục công trình trên khu đất
  • Đào đất theo trục đã định (với kích thước đã được xác định)
  • Dọn sạch móng vừa đào, hút hết nước nếu có.

Bước 3: Tiến hành cốt thép

Yêu cầu khi thi công:

  • Bề mặt sạch, không dính bùn đất, không có vẩy sát và lớp gỉ
  • Thanh thép bị hẹp, giảm tiết diện không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính
  • Cốt thép phải được gia công kéo uốn, nắn thẳng
  • Thực hiện cắt, uốn thép bằng các phương pháp cơ học
  • Cắt, uốn cốt thép theo hình dạng, kích thước của thiết kế
  • Các mối hàn nối, buộc nối phải đảm bảo kỹ thuật (hàn nối >=10d, buộc nối >=30d)
  • Dùng túi nilon bảo vệ các đầu chờ, trước khi ghép ván khuôn phải buộc sẵn con kê bằng bê tông đúc sẵn.

Ván khuôn móng băng 4

Bước 4: Tiến hành thi công móng băng

Bằng các công việc sau:

  • Cắt thép và gia công thép
  • Đổ bê tông lót dày 10cm hoặc lớp lót gạch
  • Đặt các bản kê bên trên lớp bê tông lót
  • Đặt thép móng băng
  • Đặt thép dầm móng
  • Đặt thép chờ cột.

Bước 6: Thi công ván khuôn móng băng

Yêu cầu của ván khuôn trước khi thi công:

  • Phải vững chắc, có chiều dày đạt chuẩn để không bị biến dạng bởi trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công;
  • Phải kín để không làm chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông;
  • Phải đúng hình dạng, kích thước, cấu kiện;
  • Phải đảm bảo chất lượng, quy cách, mật độ của cây chông (được tính toán từ trước);
  • Chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo.

Các bước thi công ván khuôn móng băng như sau:

  • Sau khi đã lắp dựng cốt thép thì tiến hành thi công ván khuôn bằng cách:
  • Căng dây theo trục tim cột bằng 2 phương để làm chuẩn
  • Ghép ván khuôn vào đúng kích thước của từng móng
  • Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, tại đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường
  • Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ.

Ván khuôn móng băng 5

Bước 7: Đổ bê tông vào móng băng

Yêu cầu:

  • Đá, sỏi, cát làm bê tông phải đúng tiêu chuẩn và kích thước nếu không sẽ bị nổi bong bóng, làm rỗng thành phẩm
  • Xi măng làm bê tông phải đúng mac, mac phải cao từ các công ty sản xuất uy tín để đảm bảo chất lượng.

Bước 8: Nén bê tông

Tiến hành đầm dùi, đầm bàn để nén bê tông, giúp bề mặt chắc và không bị chảy.

Bước 9: Tháo ván khuôn

Thời gian tháo ván khuôn phụ thuộc vào tốc độ kết dính của bê tông. Khi bê tông bắt đầu kết dính thì áp lực của nó tác động lên ván khuôn sẽ giảm dần, cho đến khi không còn lực nào dính đến ván khuôn thì có thể tháo dỡ.

Ngoài ra, thời gian tháo ván khuôn còn phụ thuộc vào nhiệt độ. Vào mùa hè nhiệt độ cao hơn, bê tông đông cứng nhanh hơn nên thời gian tháo ván khuôn sẽ sớm hơn so với mùa đông.

Nhìn chung, khi bê tông đạt khoảng 25% cường độ thiết kế khoảng từ 3 - 4 ngày thì có thể lấy ván khuôn ra.

Lưu ý: Sau khi tháo xong cần chú ý không gây ứng suất đột ngột, chống va chạm mạnh làm ảnh hưởng đến kết cấu của bê tông.

Tổng kết

Ván khuôn móng băng có ý nghĩa quan trọng đối với độ bền của công trình, vì vậy ngoài việc lựa chọn chất liệu ván khuôn tốt, nguyên vật liệu làm bê tông chất lượng thì đòi hỏi thợ thi công phải có tay nghề cao. Hãy chọn nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm để có thể tính toán khối lượng ván khuôn móng, lựa chọn ván khuôn phù hợp và đảm bảo việc thi công móng băng đạt các tiêu chuẩn được đề ra trong xây dựng!

Phúc An Group thi công móng băng chuyên nghiệp, quy trình đạt chuẩn, đội ngũ thợ tay nghề cao.

Liên hệ tư vấn: 0833.022.023