Tp. HCM đồng thuận thực hiện dự án đường cao tốc Tp. HCM - Mộc Bài

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Tại kỳ họp thứ 3 HĐND Tp. Hồ Chí Minh khóa X vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết đồng thuận đề xuất thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài.

Là tuyến đường đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, giảm tải cho Quốc lộ 22, cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài đóng vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với việc kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế và khu vực kinh tế ASEAN.

Tổng quan về dự án cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài

Theo các thông tin quy hoạch từng được công bố, dự án Cao tốc TP HCM – Mộc Bài có chiều dài 53,5 km, là tuyến đường kết nối từ Tp. Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Dự án có mặt cắt ngang 4 làn xe tiêu chuẩn đoạn tuyến từ đường vành đai 3 (TP HCM) đến huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) và 4 làn xe hạn chế đoạn còn lại.

Tổng quan cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài

Mục đích của dự án Cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài

  • Giảm tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông trên quốc lộ 22; tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất dọc tuyến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.
  • Kết nối Khu đô thị Mộc Bài với các đường vành đai 4, vành đai 3 của TP HCM để tạo thành một mạng lưới liên hoàn giữa các tuyến giao thông đối ngoại và trở thành cửa ngõ ra vào TP HCM.
  • Rút ngắn quá trình di chuyển từ Sài Gòn đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài,
  • Tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông – Tây, các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực ASEAN (Bangkok – Phnom Penh – TP HCM)…
  • Kết nối với hệ thống đường xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh – Bavet của Campuchia, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Quy mô dự án cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài

  • Dự án bắt đầu từ Đường Vành đai 3 (huyện Hóc Môn, TP HCM) đi song song đường sắt Tân Chánh Hiệp – Trảng Bàng (Tây Ninh).
  • Rẽ phải khi đến khu vực ga đường sắt Gò Dầu, cắt qua quốc lộ 22B rồi tiếp tục rẽ phải, vượt sông Vàm Cỏ đi về phía quốc lộ 22 kết nối với cửa khẩu Mộc Bài.

Toàn bộ dự án được đề xuất đầu tư theo hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: gồm 02 đoạn thành phần là TP HCM – Trảng Bàng (dài 33 km, có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h) và Trảng Bàng – Mộc Bài (dài 20,5 km, 4 làn xe, tốc độ 80 km/h). Tổng mức đầu tư gần 10.700 tỷ đồng.
  • Giai đoạn 2: thực hiện 6 - 8 làn xe.

Dự án cao tốc Tp. Hồ Chí Minh vốn đã được quy hoạch từ lâu, về nguyên tắc, Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư nhưng vì nhiều lý do nên chưa thể triển khai trên thực tế. Trước mắt, dự án đang nghiên cứu đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng trong giai đoạn từ 2021 - 2025.

HĐND Tp.HCM đồng thuận dành 15.900 tỷ đồng làm cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài

Sáng 18.10, tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP.HCM khoá X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phó Chủ tịch UBND thành phố - ông Lê Hòa Bình đã trình tờ trình về đề xuất thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài.

Đề xuất thực hiện dự án cao tốc Tp.HCM-Mộc Bài

Theo đó, đề xuất tổng mức giai đoạn 1 dự án là 15.900 tỷ đồng, trong đó gồm:

  • Hơn 5.400 tỷ đồng chi phí xây dựng;
  • Hơn 1.800 tỷ đồng chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư, lãi vay;
  • Hơn 7.400 tỷ đồng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư (trên địa bàn Tp. HCM khoảng 5.901 tỷ đồng, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 1.532 tỷ đồng);
  • Khoảng 1.214 tỷ đồng dành cho chi phí dự phòng.

Theo điều chỉnh trong quy hoạch, chiều dài toàn tuyến vẫn trong khoảng 50km, đoạn qua Tp. Hồ Chí Minh dài khoảng 23,7 km và đoạn qua địa phận tỉnh Tây Ninh là 26,3 km. Giai đoạn 1 sẽ thực hiện đầu tư 4 làn xe hạn chế. Một số nút giao liên thông với đường Vành đai 3, Tỉnh lộ 8, Vành đai 4, đường tỉnh 787B, đường tỉnh 782 và Quốc lộ 22… được xây dựng trên tuyến này.

Phương thức đầu tư giai đoạn 1 được quyết định là phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT). Cụ thể:

  • Nhà đầu tư thu phí hoàn vốn theo hợp đồng BOT;
  • Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn ngân sách của Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.

Riêng về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh thống nhất, phân chia hai dự án thành phần để giải quyết và thực hiện theo đúng quy định pháp luật về đầu tư công.

Dự án đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài bước đầu triển khai là một tín hiệu tốt cho sự khởi sắc về hệ thống hạ tầng, bước đệm quan trọng cho phát triển kinh tế trong tương lai.

Xem thêm: