Tổng hợp bản vẽ nhà phố (file CAD) - Download miễn phí

Đánh giá bài viết:   (1 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (1 lượt) icon icon

Bài viết tổng hợp các bản vẽ nhà phố (file CAD) đẹp nhất, phổ biến nhất hiện nay. Xem ngay để có thêm ý tưởng cho căn nhà sắp xây dựng của mình!

Bản vẽ nhà ở là bản vẽ thể hiện hình dáng, cấu tạo và mô hình của căn nhà, dùng để phục vụ cho việc thi công, lắp đặt các thiết bị cần thiết cũng như giám sát trong quá trình xây dựng. Với bản vẽ, các thiết kế được biểu diễn một cách trực quan và dễ hiểu nhất giúp tránh sai sót trong xây dựng, đồng thời lập kế hoạch dự trù kinh phí hiệu quả và là công cụ “giao tiếp” giữa các bộ phận có liên quan đến công trình.

Tìm hiểu về nhà phố

Bạn có ý định xây nhà phố, vậy bạn đã hiểu về loại nhà này hay chưa? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết được nhà phố là gì, đặc điểm và ưu - nhược điểm của loại nhà này.

- Khái niệm

Nhà phố

Nhà phố là loại nhà nằm ở mặt tiền, thường có chiều rộng hẹp hơn chiều dài. Ngoài tên gọi nhà phố thì kiểu nhà này còn được gọi là nhà ống. Tuy nhiên, nhà ống thì có thể nằm ở bất cứ vị trí nào, trong khi nhà phố thường được xây dựng ở vị trí mặt tiền đắc địa.

Nhà phố là kiểu nhà rất được yêu thích hiện nay. Đặc biệt, kiểu nhà này không chỉ phù hợp để sinh sống mà còn rất thuận lợi khi kết hợp với kinh doanh, buôn bán.

Tham khảo thêm:

- Các loại hình nhà phố

Có 4 loại nhà phố:

  • Nhà phố liền kề: Là kiểu nhà phố có kiến trúc xây dựng, thiết kế giống nhau, được xây dựng liền kề nhau. Các dãy nhà phố này thường đi kèm cùng tổ hợp các tiện ích khác như trung tâm thương mại, khu mua sắm, khu vui chơi,... giống như một thành phố thu nhỏ hiện đại và tiện nghi.
  • Nhà phố thương mại: Là kiểu nhà phố kết hợp giữa cửa hàng kinh doanh, buôn bán với nhà ở. Đối với nhà phố thương mại thì thường được xây dựng từ 2 tầng trở lên và thường chọn vị trí thuận lợi giao thông, dân cư đông đúc để thuận tiện kinh doanh.
  • Nhà phố xanh: Hưởng ứng xu hướng bất động sản xanh thì nhà phố xanh cũng ra đời. Nhà phố xanh là loại hình nhà phố được thiết kế thân thiện với môi trường bằng việc ưu tiên diện tích cho cây xanh, sử dụng vật liệu gần gũi với thiên nhiên, xây dựng ở nơi có bầu không khí trong lành. Nhà phố xanh rất được ưa chuộng hiện nay, nhất là sau khi dịch bệnh Covid-19 lộng hành.
  • Nhà phố sân vườn: Là kiểu nhà phố có thiết kế sân vườn (ở tầng trệt hoặc tầng thượng), ưu tiên cảnh quan xung quanh và bầu không khí trong lành để cải thiện chất lượng cuộc sống.

- Ưu - nhược điểm

Ưu điểm Nhược điểm
  • Thuận lợi cho kinh doanh
  • Giao thông thuận lợi, đi lại dễ dàng
  • Không gian sống thoải mái, hiện đại
  • Dễ dàng kinh doanh, cho thuê, bán lại
  • “Sống chung” với tiếng ồn
  • Chiều ngang nhỏ
  • Không gian bí bách hơn so với biệt thự, nhà vườn khác.

Tìm hiểu về file CAD

Hiện nay, để thiết kế bản vẽ người sử dụng các phần mềm thiết kế sau đây: Autodesk Revit, SketchUp, Sweet Home 3D, Super Home Suite, Home Design 3D, AutoCAD, Home Styler, Rhino,... Trong đó, CAD là ứng dụng được sử dụng phổ biến và yêu thích nhất.

Tìm kiếm bản vẽ nhà phố file CAD, vậy bạn đã hiểu về loại file này chưa?

- Khái niệm

CAD là từ viết tắt của Computer Aided Design, là một ứng dụng được phát triển bởi Autodesk, cho phép thiết kế và soạn thảo bằng sự hỗ trợ của máy tính. Các phần mềm CAD sẽ tạo ra các thiết kế 2D (gọi là bản vẽ) hoặc 3D (gọi là mô hình, bộ phận) cho mô hình và kiến trúc, và file CAD sẽ lưu giữ thông tin cho hình ảnh này.

Nhờ sự phổ biến và linh hoạt, CAD ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: điện, điện tử, cơ khí, các phần mềm ứng dụng khác và đặc biệt là kiến trúc, xây dựng.. Những đối tượng thường xuyên sử dụng CAD là: kiến trúc sư, quản lý dự án, họa sĩ hoạt hình và kỹ sư.

- Ưu - nhược điểm

Ưu điểm Nhược điểm
  • Giảm thời gian thiết kế
  • Chất lượng thiết kế cao
  • Bản thiết kế rõ ràng, dễ đọc
  • Góc nhìn đa dạng, trực quan
  • Dễ dàng bóc tách và hợp nhất các chi tiết
  • Phát hiện lỗi nhanh và chỉnh sửa dễ dàng trên bản vẽ
  • Có thể lưu trữ và tái sử dụng
  • Độ chính xác cao
  • Chi phí thiết kế cao hơn
  • Chi phí duy trì và nâng cấp lớn
  • Mất thời gian để chuyển bản vẽ từ tay sang CAD

- Các phần mềm/ công cụ CAD

  • MicroStation
  • AutoCAD
  • CorelCAD
  • IronCAD
  • CADTalk
  • SolidWorks
  • Onshape
  • Catia
  • LibreCAD
  • OpenSCAD
  • Vectorworks
  • Solid Edge
  • Altium Designer

Bộ sưu tập các bản vẽ CAD nhà phố phổ biến nhất

Lưu ý: Để hiểu được nội dung của các bản vẽ thì bạn phải biết các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà trước.

Dưới đây là các bản vẽ CAD nhà phố mà bài viết tổng hợp lại từ nhiều website xây dựng khác nhau:

bản vẽ nhà phố 1

bản vẽ nhà phố 2

bản vẽ nhà phố 3

bản vẽ nhà phố 4

bản vẽ nhà phố 5

bản vẽ nhà phố 6

bản vẽ nhà phố 7

bản vẽ nhà phố 8

bản vẽ nhà phố 9

bản vẽ nhà phố 10

bản vẽ nhà phố 11

bản vẽ nhà phố 12

bản vẽ nhà phố 13

bản vẽ nhà phố 14

(Bạn có thể download bản vẽ CAD nhà phố nói trên về máy hoàn toàn miễn phí để tiện cho việc tham khảo).

Tham khảo thêm nhiều mẫu bản vẽ nhà phố đặc sắc khác và tư vấn phương án thiết kế - thi công nhà ở với chi phí tốt nhất!

Liên hệ tư vấn: 0833.022.023

Có nên “sao chép” bản vẽ nhà phố có sẵn?

Để tiết kiệm chi phí thiết kế bản vẽ, nhiều người hiện nay lựa chọn sử dụng các bản vẽ nhà phố có sẵn và “sao chép” một cách y nguyên. Điều này là không nên bởi vì mỗi bản thiết kế sẽ phù hợp với một loại địa hình, nhu cầu sử dụng và mặt bằng xây dựng khác nhau.

Cụ thể, nếu sử dụng lại bản thiết kế có sẵn thì sẽ gặp phải một số vấn đề sau:

  • Địa hình khu đất không phù hợp với bản thiết kế: Trước khi tiến hành thiết kế bản vẽ, các kiến trúc sư sẽ phải trải qua giai đoạn khảo sát thực địa để biết được với địa hình như vậy thì loại móng nào phù hợp, xây dựng ra sao là tốt nhất,... Nếu khu đất bạn định xây nhà có độ dày, cứng nhưng bản vẽ sử dụng lại làm nền móng tốt thì rất phí phạm. Hoặc nếu khu đất nhà bạn là ao hồ, đầm lấy, nhưng bản vẽ lại là nền móng đơn giản thì rất dễ xảy ra trường hợp đổ sập, nghiêng, lún trong nay mai.
  • Hướng nhà không phù hợp: Một bản vẽ được tạo thành sẽ dựa trên nhiều yếu tố thực tiễn khác nhau, trong đó có yếu tố phương hướng và điều kiện thời tiết. Trừ khi bạn chắc chắn rằng ngôi nhà bạn định xây cũng có phương hướng và điều kiện thời tiết giống như ngôi nhà trong bản vẽ thì hãy “sao chép”. Bằng không, sự không phù hợp sẽ khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều rắc rối. Ví dụ như bản thiết kế là mẫu nhà phố ở ngoại ô, nơi có thời tiết thoáng đáng, không khí trong lành nên kiến trúc sư thiết kế nhiều cửa sổ. Nhưng ngôi nhà của bạn lại nằm ở thành phố chật chội, đông đúc thì việc có quá nhiều cửa sổ sẽ gây lãng phí, tốn kém, lại ảnh hưởng đến những ngôi nhà xung quanh.
  • Không phù hợp với môi trường sống: Môi trường sống của mỗi một bản vẽ là khác nhau. Nếu bạn áp dụng bản vẽ vào sai môi trường sống thì không chỉ gây tốn kém và còn bất tiện cho cuộc sống. Ví dụ ngôi nhà trong bản vẽ được xây dựng ở một nơi xa trung tâm, xung quanh khá bình yên và vắng lặng, vì vậy gia chủ chỉ sử dụng các vật liệu xây dựng thông thường. Nhưng nếu căn nhà của bạn được xây dựng ở nơi gần quốc lộ, xung quanh là tiếng ồn lớn thì sẽ không phù hợp với bản thiết kế trên. Bởi vì ngôi nhà của bạn cần sử dụng vật liệu chống ồn, nhưng bản thiết kế trên thì không.
  • Không phù hợp với phong thủy của mỗi người: Một bản vẽ được hoàn thành còn dựa trên yếu tố phong thủy phù hợp. Không chỉ là yếu tố phong thủy nhà đất cơ bản mà các kiến trúc sư còn thiết kế dựa trên sự phù hợp với vận mệnh của gia chủ. Trong khi đó mỗi người một vận mệnh khác nhau, không ai giống ai. Vậy thì áp dụng bản vẽ của người khác khó có thể phù hợp với bản mệnh của chính mình và những người thân trong gia đình. Nhà đất không hợp về phong thủy thì khó mà sinh sống. Nhẹ thì gây xáo trộn cuộc sống, nặng thì ảnh hưởng đến tiền tài, sức khỏe và hạnh phúc của gia đình.
  • Không phù hợp về tài chính: Tùy vào khả năng tài chính của mỗi gia đình mà kiến trúc sư sẽ thiết kế những căn nhà với mức chi phí khác nhau. Nếu bản thiết kế bạn lựa chọn “sao chép” không phù hợp với khả năng tài chính của mình thì việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn. Hoặc là phát sinh chi phí không kiểm soát, hoặc là sử dụng vật liệu không phù hợp với mong muốn của mình.
  • Không phù hợp với nhu cầu sử dụng: Mỗi gia đình sẽ có số lượng thành viên khác nhau, nhu cầu sử dụng và sinh hoạt trong gia đình cũng không giống nhau. Hoặc số lượng thành viên trong gia đình có thể giống nhau nhưng nhu cầu sử dụng lại khác nhau. Hoặc nhu cầu sử dụng điện - nước của mỗi gia đình một khác, nếu sử dụng bản thiết kế “mượn” thì có thể không đáp ứng được nhu cầu điện - nước cho gia đình. Sự không phù hợp có thể gây lãng phí hoặc hao tốn, dù thế nào cũng không mang lại sự hoàn hảo cho cuộc sống.

Suy ra, đối với các bản vẽ nhà phố thì chỉ nên dừng lại ở mức tham khảo trong quá trình tìm kiếm ý tưởng. Để có bản vẽ phù hợp với khu đất và nhu cầu của bản thân, bạn cần thuê kiến trúc sư thực hiện công việc này. Mặc dù sẽ tốn một khoản chi phí không nhỏ, nhưng đổi lại bạn sẽ có một căn nhà thực sự phù hợp (với nhu cầu, với địa hình, với tài chính, với phong thủy,...) để từ đó mang đến hiệu quả sử dụng cao nhất.

Hy vọng với bài tổng hợp bản vẽ nhà phố (file CAD) nói trên đã giúp bạn tìm được ý tưởng để thiết kế cho ngôi nhà của mình. Chúc bạn sớm có được căn nhà như ý và phù hợp.

Xem thêm: