Thẩm quyền đo đạc đất thuộc về ai theo đúng pháp luật? 

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Thẩm quyền đo đạc đất được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng trong bộ Luật đất đai. Chỉ những người có thẩm quyền mới được tiến hành đo đạc xác định ranh giới, diện tích đất.

Đo đạc xác định ranh giới đất là việc làm cần thiết để khẳng định quyền sở hữu và sử dụng của bạn trên chính mảnh đất của mình. Khi đảm bảo đủ về mặt pháp lý thì sẽ được pháp luật bảo vệ nếu xảy ra sự cố tranh chấp.

1. Cơ sở pháp lý quy định thẩm quyền đo đạc đất

Hiện nay, các vấn đề pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai được quy định rõ ràng trong bộ Luật Đất đai. Trong đó, cụ thể về thẩm quyền đo đạc đất sẽ dựa trên Nghị định 43/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều khoản của Luật Đất đai.

1.1. Cơ sở pháp lý về cơ quan quản lý đất đai

Điều 4 của Nghị định về cơ quan quản lý đất đai có quy định như sau:

  • UBND tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương. UBND cấp huyện sắp xếp, bố trí, phân công cán bộ địa chính ở xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai và công chức địa chính.

Thẩm quyền đo đạc đất thuộc về ai theo đúng pháp luật?  1

1.2. Cơ sở pháp lý về thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai

Tại khoản 1 điều 5 của Nghị định về thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai dành cho đối tượng là người sử dụng đất được hiểu như sau:

  • Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do UBND cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường ở địa phương.
  • Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai cho tổ chức, cá nhân và những tài sản khác gắn liền với đất. Xây dựng, cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu về đất đai. Thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai theo quy định của pháp luật cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Về dịch vụ trong lĩnh vực đất đai bao gồm việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, quản lý cơ sở dữ liệu đất đai. Và một số hoạt động khác như điều tra, đánh giá đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tư vấn xác định giá đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

1.3. Kết luận

Thông qua một số điều khoản được quy định chi tiết tại Nghị định 43/2014 thì thẩm quyền đo đạc đất sẽ do cán bộ địa chính tại xã, phường thực hiện dựa trên yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp địa chính đo sai đất. Để đảm bảo quy trình không xảy ra sự cố thì người sử dụng đất phải có mặt tại thời điểm tiến hành đo đạc để giám sát quy trình thực hiện như thế nào. Ngoài ra bạn cũng có thể làm đơn gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để họ tiến hành đo đạc mảnh đất cho bạn. Tuy nhiên bạn sẽ phải chịu phần chi phí đo đạc địa chính này và tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau sẽ quy định sao cho phù hợp nhất.

Thẩm quyền đo đạc đất thuộc về ai theo đúng pháp luật?  2

2. Thẩm quyền đo đạc đất trong trường hợp xảy ra tranh chấp

Đặt câu hỏi rằng: Khi xảy ra tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân thì ai là người có thẩm quyền đo đạc lại nhằm giải quyết mâu thuẫn này? Cơ sở pháp lý có hay không?

Tại điều 202 của bộ Luật Đất đai năm 2013 có quy định như sau:

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải với nhau hoặc thông qua các cơ quan hòa giải. Như vậy, nếu mảnh đất của bạn đang nằm trong vùng tranh chấp chưa phân định ranh giới rõ ràng thì có thể tự trao đổi với nhau.
  • Nếu không được thì nộp đơn lên UBND xã nơi đang có đất tranh chấp yêu cầu hòa giải theo đúng quy định pháp luật.

Có hai trường hợp cơ bản có thể xảy ra như:

  • Trường hợp 1: đương sự có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ khác được quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 trong tranh chấp đất đai, tranh chấp tài sản gắn liền với đất thì thẩm quyền sẽ thuộc về Tòa án nhân dân.
  • Trường hợp 2: nếu đương sự không có bất kỳ giấy chứng nhận, giấy tờ khác theo quy định điều 100 Luật đất đai 2013 thì có thể lựa chọn hai cách sau đây:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất lên UBND cấp có thẩm quyền được quy định tại điều 203 Luật đất đai 2013.

Làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thẩm quyền đo đạc đất thuộc về ai theo đúng pháp luật?  3

3. Tổng kết:

Như vậy, Văn phòng đăng ký đất đai là cơ quan hợp pháp có thẩm quyền đo đạc đất, lập bản đồ địa chính theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định tại Nghị định 43/2014. Văn phòng đăng ký đất đai đều có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã để hỗ trợ, phục vụ nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình.

Xem thêm: