Hướng dẫn cách xem bản đồ quy hoạch chính xác nhất
Quan tâm đến vấn đề quy hoạch thế nhưng không phải ai cũng biết cách xem bản đồ quy hoạch chính xác.
Quy hoạch sử dụng đất ở bất kỳ địa phương nào cũng có, tùy thuộc vào kế hoạch sử dụng mà diện tích và vị trí sẽ thay đổi theo từng năm hoặc từng giai đoạn. Nhiều trường hợp đất ở, đất nông nghiệp hay đất rừng đang được người dân sử dụng được quy hoạch cho những dự án của địa phương. Không ít người vì thiếu hiểu biết, không thực sự nắm rõ cách xem bản đồ quy hoạch dẫn đến thiệt thòi khi đền bù hoặc mua bán.
Nhằm hỗ trợ người dân hiểu hơn về bản đồ quy hoạch, các loại bản đồ quy hoạch sử dụng đất cũng như cách xem. Sau khi tổng hợp từ nhiều nguồn tin mà chúng tôi cho là đáng tin cậy và những quy định của Luật Đất đai. Dưới đây sẽ là những vấn đề anh/chị không nên bỏ qua nến đang quan tâm đến bản đồ quy hoạch.
Những loại bản đồ quy hoạch phổ biến hiện nay
Theo định nghĩa tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009: Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng đồ án (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) mà các bản đồ được quy định tỷ lệ tương ứng. Hiện tại, có 03 loại bản đồ được sử dụng phổ biến nhất là:
- Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000: cơ sở gốc để xác định mục tiêu phát triển, kêu gọi đầu tư cũng như vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân...
- Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000: phân chia và xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới công trình hạ tầng, cụ thể hóa bản đồ quy hoạch 1/5.000
- Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500: chi tiết bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất.
Dựa vào đặc điểm, quy mô của từng loại công trình mà các cơ quan chức năm làm nhiệm vụ kiểm định và phê duyệt sẽ yêu cầu đơn vị thi công chuẩn bị đầy đủ các loại bản đồ quy hoạch cụ thể.
Xem bản đồ quy hoạch như thế nào là đúng nhất
Sau khi tìm kiếm được kênh tra cứu thông tin quy hoạch và có được thông tin mong muốn. Việc khó khăn hơn là xem bản đồ quy hoạch và hiểu được những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất. Hầu hết các dữ liệu được ghi trên bản đồ đầu mang tính chuyên môn, nên những người không thực sự có nghiên cứu hoặc am hiểu thì khó mà hiểu hết được.
Ở các tỉnh thành lớn, do nhu cầu tra cứu và xem bản đồ quy hoạch khá nhiều. Các cơ quan chức năng không thể có đủ nhân lực để tiếp và giải đáp trực tiếp cho người dân. Vì vậy, hầu hết của UBND tỉnh đều đã xây dựng các cổng thông tin điện tử hoặc ứng dụng tra cứu thông tin chi tiết về đất đai.
Ví dụ cụ thể, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã triển khai ứng dụng xem thông tin quy hoạch đất đai thông qua điện thoại thông minh và máy tính. Các thao tác sử dụng ứng dụng này tương đối đơn giản, góp phần giải quyết hiệu quả nhu cầu của người dân. Đồng thời đảm bảo được tính công khai và minh bạch.
Để xem bản đồ quy hoạch Tp. Hồ Chí Minh, trước hết, anh/chị sẽ tải về ứng dụng tra cứu quy hoạch sau:
- Thông tin quy hoạch TP.HCM (Android)
- Thông tin quy hoạch TP.HCM (iOS)
Sau khi hoàn thành cài đặt, anh/chị có thể xem bản đồ quy hoạch chính xác nhất bằng 03 cách:
- Cách 1: Tra cứu bằng GPS: Bật dịch vụ định vị trên smartphone tại mục Cài đặt > Vị trí > Bật. Khởi động ứng dụng > Chọn vào Bản đồ quy hoạch > Chọn vào biểu tượng định vị góc dưới màn hình để xem quy hoạch chi tiết tại vị trí bạn đang đứng.
- Cách 2: Tra cứu bằng tọa độ: Trên giao diện chính, bạn chọn vào biểu tượng tìm kiếm (kính lúp) ngay góc trái màn hình > Nhập vào dãy tọa độ như theo hướng dẫn.
- Cách 3: Tra cứu bằng tay: Sử dụng tay để di chuyển và chọn vị trí cần tra cứu > Chọn vào khu vực cần tra cứu, lúc này một bản đồ giấy (đen, trắng) sẽ hiển thị lên > Nhấn Xem đầy đủ để tra cứu thông tin chi tiết.
Tương ứng với mỗi loại bản đồ quy hoạch, trước khi xem anh/chị nên đọc kỹ phần chú thích để hiểu được các ký hiệu bản đồ sử dụng. Xem bản đồ quy hoạch nên phóng to để xem đúng chính xác vị trí nhà đất, tránh nhầm lẫn dẫn đến nhưng thiệt thòi không đáng có.
>>>> Xem thêm: