Nguyên tắc & cách bố trí thép dầm theo tiêu chuẩn
Bố trí thép dầm cần tuân thủ nguyên tắc và cách bố trí theo tiêu chuẩn. Bài viết dưới đây là đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề này.
Tổng quan về dầm
Dầm là cấu kiện cơ bản trong kết cấu xây dựng, thường được đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng. Vai trò của dầm là để chịu tải trọng và đỡ được các bộ phận ở phía trên, do vậy dầm có khả năng chịu uốn và chịu nén tốt (chịu uốn tốt hơn chịu nén).
Kích thước của dầm có sự khác nhau giữa các kiểu nhà. Đối với nhà 2 tầng (ví dụ nhà 2 tầng 1 tum, nhà 2 tầng hiện đại, nhà phố 2 tầng,...) chiều cao dầm nhà khoảng 30cm. Đối với nhà 3 tầng (ví dụ nhà ống 3 tầng, nhà vườn 3 tầng, nhà 3 tầng có gác lửng,...) chiều cao dầm khoảng 35cm. Đối với nhà 4 hoặc 5 tầng, chiều cao dầm khoảng 35 - 40cm.
Dầm được chia thành 2 loại, là dầm thép (thép dầm) và dầm bê tông cốt thép. Dầm thép là loại dầm được chế tạo hoàn toàn từ thép; liên kết với các cấu kiện khác bằng bu lông hoặc mối hàn; thường được sử dụng rộng rãi trong nhà tiền chế, nhà xưởng, kho bãi,... Dầm bê tông cốt thép là dầm được tạ thành từ cát, đá, xi măng, nước và cốt thép; có hình vuông hoặc hình chữ nhật; có tác dụng chống lại lực uốn, lực cắt hoặc xoắn thanh dầm.
Ngoài ra, dầm còn được phân loại thành dầm chính và dầm phụ. Dầm chính là cấu kiện truyền lực của sàn lên cột, đi qua cột và vách. Còn dầm phụ là cấu kiện chịu uốn, xoắn và không đi qua cột. Thông thường, dầm phụ nằm trên dầm chính. Nếu khoảng cách từ cột này đến cột kia là 1 nhịp thì thanh nằm ngang chắn giữa nhịp chính là dầm chính.
Nguyên tắc bố trí thép dầm
Khi bố trí, thép dầm được chia thành 2 loại là thép dầm ngang và thép dầm dọc dựa vào tiết diện. Nguyên tắc bố trí của 2 loại dầm này cũng có sự khác nhau.
Nguyên tắc bố trí thép dầm ngang
- Chọn đường kính cốt thép:
- Dao động trong khoảng 12 - 25mm, hoặc tùy chỉnh đến 32mm, miễn là đường kính không được lớn hơn 1/10 bề rộng của dầm.
- Không được thi công vượt quá 3 đường kính cốt thép chịu lực đồng thời trên mỗi dầm.
- Đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các đường kính là 2mm.
- Lớp bảo vệ cho cốt thép:
- Đối với cốt thép chịu lực mà bản và tường có chiều dày 100mm trở xuống thì Co bằng 10mm, nếu lớn hơn 100mm thì Co bằng 15mm. Nếu sườn và dầm cao dưới 250mm thì Co bằng 15mm, hoặc nếu cao hơn 250mm thì Co bằng 20mm.
- Đối với cốt thép chịu mà bản và tường có chiều dày từ 100mm trở xuống thì Co bằng 10mm. Nếu dầm và sườn cao trên 250mm thì Co bằng 20mm.
- Đối với cốt thép cấu tạo, cốt thép đai thì nếu kích thước bản và tường dày trê 250mm thì Co bằng 15mm, hoặc dưới 250mm thì Co bằng 10mm.
- Khoảng hở của cốt theo dầm:
- Kích thước hở giữa 2 mép của cốt thép không được nhỏ hơn đường kính cốt thép, đồng thời lớn hơn trị số to.
- Khi đặt cốct thép phải đặt thành 2 hàng, hàng trên to khoảng 50mm.
- Mỗi vùng đặt cốt thép thì nên bố trí thành nhiều hàng, không được đặt ở hàng ở trên hay vị trí khe hở của hàng dưới.
- Nếu không được đặt quá nhiều cốt thép thì nên bố trí theo cặp, nhưng không được đặt ở khe hở các cốt và khoảng cách tối thiểu là 1,5 Ø.
- Điểm giao nhau của cốt thép dầm: Cốt thép phía trên dầm chính phải đặt vào khoảng trống giữa 2 hàng.
Xem thêm:
Nguyên tắc bố trí thép dầm dọc
- Tại vị trí vùng momen âm, cốt thép dọc chịu kéo As đặt ở phía trên; ngược lại, trong vùng momen dương thì cốt thép dọc kéo As đặt ở phía dưới. Đối với vùng được tính toán và lựa chọn thì đặt cốt thép ở tiết diện có momen lớn nhất.
- Để tiết kiệm diện tích, đồng thời giảm số lượng thanh thép thì nên cắt đi một số thanh sắt hoặc uốn chuyển vùng. Tuy nhiên cần đảm bảo số lượng thép còn lại có khả năng chịu lực theo momen uốn tại những vị trí thẳng góc hoặc nơi có độ nghiêng.
- Đảm bảo sự chắc chắn ở đầu mỗi thanh phần cốt thép có khả năng chịu lực.
Hướng dẫn cách bố trí thép dầm theo tiêu chuẩn
Có nhiều phương án bố trí thép dầm khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bố trí thép dầm nhịp 5m, 6m và 7m.
Cách bố trí thép dầm nhịp 5m
Cách bố trí thép dầm nhịp 6m
Cách bố trí thép dầm nhịp 7m
Cách bố trí thép dầm nhịp 7m sẽ tương tự như cách bố trí thép dầm nhịp 5m. Tuy nhiên, giới xây dựng khuyên rằng nếu không phải là người có kinh nghiệm thì không nên tự ý thực hiện công việc này. Thay vào đó, hãy tìm đến các chuyên gia để được hướng dẫn và đưa ra các phương án bố trí hợp lý nhất.
Nói chung, bố trí thép dầm không phải là công việc đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Để đảm bảo thực hiện đúng, đồng thời đảm bảo sự an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình thì việc bố trí này nên để người có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện.
Cần thi công xây dựng công trình hoặc cần tư vấn kiến thức về xây dựng, gọi ngay Hotline để được kỹ sư Quang Vũ hỗ trợ chi tiết nhất!
Liên hệ tư vấn: 0833.022.023