Tìm hiểu về cửa thoát hiểm: #5 điều nên biết
Cửa thoát hiểm là loại cửa phổ biến tại các tòa nhà, chung cư. Hiểu về cửa giúp bạn biết cách bảo vệ bản thân tốt nhất khi xảy ra hỏa hoạn.
Nếu cửa chính, cửa sổ, cửa hậu, cửa thông gió,... là những loại cửa quen thuộc thì cửa thoát hiểm là cái tên có thể gây khó hiểu đối với nhiều người. Mặc dù xuất hiện phổ biến trong các công trình xây dựng nhưng không phải ai cũng sử dụng và hiểu tường tận về nó. Bài viết dưới đây là toàn bộ thông tin về loại cửa này giúp bạn biết được: Cửa thoát hiểm là gì? Có công dụng gì? Cách sử dụng như thế nào?...
Xem thêm:
Cửa thoát hiểm là gì?
Cửa thoát hiểm là một loại cửa chuyên dụng, giống như tên gọi của nó là để thoát hiểm trong những trường hợp khẩn cấp. Cửa thường được lắp đặt ở các khu vực thang bộ của công trình xây dựng. Thông thường, cửa sẽ luôn trong tình trạng đóng và chỉ sử dụng khi xảy ra sự cố như hỏa hoạn, cháy nổ hoặc dùng để kiểm tra hoạt động phòng cháy, vận hành của công trình.
Vai trò của cửa thoát hiểm
Cửa thoát hiểm chỉ có 1 công dụng duy nhất, đó chính là để thoát hiểm. Khi công trình xảy ra các sự cố như hỏa hoạn, cháy nổ mà việc đi cầu thang hay thang máy sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng con người thì cửa thoát hiểm chính là lối đi đảm bảo sự an toàn.
Cửa được làm từ thép mã điện không gỉ, có độ cứng cao, có khả năng chống cháy, cách âm,... vì vậy có khả năng bảo vệ tính mạng và tài sản một cách tốt nhất.
Các loại cửa thoát hiểm
Theo kết cấu, có:
- Cửa thoát hiểm đơn: Là loại cửa chỉ có 1 cánh, thường sử dụng cho các công trình có diện tích nhỏ và vừa, chiều ngang hẹp.
- Cửa thoát hiểm 2 cánh: Thiết kế cửa đôi với diện tích rộng, sức chứa lớn hơn cho phép nhiều người cùng di chuyển một lúc. Cửa được sơn màu nổi bật để dễ nhận biết, có khả năng chống cháy và cách âm.
Theo tính năng, có:
- Cửa thoát hiểm thông thường: Là cửa được mở ở vị trí thẳng ra sân hoặc khu vực trống tại tầng 1 tòa nhà hoặc nhà máy, xí nghiệp,... Cửa không có khả năng chống cháy.
- Cửa thoát hiểm chống cháy: Là cửa được lắp đặt rại các tầng tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại, bệnh viện,... Cửa có chức năng chống cháy.
Theo chất liệu, có:
- Cửa thép vân gỗ thoát hiểm: độ dày 0,8 - 1,4mm, được làm từ thép mạ điện, có khả năng ngăn lửa, cách âm, chịu được lực lớn. Loại cửa này có tính thẩm mỹ cao vì được phủ lớp vân gỗ bên ngoài.
- Cửa thép thoát hiểm: Chịu nhiệt từ 60 - 120 phút, độ bền chắc, không cong vênh, đảm bảo tiêu chuẩn về cửa chống cháy. Mẫu mã không được đẹp giống như cửa thép vân gỗ.
- Cửa inox thoát hiểm: Khả năng chống cháy lên đến 180 phút, không cong vênh, thích hợp với mọi điều kiện thời tiết. Loại cửa này có giá thành đắt nên ít được sử dụng.
Cách mở và sử dụng cửa thoát hiểm
Để biết cách sử dụng cửa thoát hiểm thì trước hết chúng ta cần biết cấu tạo của loại cửa này. Cụ thể như sau: 2 mặt cánh của cửa được làm từ thép mạ điện với độ dày từ 0,8 - 1mm; ở giữa là giấy tổ ong/thạch cao/bông thủy tinh/magie oxit,...; khung cửa được làm bằng thép mạ điện dày 1,2 - 1,4mm; bề mặt cánh và khung được sơn tĩnh điện 1 màu (màu trắng/màu ghi/màu đỏ,...); thanh đẩy panic (thanh thoát hiểm) dùng để mở cửa mà không cần chìa khóa; tay co thủy lực giúp cửa luôn luôn đóng lại; gioăng cao su; bản lề cửa.
Cách sử dụng cửa thoát hiểm: Khi có sự cố cháy nổ, hỏa hoạn xảy ra, mọi người di chuyển đến cửa thoát hiểm. Chỉ cần dùng tay, vai, hông,... đụng vào thanh thoát hiểm thì cửa sẽ tự động mở, và sau đó sẽ tự động đóng lại. Cửa chỉ cho đi 1 chiều, nghĩa là nếu đã vào rồi thì không thể quay trở lại, mục đích là để người sử dụng tránh sự va chạm khi thoát hiểm, đồng thời chống lại kẻ trộm lợi dụng đường thoát hiểm để đi lên các tầng.
Quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC
- Vị trí cửa thoát hiểm phải được đặt ở vị trí dễ tiếp cận, được kiểm soát bên trong tòa nhà và được đặt ở vị trí cố định.
- Hướng mở cửa thoát hiểm chỉ được mở 1 chiều.
- Cửa thoát hiểm phải sử dụng bản lề, không được sử dụng cửa trượt, cửa xếp hay cửa mở quay.
- Cửa thoát hiểm không được khóa, cần đảm bảo mở được dễ dàng, mọi lúc mọi nơi.
- Cần treo biển báo trước cửa để mọi người có thể nhận biết.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì cửa để đảm bảo chất lượng.
- Chiều cao cửa không được thấp hơn 1,9m, chiều rộng phải đạt kích thước tiêu chuẩn theo từng vị trí.
- Đối với cửa thoát hiểm chống cháy thì phải có chức năng 2 trong 1: vừa chống cháy vừa giúp mọi người thoát hiểm một cách an toàn, nhanh chóng.
Ngày nay, không chỉ các tòa nhà chung cư, nhà máy, xí nghiệp mới cần lắp đặt cửa thoát hiểm mà loại cửa này dần xuất hiện phổ biến trong các công trình nhà ở dân dụng. Việc hiểu về cửa thoát hiểm sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bảo vệ bản thân mình trước những sự cố không mong muốn xảy ra.
Nếu bạn cần thi công cửa thoát hiểm đúng tiêu chuẩn, hãy liên hệ với kỹ sư Quang Vũ - thuộc đơn vị tư vấn, xây dựng công trình uy tín, chuyên nghiệp số 1 hiện nay.
Liên hệ tư vấn: 0833.022.023