Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì? Cách đơn giản nhất phân biệt sổ hồng & sổ đỏ

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Cụm từ “sổ đỏ, sổ hồng” đã rất quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên, sổ hồng và sổ đỏ chỉ là những tên gọi quen thuộc mà người dân tự đặt ra dựa vào màu sắc của mỗi loại giấy, mục đích để giúp họ dễ dàng phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận. Liệu có phải chúng ta đã hiểu rõ về khái niệm sổ đỏ, sổ hồng và cách phân biệt sổ đỏ và sổ hồng hay chưa? Bài viết sau xin được thay các bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc nêu trên.

Sổ đỏ là gì? (Định nghĩa từ năm 2003)

Sổ đỏ là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003)

Sổ đỏ là do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành, có màu đỏ.

Sổ đỏ (trái) và sổ hồng (cũ)

Sổ đỏ (trái) và sổ hồng (cũ)

Sổ hồng (cũ) là gì? (từ 2005)

Sổ hồng là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định:

- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (theo Điều 11 Luật Nhà ở 2005).

Sổ hồng (mới) là gì? (từ 2009)

Từ ngày 10/12/2009, Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực đã quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, có màu hồng.

Sổ hồng (mới)

Sổ hồng mới mặt sau

Sổ hồng (mới)

- Trên sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng)

- Sổ này có màu hồng nhạt, do ủy ban nhân dân tỉnh cấp. Sau này để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng, pháp luật cho phép ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho ủy ban nhân dân quận, thị xã cấp sổ hồng cho chủ sở hữu trong phạm vi địa bàn mình quản lí.

- Khi sử dụng sổ hồng thổ cư cần tránh các vi phạm các quy định về luật đất đai. Nếu vi phạm thì bạn sẽ bị phạt hoặc nặng hơn là có thể tịch thu quyền sở hữu.

- Trên thực tế, sổ hồng chỉ sở hữu lâu dài, chứ không có sổ hồng có giá trị vĩnh viễn. Sổ hồng chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian dài, có điểm kết thúc.

Cho nên, kể từ năm 2009, sổ hồng và sổ đỏ đã được thống nhất thành một mẫu chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Điều 97 Luật Đất đai 2013 cũng quy định:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này”.

Như vậy, theo như các quy định vừa trích dẫn ở trên, sổ đỏ hay sổ hồng đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyền sở hữu nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Thực tế hiện nay vẫn đang lưu hành cả 3 loại giấy tờ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cả 3 đều có giá trị pháp lý như nhau.

>>>Xem thêm: