Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác [Đầy đủ nhất]
Thủ tục chuyển khẩu phải được thực hiện đầy đủ các quy trình và thủ tục trong Luật cư trú 2013. Chuyển khẩu từ quận này sang quận khác đầy đủ, thuận lợi và nhanh chóng với thủ tục rõ ràng ngay dưới đây.
Các đối tượng được phép làm thủ tục chuyển khẩu từ quận này sang quận khác
Theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc chuyển khẩu từ quận này sang quận khác hiện đang được áp dụng với các trường hợp cụ thể sau đây:
- Công dân chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện
- Chuyển đi ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP Hải Phòng và TP. Cần Thơ)
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thường trú
Trọn bộ hồ sơ sẽ bao gồm:
- Bản khai nhân khẩu
- Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu
- Chứng minh thư nhân dân
- Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành
- Các loại tài liệu, giấy tờ có hiệu lực chứng minh chỗ ở hợp pháp
Ngoài ra, với một số trường hợp cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA, bên cạnh các loại giấy tờ trên, người dân còn cần phải nộp thêm các giấy tờ sau:
- Trẻ em đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh
- Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của UBND cấp xã
- Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã
- Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam
- Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
- …
Người dân có nhu cầu chuyển khẩu nộp hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ nêu trên đến cơ quan công an quận, huyện, thị xã trực thuộc trung ương nơi muốn chuyển đến. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, công dân sẽ tiếp tục thực hiện các bước thủ tục theo quy định của pháp luật.
Các bước chuyển khẩu từ quận này sang quận khác
Bước 1: Xin giấy chuyển hộ khẩu
Để chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác đầu tiên phải xin giấy chuyển khẩu của công an quận/huyện/thị xã. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm: sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.
Bước 2: Đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận mới
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan Công an huyện, quận, thị xã.
Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
Theo điều 21, Luật cư trú 2013 quy định, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu
- Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này
- Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này
Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ chuyển khẩu, phía cơ quan chức năng có nhiệm vụ xử lý và trả kết quả cho người dân.
Bước 3: Trả kết quả cho dân
Với trường hợp hồ sơ được giải quyết cho chuyển khẩu thường trú, người dân tiến hành nộp lệ phí và nhận hồ sơ, kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong Sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Trường hợp hồ sơ không được giải quyết: người dân nhận lại hồ sơ kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký cư trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Để tiết kiệm thời gian và tránh phải tốn kém vào các khoản lệ phí mà vẫn không thực hiện thành công thủ tục chuyển khẩu từ quận này sang quận khác. Người dân nên đến cơ quan công an quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương để hỏi kỹ về quy trình, thủ tục và hồ sơ. Mặc dù các quy định pháp luật được sử dụng chung, nhưng để thuận tiện cho người dân thì các bước thực hiện ở các địa phương sẽ có sự khác biệt.
>>>> Xem thêm: