So sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất (Đầy đủ)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Bài viết so sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất trên cơ sở phân tích các điểm giống nhau và khác nhau giữa hai khái niệm này.

Tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất là 2 khái niệm được sử dụng phổ biến, song để hiểu rõ về chúng thì không phải ai cũng nắm được. Nhiều người còn nhầm tưởng tiền sử dụng đất cũng chính là thuế sử dụng đất. Về hình thức chúng có một số điểm giống nhau, tuy nhiên về bản chất, chúng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu điểm giống và khác của chúng trong bài viết này nhé!

Điểm giống nhau giữa tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất

Điều 107 Luật đất đai quy định: Tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất, cùng với tiền thuê đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, phí và lệ phí trong quản lý đất đaiđều là các khoản thu tài chính từ đất đai.

Trong đó, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đều là khoản tiền mà người sử dụng đất phải đóng cho Nhà nước khi Nhà nước giao đất.

  • Đối tượng đóng: Là người sử dụng đất;
  • Đối tượng nhận: Nhà nước, ngân sách Nhà nước;
  • Lý do đóng: Được Nhà nước giao đất để sử dụng.

Điều 4 Luật đất đai 2013 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Người sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuế đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất thì phải đóng tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất theo quy định.

So sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất 1

Đóng tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng đất. Không đóng thuế đất hay không đóng tiền sử dụng đất đều vi phạm luật đất đai và luật thuế, sẽ phải đóng tiền nộp chậm và bị xử phạt theo quy định (tùy vào mức độ vi phạm).

Điểm khác nhau giữa tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất

1/ Khái niệm

- Tiền sử dụng đất:

Theo Khoản 21 Điều 3 Luật đất đai quy định về khái niệm tiền sử dụng đất như sau:

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

- Thuế sử dụng đất:

Thuế sử dụng đất là loại thuế gián thu mà người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước hàng năm. Thuế sử dụng đất bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệpthuế sử dụng đất phi nông nghiệp (hay còn gọi là thuế nhà đất).

  • Thuế sử dụng đất nông nghiệp là khoản thuế mà người sử dụng đất nông nghiệp phải đóng cho Nhà nước theo Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993;
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là khoản thuế mà người sử dụng đất phi nông nghiệp phải đóng cho Nhà nước theo Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12.

2/ Đối tượng thu tiền, đóng thuế

- Đối tượng thu tiền sử dụng đất:

Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/05/2014 quy định về đối tượng thu tiền sử dụng đất bao gồm:

1. Người được Nhà nước giao đất để sử dụng vào các mục đích sau đây:

a) Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;

b) Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

c) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

d) Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa);

đ) Tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

2. Người đang sử dụng đất được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa trong các trường hợp sau:

a) Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có nguồn gốc được giao không thu tiền sử dụng đất, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa;

b) Đất nông nghiệp có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có thu tiền sử dụng đất;

c) Đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất chuyển sang sử dụng làm đất ở có thu tiền sử dụng đất;

d) Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê đất nay chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa đồng thời với việc chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.

- Đối tượng đóng thuế sử dụng đất:

  • Đối với đất nông nghiệp: Đối tượng đóng thuế là người sử dụng đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng trồng vào sản xuất nông nghiệp.
  • Đối với đất phi nông nghiệp: Đối tượng đóng thuế là người có quyền sử dụng các loại đất sau: đất ở tại nông thôn và đất ở tại thành thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (đất xây dựng KCN; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất làm vật liệu xây dựng, đồ gốm); đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh.

3/ Tiền phải đóng

3.1/ Thu tiền sử dụng đất

- Trong trường hợp Nhà nước giao đất:

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất > tiền sử dụng đất được tính như sau:

Tiền sử dụng đất = Diện tích đất có thu tiền sử dụng đất x Giá đất trúng đấu giá của mục đích sử dụng đất đấu g

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất > tiền sử dụng đất được tính như sau:

Tiền sử dụng đất = Giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo mục đích sử dụng x Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất - Tiền sử dụng đất được giảm theo quy định (nếu có) - Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất (nếu có)

Trong đó:

  • Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất: Diện tích đất có thu tiền sử dụng đất ghi trên quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Giá đất tính thu tiền sử dụng đất: Do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định;
  • Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất: Tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nhà đầu tư tự nguyện ứng cho Nhà nước.

- Trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất:

Đối với tổ chức kinh tế:

So sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất 2

Đối với cá nhân, hộ gia đình:

So sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất 3

3.2/ Thu thuế sử dụng đất

- Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích x Hạng đất x Định suất thuế

Trong đó:

  • Diện tích: Là diện tích đất giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước;
  • Hạng đất: Mỗi loại đất sẽ có một hạng đất khác nhau. Đất trồng lúa có 6 hạng đất, đất trồng cây lâu năm có 5 hạng đất;
  • Định suất thuế: Tính bằng kg thóc trên 1 đơn vị diện tích của từng hạng đất.

- Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp = Giá tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

  • Giá tính thuế = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất (do UBND cấp tỉnh quy định theo chu kỳ 5 năm).
  • Thuế suất: Diện tích trong hạn mức có mức thuế suất 0,03%, diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức có thuế suất 0,07%, diện tích vượt trên 3 lần hạn mức có thuế suất 0,15%.

4/ Miễn, giảm

4.1/ Tiền sử dụng đất

So sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất 4

So sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất 5

4.2/ Thuế sử dụng đất

- Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp:

So sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất 6

So sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất 7

- Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

So sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất 8
Các trường hợp được giảm thuế đất phi nông nghiệp
So sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất 9
Các trường hợp được giảm thuế đất phi nông nghiệp

Như vậy, bài viết đã làm rõ, so sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất. Hy vọng có thể giúp mọi người phân biệt được 2 khái niệm này một cách rõ ràng, cụ thể, từ đó ứng dụng phù hợp vào thực tiễn cuộc sống.

Xem thêm: