- Quy định chung về đóng thuế đất nông nghiệp
- Đối tượng chịu thuế & đối tượng không phải chịu thuế
- Quy định về miễn & giảm thuế đất nông nghiệp
- Cách tính thuế đất nông nghiệp chuẩn nhất hiện nay
- Hướng dẫn kê khai thuế & lập sổ thuế
- Hướng dẫn thủ tục thu thuế & nộp thuế đất nông nghiệp
- Hướng xử lý nếu vi phạm việc nộp thuế đất nông nghiệp
Quy định về thuế đất nông nghiệp theo luật mới nhất (2020)
Pháp luật Việt Nam quy định rõ luật thuế đất nông nghiệp bao gồm đối tượng chịu thuế, miễn giảm thuế, cách tính thuế và thủ tục nộp thuế. Bài viết sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này.
Quy định chung về đóng thuế đất nông nghiệp
Điều 1 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều có nghĩa vụ phải đóng thuế đất.
- Những hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp, nếu không sử dụng thì vẫn phải đóng thuế theo quy định.
Đối tượng chịu thuế & đối tượng không phải chịu thuế
1/ Đối tượng chịu thuế đất nông nghiệp
Đất dùng vào sản xuất nông nghiệp: Đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng trồng là đất phải chịu thuế đất sử dụng đất nông nghiệp.
2/ Đối tượng không phải chịu thuế đất nông nghiệp
- Đất có rừng tự nhiên, đất đồng cỏ tự nhiên, đất dùng để ở, đất chuyên dùng không phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp, mà sẽ phải chịu thuế khác hoặc không phải chịu bất cứ loại thuế nào theo quy định.
Quy định về miễn & giảm thuế đất nông nghiệp
1/ Theo Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993
Các trường hợp được miễn thuế:
- Đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
- Đất khai hoang không thuộc đất nói trên dùng vào sản xuất:
- Đất trồng cây hàng năm: Miễn thuế 5 năm, riêng đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển: 7 năm;
- Đất trồng cây lâu năm: Miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch. Riêng đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 6 năm;
- Đất trồng cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch 1 lần: Nộp thuế khi khai thác theo quy định, chịu mức thuế bằng 4% giá trị sản lượng khai thác.
- Đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả: Miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch,
- Đất khai hoang được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Được miễn thuế.
- Hộ gia đình di chuyển đến vùng kinh tế mới khai hoang để sản xuất nông nghiệp: Miễn thuế trong thời hạn quy định nói trên cộng thêm 2 năm. Nếu đất được giao là đất sản xuất nông nghiệp thì được miễn thuế trong thời hạn 3 năm (kể từ ngày nhận đất).
- Thiên tai, địch họa làm thiệt hại mùa màng với mức thiệt hại từ 40%: Miễn thuế 100%.
- Hộ nông dân là người tàn tật, già yếu không nơi nương tựa: Miễn thuế.
- Hộ gia đình có thương binh hạng ¼, 2/4, bệnh binh hạng ⅓ và ⅔: Miễn thuế.
- Hộ gia đình là gia đình liệt sỹ: Miễn thuế hoặc giảm thuế.
Các trường hợp được giảm thuế:
- Thiên tai, địch họa làm thiệt hại mùa màng:
- Thiệt hại từ 10% đến dưới 20%: Giảm thuế tương ứng với mức thiệt hại;
- Thiệt hại từ 20% đến dưới 30%: Giảm 60% thuế;
- Thiệt hại từ 30% đến dưới 40%: Giảm 80% thuế.
- Hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn: Có thể miễn hoặc giảm tùy trường hợp.
- Hộ nông dân là dân tộc thiểu số, sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn: Có thể miễn hoặc giảm tùy trường hợp.
- Hộ gia đình có thương binh, bệnh binh thuộc diện miễn thuế nhưng đời sống có nhiều khó khăn thì được giảm thuế.
Lưu ý:
- Trước khi UBND cấp trên phê duyệt, UBND xã phải lập danh sách các hộ được đề nghị xét miễn, giảm thuế, sau đó niêm yết để nhân dân tham gia ý kiến trong vòng 20 ngày.
- Sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, danh sách các hộ được miễn, giảm thuế phải được thông báo kịp thời đến từng hộ và niêm yết công khai.
2/ Theo Nghị quyết của Quốc hội năm 2010
Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 24/11/2010 đã có những quy định về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm phù hợp hơn với tình hình phát triển của nông nghiệp hiện tại, nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Các đối tượng được miễn, giảm như sau:
Thời hạn của Nghị quyết: Từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2020.
Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về việc kéo dài thời gian miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030. Còn việc bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp thì hiện nay vẫn chưa có thông tin đề cập đến vấn đề này.
Như vậy, thuế đất nông nghiệp 2019 và thuế đất nông nghiệp 2020 vẫn đang áp dụng Nghị quyết của Quốc hội năm 2010 về các đối tượng được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Cách tính thuế đất nông nghiệp chuẩn nhất hiện nay
Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích x Hạng đất x Định suất thuế
Trong đó:
1/ Diện tích
Là diện tích đất giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước. Nếu chưa lập sổ địa chính thì diện tích là diện tích được ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất.
2/ Hạng đất
- Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản: được chia thành 6 hạng đất.
- Đối với đất trồng lúa:
- Đối với đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản:
Số điểm của từng hạng đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản tương tự như số điểm quy định cho từng hạng đất trồng lúa.
- Đất trồng cây lâu năm: được chia thành 5 hạng đất.
Lưu ý:
- Chính phủ quy định tiêu chuẩn hạng đất tính thuế theo các yếu tố: Chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu - thời tiết, điều kiện tưới tiêu; và có tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm.
- Hạng đất tính thuế được ổn định 10 năm. Trong thời hạn ổn định, đối với vùng Nhà nước đầu tư lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, Chính phủ sẽ điều chỉnh lại hạng đất tính thuế cho phù hợp.
3/ Định suất thuế
Tính bằng kilogam thóc trên 1 đơn vị diện tích của từng hạng đất.
- Đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản:
- Đối với đất trồng cây lâu năm:
- Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm:
- Nếu thuộc hạng 1, 2, 3: Mức thuế bằng 1,2 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng.
- Nếu thuộc hạng 4, 5, 6: Mức thuế bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng.
- Đối với đất trồng cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch 1 lần: Thuế bằng 4% giá trị sản lượng khai thác.
Lưu ý: Nếu hộ sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích theo quy định của luật thì bên cạnh việc nộp thuế như nói trên, hộ còn phải nộp thuế bổ sung do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định đối với phần diện tích trên hạng mức.
Hướng dẫn kê khai thuế & lập sổ thuế
Kê khai thuế là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp. Việc kê khai và lập sổ thuế sẽ được tiến hành như sau:
- Cá nhân, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp sẽ phải kê khai theo mẫu tính thuế của cơ quan thuế, sau đó gửi đến UBND xã, phường, thị trấn theo thời gian quy định.
- Khi có sự thay đổi về diện tích đất nông nghiệp, người nộp thuế phải tiến hành kê khai lại với UBND xã, phường, thị trấn.
- Dựa trên bản kê khai, cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, tính thuế và lập sổ thuế. Nếu hộ nộp thuế kê khai không đúng hoặc không kê khai thì cơ quan thuế được quyền ấn định số thuế phải nộp.
- Người đứng tên trong sổ thuế chính là chủ hộ nộp thuế.
- Sổ thuế được lập theo đơn vị hành chính các cấp. Đất đăng ký ở đơn vị hành chính nào thì tính thuế và lập sổ thuế tại đơn vị đó.
- UBND xã, phường, thị trấn phải niêm yết công khai số thuế trong năm của từng hộ trong thời hạn 20 ngày trước khi trình duyệt sổ thuế.
- UBND xã, phường, thị trấn xác nhận sổ thuế trước khi trình UBND cấp cao hơn xét duyệt.
- UBND cấp cao hơn, thường là UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tiến hành xét duyệt sổ thuế theo đề nghị của cơ quan thuế cùng cấp.
Hướng dẫn thủ tục thu thuế & nộp thuế đất nông nghiệp
Sổ thuế sau khi được duyệt chính là căn cứ để thu thuế. Mỗi năm thu từ 1 - 2 lần theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương.
Thời gian nộp thuế sẽ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định. Trước thời hạn nộp thuế ít nhất 10 ngày, cơ quan trực tiếp thu thuế sẽ gửi thông báo đến từng hộ nộp thuế về thời gian, địa điểm và số thuế phải nộp.
Thuế đất nông nghiệp được tính bằng thóc nhưng khi thu lại thu bằng tiền. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, thuế có thể thu bằng thóc do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Kết thúc năm thuế, cơ quan trực tiếp thu thuế sẽ phải quyết toán kết quả thu thuế, báo cáo quyết toán thu thuế bằng văn bản với cơ quan thuế cấp trên và UBND cùng cấp. Đồng thời, niêm yết công khai để các hộ nộp thuế đều biết.
Hướng xử lý nếu vi phạm việc nộp thuế đất nông nghiệp
Nếu tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải nộp thuế đất nông nghiệp nhưng không nộp thuế đất hoặc nộp chậm sẽ bị xử phạt như sau:
Thẩm quyền xử lý vi phạm thuộc về:
- Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Xử lý hành chính và được phạt đến 0,5 lần số thuế thiếu.
- Cục trưởng Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Xử lý hành chính và được phát đến 1 lần số thuế thiếu.
Nhà nước giao đất cho cá nhân, tổ chức thì cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm đóng thuế đất nông nghiệp. Thuế nhà đất được đặt ra không chỉ quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế, mà đó còn là quyền lợi khi người nộp thuế đang đóng góp tiền bạc vào sự phát triển chung của cả nước. Hơn nữa, chính sách miễn & giảm thuế đất nông nghiệp cũng cho thấy sự quan tâm của nhà nước trong việc khuyến khích sản xuất, chăm lo cho đời sống của người dân, đảm bảo tính công bằng trong xã hội.
Xem thêm: