Tổng hợp lãi suất vay mua nhà của Top 12 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam (2019)
Bài viết này xin được giới thiệu thông tin về lãi suất cho vay hiện nay của Top 10 ngân hàng lớn tại Việt Nam.
Lãi suất vay mua nhà là gì?
Lãi suất vay mua nhà là số tiền bạn phải trả cho việc sử dụng vốn của ngân hàng để mua nhà. Ngân hàng cho khách hàng vay, và nhiệm vụ của khách hàng sau khi sử dụng nguồn vốn đó sẽ là hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã vay cộng thêm một khoản tuền ngoài số tiền gốc đó, khoản tiền trội hơn này sẽ là tiền lãi.
Ngân hàng có 2 hoạt động chính là huy động tiền nhàn rỗi từ dân cư và cho vay đối với những người đang cần vốn. Lãi suất chênh lệch mà ngân hàng áp dụng đối với 2 hoạt động này sẽ là lợi nhuận mang lại cho ngân hàng. Ngày nay, ngân hàng còn có nguồn thu tới từ những dịch vụ đa dạng phục vụ khách hàng như các tiện ích giao dịch, thanh toán quốc tế, … nhưng nguồn thu từ hoạt động tín dụng trên vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Một số thông tin về các Ngân hàng tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện có vài chục ngân hàng lớn nhỏ trong ngoài nước, nhưng được chia thành 3 nhóm chính:
- Khối Ngân hàng nước ngoài
- Khối Ngân hàng Thương mại nhà nước
- Khối Ngân hàng Thương mại cổ phần
Khi đi vay thì ai cũng muốn vay được lãi suất thấp nhất, tuy nhiên Lãi suất thấp luôn đồng nghĩa với việc yêu cầu nhiều điều kiện hơn. Cụ thể như sau:
- Khối ngân hàng nước ngoài: có lãi suất cho vay thấp nhất, nhưng cũng là Khối ngân hàng yêu cầu điều kiện khách hàng một cách khắt khe nhất, cả về điều kiện thu nhập lẫn về tài sản thế chấp.
- Khối Ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất cao nhất nhưng lại là Khối ngân hàng duyệt “dễ” nhất, tức là chỉ cần bạn có thu nhập thực tế đủ để đảm bảo cho chi tiêu sinh hoạt cá nhân và trả gốc lãi hàng tháng là được, còn việc chứng minh nguồn thu đó với ngân hàng cực kỳ linh động. Ví dụ khách hàng có thể bán hủ tiếu ngoài đường, hoặc chăn nuôi vịt dạng hộ gia đình, hoặc bán hàng ở sạp chợ … có thể không đăng ký kinh doanh, không ghi chép sổ sách đầy đủ… thì khối ngân hàng thương mại cổ phần vẫn có thể linh động để cho vay được.
- Khối ngân hàng Thương mại nhà nước thì lại là sự hoà trộn giữa hai Khối trên, tức là tuỳ quan điểm của chi nhánh mà sẽ ưu tiên duyệt phân khúc khách hàng nào ở tuỳ giai đoạn. Nhưng theo kinh nghiệm tư vấn của Bankergroup, Khối này thường “thích” khách hàng lương chuyển khoản cao như Khối nước ngoài nhưng tuỳ lúc cũng có thể duyệt khách hàng khó chứng minh thu nhập ở Khối cổ phần, nói chung là khá linh động trong chừng mực nào đó.
Lựa chọn Ngân hàng nào thì phù hợp nhất với mục đích vay?
Khách hàng vay mua nhà có nhu cầu khá đa dạng, sau đây là thông tin tổng hợp lại các nhu cầu của khách hàng và vài ngân hàng đang đáp ứng tốt nhu cầu đó:
- Nhu cầu lãi suất vay thấp nhất: tất nhiên là ưu tiên các ngân hàng nước ngoài như Standard Chartered, Hongleongbank, UOB, Shinhanbank …
- Nhu cầu phí phạt trả nợ trước hạn thấp: nhu cầu này thường là từ các khách hàng mua bất động sản để đầu tư lướt sóng trong 1-2 năm đầu, hoặc có tiềm lực tài chính tốt có khả năng trả hết trong 1-2 năm đầu. Hiện tại phí phạt trước hạn thấp thì có Eximbank …
- Nhu cầu giải ngân Không phong toả (Giải ngân tiền mặt khi công chứng mua bán): lúc trước thì có Eximbank, Sacombank có thể giải ngân 100% số tiền vay khi công chứng cho bên bán mà không cần phong toả, nhưng hiện tại 2019 thì đã bị hạn chế nhiều. Hiện nay còn vài ngân hàng có thể giải ngân không phong toả nhưng chỉ 70%-90% số tiền vay, và phong toả phần còn lại như VIB, Eximbank, TPBank, MBBank …
- Nhu cầu về tỷ lệ vay cao nhất: tức là khách hàng muốn mua một tài sản nào đó và muốn bỏ tiền vốn ra ít nhất, phần còn lại là vay ngân hàng nhiều nhất có thể. Nhu cầu này phụ thuộc vào 2 yếu tố: Định giá phải cao và Tỷ lệ vay phải cao. Định giá tài sản thì các ngân hàng có thể đưa công ty con chuyên về định giá của chính họ gọi là AMC, hoặc outsource ra các công ty định giá độc lập bên ngoài như Hoàng Quân, Savil, Sacomvalue … và giá thường xem xem nhau. Còn về tỷ lệ cho vay thì hiện tại có MBBank có thể cho vay tới 80% giá trị định giá tài sản các quận nội thành.
- - Nhu cầu giải ngân nhanh trong vòng 1 tuần: có các trường hợp mua bán bất động sản mà khách hàng đã đặt cọc cho bên bán và cần thời gian giải ngân rất gấp, có thể dưới 1 tuần thì sẽ cần ngân hàng xử lý nhanh thì mới được, và lúc này Ngân hàng nước ngoài có lãi suất thấp kia lại không phải là lựa chọn tốt. Mà lúc này bạn nên chọn các ngân hàng TMCP trong nước như ACB, Sacombank, VIB, MBBank … thì mới xử lý nhanh được.
- Nhu cầu về nhận tài sản là đất nông nghiệp: thông thường các ngân hàng đều nhận đất thổ cư là chính, còn đối với đất nông nghiệp thì thường rất hạn chế, và mỗi giai đoạn chỉ có vài ngân hàng là cho phép nhận thế chấp đất nông nghiệp, ví dụ hiện tại có ngân hàng SCB, Vietbank, Oceanbank …
- Như vậy, có thể thấy việc chọn ngân hàng khi vay mua nhà không chỉ đơn giản là chọn lãi suất thấp mà vay, mà nó là sự kết hợp của “Lãi suất thấp + Đủ điều kiện phê duyệt + Đáp ứng đúng nhu cầu của bạn”.
Một số điều đáng lưu ý khi nói đến lãi suất cho vay là gì?
Lãi suất chính là giá mà khách hàng phải trả để sử dụng vốn của ngân hàng. Do đó, lãi suất cũng sẽ tuân theo những quy luật về cung cầu và rủi ro trên thị trường. Một số chú ý cơ bản về lãi suất khách hàng cần chú ý như sau:
- Có một mục lãi suất cho vay thấp trên thị trường hiện nay là cho vay đối với nhà ở xã hội. Chính phủ có nguồn vốn hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp thông qua việc cho vay mua nhà ở xã hộ với lãi suất khoảng 5 – 6% tùy từng giai đoạn. Tuy nhiên để được hưởng lãi suất ưu đãi này, khách hàng phải có đầy đủ căn cứ chứng minh thu nhập thấp.
- Nếu khoản vay được ngân hàng đánh giá là có rủi ro cao, khoản vay đó sẽ được áp dụng mức lãi suất cao để bù đắp lại khả năng mất vốn.
- Ngân hàng thắt chặt các điều kiện cho vay thì sẽ áp dụng lãi suất thấp do đã loại bỏ được bớt những rủi ro từ phía khách hàng. Ngược lại, nếu điều kiện cho vay dễ dàng thì lãi suất áp dụng sẽ cao hơn để bù đắp tổn thất có thể xảy ra.
- Với những khoản vay trả góp, khách hàng có thể lựa chọn trả lãi trên số dư giảm dần hoặc trả đều bằng một khoản tiền cố định trong suốt thời gian vay. Những cách thức trả lãi này sẽ được ngân hàng tính toán kỹ lưỡng kết hợp với dự đoán thay đổi về lãi suất trong tương lai.
- Khoản vay dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với khoản vay ngắn hạn, ví dụ như rủi ro về biến động lãi suất trên thị trường, rủi ro khách hàng không trả được nợ, … Do đó, lãi suất dài hạn sẽ cao hơn lãi suất ngắn hạn.
Tổng hợp lãi suất cho vay của top 12 ngân hàng tại Việt Nam
Bước qua 2019, đầu năm nhìn chung tình hình lãi suất đa phần các ngân hàng giữ nguyên hoặc điều chỉnh tăng với biên độ khác thấp so với 2018, lãi suất cho vay mới của các ngân hàng hiện nay tăng khoảng 0.2%-0.5%/năm đối với tất cả các đối tượng vay. Sự thay đổi cụ thể như sau:
- Lãi suất cố định năm đầu: Nếu 2018 các gói ưu đãi các ngân hàng lớn thường cố định 7% - 8% / năm đầu tiên thì nay đã tăng lên là 8% - 9%/năm đầu tiên
- Lãi suất trong thời hạn còn lại: Nếu 2018 các gói ưu đãi các ngân hàng lớn thường dao động 10% - 11.5% thì năm 2019 nay đã tăng lên 11% - 12 %.
- Thời hạn vay thấp nhất là 6 tháng, cao nhất là 20 năm.
- Tỷ lệ vay tối đa là 70-80% giá trị tài sản thế chấp.
>>> Xem thêm: