Kiến trúc bền vững: Khái niệm, xu hướng & công trình nổi bật

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Xu hướng kiến trúc bền vững đang được xem là phần tất yếu của xây dựng hiện đại. Vậy, bạn đã biết gì về kiến trúc này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kinh tế càng phát triển, con người càng cần đến những công trình kiến trúc hài hòa thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường. Những kiến trúc hướng đến tính bền vững sẽ chọn các vật liệu hữu cơ hay nguồn năng lượng tái tạo thay thế. Việt Nam tuy là đất nước nhỏ bé nhưng ngày càng có nhiều công trình được xây dựng dựa trên lối kiến trúc bền vững, chú trọng thiên nhiên. Trần Anh Group sẽ cùng bạn làm rõ về thuật ngữ kiến trúc bền vững cũng như giới thiệu đến bạn top những công trình nổi bật, đáng chiêm ngưỡng nhất hiện nay.

Kiến trúc bền vững là gì?

Kiến trúc bền vững là khái niệm mới mẻ với nhiều người tuy nhiên lại không hề lạ lẫm trong lĩnh vực kiến trúc. Phong cách thiết kế này đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và có những đặc trưng riêng biệt. Đây được xem là xu hướng thiết kế kiến trúc hiện đại, có quan điểm, định hướng cũng như cách thực hiện rõ ràng.

Kiến trúc bền vững-1

Đúng như tên gọi, kiến trúc bền vững hướng đến thiết kế thân thiện thiên nhiên, có khả năng tái sử dụng. Điều này giúp làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống hiệu quả. Kiến trúc bền vững khá giống với bất động sản xanh - xu hướng mới trong thiết kế và xây dựng.

Trong thuật ngữ tiếng Anh, kiến trúc bền vững có tên gọi là Architecture Sustainable.

Đặc điểm của kiến trúc bền vững

Một công trình được gọi là kiến trúc bền vững sẽ có các đặc điểm sau đây:

  1. Kết cấu, vật liệu: Một công trình được xây dựng cần đảm bảo yếu tố về độ bền vững của kết cấu, vật liệu cho đến kỹ thuật. Độ bền qua thời gian cũng điều cần được quan tâm trong kiến trúc bền vững. Những vật liệu mới mẻ sẽ đảm bảo cho công trình có có sự bền chắc trong kết cấu cũng như tiêu chuẩn về độ bền.
  2. Quy hoạch cảnh quan, môi trường: Các công trình kiến trúc bền vững nếu được quy hoạch đúng sẽ góp phần tạo nên giá trị theo thời gian. Cảnh quan môi trường cũng sẽ giúp tôn vinh cho công trình kiến trúc và môi trường tự nhiên xung quanh.
  3. Tính thẩm mỹ: Kiến trúc bền vững cần đảm bảo giá trị thẩm mỹ trường tồn theo thời gian.
  4. Có tính văn hóa: Mặc dù được xây dựng từ rất lâu nhưng nhiều công trình kiến trúc bền vững vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa, ghi dấu ấn cho văn hóa thời đại đó.

Lợi ích kiến trúc bền vững mang lại

Không phải ngẫu nhiên, phong cách kiến trúc bền vững lại được ưa chuộng và ngày một phổ biến trên toàn thế giới. Lối kiến trúc này đã đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với kinh tế, xã hội, môi trường.

Lợi ích về kinh tế

Nhờ việc chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiến trúc bền vững hướng đến tiết kiệm nguồn năng lượng tự nhiên, sử dụng có hiệu quả nhất nên đã giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ cũng như các chi phí phát sinh. Như vậy, lợi ích mà lối kiến trúc này đem lại đó là tối ưu hóa hiệu suất vòng đời kinh tế.

Kiến trúc bền vững-2

Lợi ích về xã hội

Không chỉ mang đến những công trình đầy đủ tiện nghi, kiến trúc bền vững còn tạo nên không gian sống vô cùng lý tưởng, hòa hợp thiên nhiên, cây cối - điều mà cuộc sống hiện đại đang dần một mất đi. Chưa hết, kiến trúc bền vững còn đảm bảo tính thẩm mỹ phù hợp văn hóa, phong tục của từng địa phương, kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc và bảo tồn di sản.

Lợi ích môi trường

Đây chính là lợi ích lớn nhất mà kiến trúc bền vững mang lại. Nhờ tận dụng vào nguồn năng lượng thiên nhiên như nắng, gió cùng hệ thực vật, cảnh quan mà các công trình theo phong cách thiết kế này sẽ góp phần vào việc:

  • Giảm thải, chống ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống
  • Khai thác hợp lý nguồn đất, hệ sinh thái
  • Giảm tác động hiệu ứng nhà kính

Xu hướng thiết kế kiến trúc bền vững phổ biến

Dưới đây là một vài xu hướng thiết kế theo lối kiến trúc bền vững đang được áp dụng cho nhiều hạng mục công trình.

Vật liệu thân thiện môi trường

Phải kể đến đó là những vật liệu thân thiện môi trường như bê tông nhẹ, xi măng sợi, gỗ khai hoang, gỗ tái chế, kim loại tái chế. Đây đều là sự lựa chọn tuyệt vời cho các công trình để giảm chất thải bãi rác mà vẫn đảm bảo kết cấu bền vững theo thời gian.

Thiết kế sân thượng trên mái nhà

Một khu vực ngoài trời phục vụ cho mục đích thư giãn như BBQ, trồng cây ngay tại nhà đang là điều nhiều người mong muốn. Xu hướng kiến trúc bền vững này ngày càng phổ biến hơn khi mà mật độ cây xanh tại các thành phố ngày một ít.

Kiến trúc bền vững-3

Chúng ta có thể tự tạo nên không gian thoáng đãng, ngập tràn cây xanh tại sân thượng của nhà mình.

Công viên trong nhà

Tạo công viên bên trong tòa nhà là điều hoàn toàn có thể với phong cách thiết kế bền vững. Việc tạo nên hệ sinh thái trong nhà sẽ giúp điều hòa không khí, tận hưởng cảm giác hòa mình với thiên nhiên, tách biệt cuộc sống ồn ào, đầy ô nhiễm bên ngoài. Ngày nay, nhiều tòa nhà văn phòng chọn lối thiết kế này để tạo năng lượng tích cực cho nhân viên, từ đó giúp hiệu suất làm việc đảm bảo.

Những công trình nổi bật với kiến trúc bền vững

Hãy cùng chiêm ngưỡng top những công trình nổi bật trên thế giới được xây dựng với phong cách kiến trúc bền vững.

Toronto Tree Tower

Toronto Tree Tower là khu dân cư được xây bằng gỗ với điểm nhấn là những bức tường so le, cây cối sum sê từ những ban công. Theo chia sẻ của ông Chris Precht (Kiến trúc sư xây dựng công trình này), những tòa nhà được xây dựng bằng vật liệu sinh thái là những gì mà con người cần hướng đến trong tương lai.

Kiến trúc bền vững-4

Corallo House

Là dự án của PAZ Arquitectura với diện tích gần 747m2, Corallo House được làm từ vật liệu tái chế, bê tông chống nóng cùng với nhiều cây cối bao quanh. Kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà này mong muốn cây xanh hiện hữu trong tất cả khu vực sẽ giúp chủ nhân có được sự thư thái, thoải mái nhất.

Kiến trúc bền vững-5

PARKROYAL Collection Pickering

Công trình kiến trúc bền vững này lấy cảm hứng từ ruộng bậc thang và khu vườn trên cao. Ấn tượng đầu tiên khi chiêm ngưỡng tòa nhà này đó là cây xanh mọc khắp nơi từ ban công đến phòng khách. Chưa hết, kiến trúc sư còn kết hợp thêm khe nước, thác nước và mòng biển vào thiết kế cho công trình. Đặc biệt, những tính năng tự duy trì, tận dụng ngay lượng mưa dồi dào của Singapore để tưới mát cho cây trồng cũng là điểm đột phá, mang đậm phong cách kiến trúc bền vững.

kiến trúc bền vững-6

Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam cũng ngày càng có nhiều công trình được xây dựng dựa trên phong cách kiến trúc bền vững. Đây là dấu hiệu cho thấy sự bắt nhịp kịp thời với xu hướng thiết kế hiện đại của nền kiến trúc Việt Nam.

Trên đây là những thông tin xoay quanh phong cách thiết kế kiến trúc bền vững. Hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu hơn khái niệm kiến trúc bền vững và những đặc điểm, lợi ích mà nó mang lại. Đừng quên truy cập website tapdoantrananh.com.vn để biết thêm nhiều lối kiến trúc độc đáo khác nhé!

Xem thêm: