Thủ tục đổi giấy trắng sang sổ hồng (Mới nhất)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Thủ tục đổi giấy trắng sang sổ hồng đang được nhà nước khuyến khích để tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong tên gọi, hình thức đối với các văn bản ghi nhận quyền sử dụng đất đai, sở hữu nhà ở và tài sản trên đất.

Qua việc tìm hiểu về sổ trắngphân biệt sổ trắng, sổ đỏ, sổ hồng; sự khác biệt về thẩm quyền cấp, tính chất pháp lý là lý do khiến phần lớn cá nhân có mong muốn chuyển đổi từ sổ trắng sang sổ hồng mới. Thủ tục này giúp các quyền, nghĩa vụ liên quan đến đất đai, nhà ở được ghi nhận đầy đủ, hợp pháp và giảm bớt các rủi ro pháp lý liên quan.

Điều kiện cấp đổi từ sổ trắng sang sổ hồng

thủ tục đổi từ sổ trắng sang sổ hồng -1

Căn cứ theo các quy định tại:

  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013;
  • Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính;
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai.

Hiện có 4 trường hợp được phép cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, bao gồm:

1. Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận mới hiện đang áp dụng).

Các loại Giấy chứng nhận cấp trước ngày 10/12/2009 được nhắc đến là 4 loại giấy sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

2. Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;
3. Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;
4. Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Như vậy, sổ trắng có đủ điều kiện để thực hiện thủ tục cấp đổi thành sổ hồng.

Hồ sơ và quy trình cấp đổi từ sổ trắng sang sổ hồng

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, có xác nhận của UBND phường – xã (2 bản chính)
  • Giấy tờ về tạo lập nhà ở, đất ở (1 bản chính, 1 bản sao) theo quy định như bằng khoán, quyết định giao đất, văn tự mua bán…
  • Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (2 bản chính)

Nộp hồ sơ

  • Hồ sơ nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (nếu địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại đây)
  • Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.

thủ tục đổi từ sổ trắng sang sổ hồng -2

Quy trình xử lý hồ sơ

  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.Nếu có sai sót sẽ thông báo kịp thời để người nộp hồ sơ điều chỉnh.
  • Thời gian Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày.
  • Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao.

Nghĩa vụ tài chính khi đổi sổ trắng sang sổ hồng

Căn cứ Điều 107 Luật Đất đai 2013 quy định về các khoản thu tài chính từ đất, khi tiến hành thủ tục cấp đổi sổ trắng sang sổ hồng, người dân có thể có các nghĩa vụ tài chính như sau:

  • Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất;
  • Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê;
  • Thuế sử dụng đất;
  • Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
  • Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
  • Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

Trên đây là thủ tục đổi giấy trắng sang sổ hồng theo các quy định mới nhất. Người dân nên tiến hành đầy đủ theo đúng trình tự, thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền để được cấp đổi giấy chứng nhận mới của pháp luật hiện hành.

Xem thêm: