[Giải đáp] Vùng lòng đất quốc gia là gì?

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Vùng lòng đất quốc gia là gì? Những quy định hiện hành về vùng lòng đất quốc gia ra sao, có ý nghĩa như thế nào?

Đối với một quốc gia độc lập, có chủ quyền thì lãnh thổ, chính quyền và cư dân là 03 yếu tố cấu thành cơ bản nhưng cũng là quan trọng nhất. Đặc biệt, lãnh thổ có ý nghĩa rất lớn, thực sự thiết cho sự tồn tại của quốc gia.

Tuy nhiên, những khái niệm liên quan đến lãnh thổ, điển hình là vùng đất và vùng lòng đất còn là phạm trù kiến thức chưa được nhiều người biết đến hoặc tiếp cận một cách chính xác.

Khái niệm vùng lòng đất quốc gia

Vùng đất quốc gia là gì?

Vùng đất là gì? Vùng đất quốc gia là gì?

Đây là những khái niệm dùng để chỉ phần lãnh thổ, bao gồm toàn bộ phần lục địa và các đảo thuộc chủ quyền của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận cấu thành: vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời.

Trong đó, vùng đất thường chiếm phần diện tích lớn hơn so với các bộ phận cấu thành lãnh thổ khác. Vùng đất quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia.

Theo tiếng Anh, vùng đất quốc gia là Country land.

Vậy vùng đất quốc gia Việt Nam bao gồm những vùng nào?

Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần các hải đảo và phần đất liền, có tổng diện tích là 331212 km2 với hơn 4600km đường biên giới trên đất liền, đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1400km.

Vùng lòng đất quốc gia là gì?

Vùng lòng đất của quốc gia là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất, vùng nước ở phía trong đường biên giới quốc gia. Theo nguyên tắc chung thì vùng lòng đất được kéo xuống tận tâm trái đất.

Cách xác định Biên giới quốc gia (theo Luật Biên giới quốc gia 2020):

  • Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
  • Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
  • Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
    • Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
  • Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
  • Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
  • Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

Các quy định pháp lý liên quan

Pháp luật quy định như thế nào về vùng đất, vùng lòng đất quốc gia?

Không chỉ quan tâm đến cách hiểu, cách định nghĩa, rằng vùng đất quốc gia là gì, vùng lòng đất quốc gia là như thế nào,... những quy định liên quan đến các khái niệm này cũng là nội dung quan trọng được nhiều người tìm kiếm.

Về nguyên tắc, quốc gia có chủ quyền tuyệt đối và hoàn toàn đối với vùng lãnh thổ, nghĩa là bao gồm vùng đất, vùng lòng đất quốc gia. Theo đó, mọi hoạt động nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng lòng đất quốc gia đều luôn được giám sát chặt chẽ.

  • Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
  • Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư;
  • Áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.

Đồng thời, vì thuộc phạm vi lãnh thổ nên việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu, việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.

  • Người, phương tiện, hàng hóa qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật.
  • Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.
  • Tàu bay chỉ được bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Trên đây là giải đáp và một số quy định liên quan đến vùng lòng đất quốc gia để bạn đọc tham khảo.

Xem thêm: