Toàn bộ thông tin về đường Vành đai 3 trên cao (Mới nhất)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Đường Vành đai 3 trên cao (hay còn gọi là cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long) hiện đang là tâm điểm thu hút mọi sự quan tâm hiện nay. Bài viết sẽ cập nhật những thông tin đầy đủ và mới nhất về đoạn đường này để bạn đọc có được cái nhìn toàn cảnh.

Đường Vành đai 3 trên cao là đoạn đường thuộc dự án Vành đai 3 ở Hà Nội. Mục đích của đoạn đường này là để khớp nối đồng bộ với đường Vành đai 3 dưới thấp thuộc đường Phạm Văn Đồng. Từ đó, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại con đường này và các nút giao phức tạp có lưu lượng lớn như Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Nguyễn Hoàng Tôn… Đồng thời hoàn thiện dự án vành đai khép kín, kết nối sân bay và các khu vực lân cận.

Thông tin chi tiết hơn về dự án sẽ được đề cập trong bài viết này.

Cần phân biệt rõ dự án Vành đai 3 Hà Nội với dự án Vành đai 3 Tp. HCM!

Hà Nội có rất nhiều đường vành đai, gồm: đường Vành đai 1, đường Vành đai 2, đường Vành đai 3, đường Vành đai 3.5, đường Vành đai 4 và đường Vành đai 5.

Tp. HCM hiện có 4 dự án đường vành đai, và cả 4 đường đều trùng tên với dự án đường vành đai ở Hà Nội, đó là: đường Vành đai 1, đường Vành đai 2, đường Vành đai 3 và đường Vành đai 4.

>>> Đường Vành đai 3 trên cao thuộc dự án đường Vành đai 3 ở Hà Nội.

Thông tin nhanh về dự án

  • Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn thuộc đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.
  • Tổng vốn đầu tư: 5.343 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước.
  • Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Thăng Long.
  • Vị trí: Từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long, dọc theo dải phân cách giữa đường Phạm Văn Đồng mở rộng. Điểm bắt đầu tại Km0+130 thuộc phía Bắc cầu Mai Dịch, và điểm kết thúc tại Km5+497.72m thuộc phía Nam cầu Thăng Long.
  • Thời gian khởi công: Dự án được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư vào ngày 3/9/2013 tại Quyết định số 2660/QĐ-BGTVT. Khởi công vào tháng 1/2018.
  • Tổng chiều dài: 5.367km, trong đó chiều dài cầu cạn là 4.831m (gồm phần kết cấu nhịp dầm Super-T 4.426,4m và phần kết cấu nhịp dầm thép 404,4m).
  • Thiết kế: Có thể chịu được tác động của động đất cấp 7. Quy mô 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc, mỗi làn xe rộng 3.75m, có 2 làn dừng khẩn cấp, 2 dải an toàn bên trong, dải phân cách ở giữa. Vận tốc thiết kế 100km/h, đoạn cuối tuyến 80km/h, theo tiêu chuẩn TCVN 5729:2012.
  • Nhà thầu: Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ được chia thành 2 gói thầu: Gói số 1 từ đoạn Mai Dịch đến Cổ Nhuế do liên danh Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) và Cienco 4 (Việt Nam) làm nhà thầu chính, và gói số 2 từ Cổ Nhuế đến Nam thăng Long do liên danh Tokyu - Taisei (Nhật Bản) làm nhà thầu chính.

Dự án Vành đai 3 trên cao khi nào hoàn thành?

Thông tin từ Ban quản lý dự án Thăng Long - chủ đầu tư dự án cho biết, dự kiến dự án xây dựng đường Vành đai 3 trên cao đoạn từ Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ được hoàn thành vào tháng 9/2020 và thông xe vào ngày 10/10/2020 - đúng dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.

Hình ảnh đường Vành đai 3 trên cao

đường Vành đai 3 trên cao 1

đường Vành đai 3 trên cao 2

đường Vành đai 3 trên cao 3

đường Vành đai 3 trên cao 4

đường Vành đai 3 trên cao 5

Tiến độ dự án Vành đai 3 trên cao mới nhất hiện nay

Sau gần 2 năm thi công, tiến độ dự án Vành đai 3 trên cao ghi nhận đã hoàn thành được trên 90%. Ông Dương Viết Roãn - Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết: "Đến nay, khối lượng thực hiện toàn bộ dự án đã đạt khoảng 96,64% giá trị hợp đồng, tiến độ thanh toán đạt hơn 91% và đã hoàn thành cơ bản các hạng mục chính vào cuối tháng 8, phấn đấu hoàn thiện các hạng mục tiện ích, các hạng mục thẩm mỹ, cảnh quan và hoàn thiện hồ sơ hoàn công, nghiệm thu hoàn thành công trình trong tháng 9, để kịp thông xe ngày 10.10.2020".

Cụ thể tiến độ dự án hiện đang như sau (cập nhật vào tháng 9/2020):

  • Đã triển khai xây dựng bệ thân trụ, lao dầm.
  • Hiện đang thi công bản mặt cầu, gờ chắn, lan can…
  • Các hạng mục về bê tông đã xong, mặt cầu, chắn lan can còn khoảng 20m nữa là hoàn tất.
  • Việc trải nhựa đường, vạch kẻ đường, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước… đang được gấp rút hoàn thành.
  • Hệ thống thoát nước mặt cầu đã hoàn thành việc lắp ống nhựa cho 55/55 nhịp, hàng rào chống chói đang được sản xuất lắp dựng trên công trường (đạt 45/55 nhịp). Thời gian hoàn thành dự kiến vào ngày 10/09/2020.
  • Cột biển báo giao thông đang được sản xuất tại xưởng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 30/09/2020.
  • Đổ bê tông xong 68/68 móng cột đèn tại dải phân cách giữa, 7/7 ụ cột điện tại đường dẫn mố A1, lắp đặt 55/55 nhịp ống nhựa xoắn HDPE D85/65 cho hệ thống điện chiếu sáng đường dẫn và cầu cạn, lắp đặt 47/50 nhịp ống nhựa xoắn HDPE cho cáp điện chiếu sáng đường đô thị dưới cầu cạn…

Tiến độ cụ thể của 2 gói thầu như sau:

Gói số 1: Tiến độ thi công đạt 96,51%. Cụ thể:

  • Lắp đặt cột đèn: 63/63 cột
  • Kéo dây điện dưới cầu: 42/50 nhịp
  • Kéo dây điện trên cầu: 27/55 nhịp
  • Hàng rào chống chói: 29/55 nhịp
  • Hệ thống thoát nước trên cầu: 55/55 nhịp, đang hoàn thiện đấu nối
  • Thảm bê tông nhựa đường đầu cầu: đã hoàn thành 100%.

Gói số 2: Đã hoàn thành gần 100% khối lượng.

Để đẩy nhanh tiến độ, đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết sẽ tăng cường thêm một dây chuyền thảm từ ngày 23/08. Đồng thời huy động lực lượng lao động gấp rút hoàn thành. Trên công trường hiện có khoảng 130 cán bộ công nhân viên của các đơn vị, trong đó có khoảng 100 công nhân đang gấp rút thi công các hạng mục hoàn thiện.

Vai trò, ý nghĩa của đường Vành đai 3 trên cao

Đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) có lượng phương tiện di chuyển đông đúc, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài hàng giờ đồng hồ. Là một trong những tuyến đường di chuyển chính của thành phố, việc tắc nghẽn giao thông khiến người dân khi di chuyển qua con đường này phải cảm thấy mệt mỏi, chán ngán.

Sự xuất hiện của dự án đường Vành đai 3 và đường Vành đai 3 trên cao là niềm vui của tất cả người dân thủ đô. Đường Vành đai 3 trên cao khi đưa vào khai thác sẽ tạo thành một tuyến đường vành đai khép kín, kết nối sân bay Nội Bài với các khu vực lân cận.

Cụ thể, ý nghĩa của đường Vành đai 3 trên cao như sau:

  • Sau khi dự án được thông xe, các nút giao Mai Dịch, Trần Quốc Hoàn - Phạm Văn Đồng và Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng kỳ vọng sẽ không còn cảnh tắc đường như thường thấy nữa.
  • Giúp hàng loạt các dự án chung cư cao tầng hai bên vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cảnh ùn tắc giao thông nơi đây thì sau khi cầu cạn được hoàn thành, các dự án chung cư sẽ cảm thấy “dễ thở” hơn.
  • Giúp cư dân sống gần đó và những người thường xuyên phải đi qua con đường này thoát khỏi “đặc sản của thành phố” chính là tắc đường và khói bụi.
  • Các dự án khu dân cư, khu đô thị đã, đang và sắp có sẽ được hưởng lợi to lớn từ dự án này.
  • Giúp bất động sản khu vực này có giá trị và tăng giá cả.
  • Dự án giao thông trọng điểm này giúp “bộ mặt” của thủ đô được thay đổi, ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn.

Tổng kết

Đường Vành đai 3 trên cao là một trong những các công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng, đồng thời giải tỏa các “điểm nóng” về vấn đề ùn tắc giao thông cho thành phố. Mặc dù do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, cộng với thời tiết không mấy thuận lợi đã khiến tiến độ thi công có phần hơi chậm trễ. Tuy nhiên, là dự án trọng điểm nên chủ đầu tư, nhà thầu và các cấp lãnh đạo luôn nỗ lực hết mình để sớm đưa dự án “về đích” vào ngày 10/10/2020.

Xem thêm: