Sổ đất rừng và những điều cần biết (Mới nhất)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Sổ đất rừng, sổ đỏ đất rừng là khái niệm còn khá lạ lẫm với không ít người. Đất rừng vốn không được nhắc đến nhiều trong các giao dịch nhà đất phổ biến.

Với những người có đất rừng, đang sử dụng hoặc có ý định chuyển nhượng, xây dựng,... khá băn khoăn với những quy định pháp lý liên quan. Họ không biết chắc rằng rừng có được cấp sổ đỏ để ghi nhận quyền sở hữu của mình hay tồn tại ở một loại giấy tờ pháp lý khác; liệu không thực hiện các thủ tục xin cấp sổ đất rừng thì quyền lợi có được bảo vệ nếu như quy hoạch hoặc thu hồi hay không.

Bài viết dưới đây dựa trên những quy định hiện hành sẽ cung cấp các thông tin cơ bản và cần thiết nhất về sổ đất rừng.

Đất rừng là gì? Phân loại đất rừng

Theo quy định tại điều 10 Luật Đất đai 2013, đất đai dựa trên mục đích sử dụng được chia thành 3 nhóm, gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm chưa xác định được mục đích sử dụng. Tại khoản 1 điều này, nhóm đất nông nghiệp chỉ rõ các loại đất, trong đó có liệt kê đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất.

Sổ đất rừng -1

Như vậy, có thể hiểu đất rừng là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng vào mục đích trồng, quản lý và khai thác rừng. Theo đó, đất rừng phân thành 3 loại:

  • Đất rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, hạn chế thiên tai, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
  • Đất rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
  • Đất rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Sổ đất rừng và các quy định liên quan

Sổ đất rừng là loại sổ (giấy) ghi nhận quyền sử dụng đất rừng. Trước đây, sổ này do Lâm trường cấp và có tên gọi là sổ xanh. Tuy nhiên, việc điều chỉnh các quy định pháp luật dần thay đổi các loại giấy chứng nhận nên hiện nay, nhắc đến sổ đất rừng, người ta nghĩ ngay đến sổ đỏ cấp cho đất rừng.

Việc cấp sổ đỏ cho đất rừng có thể dựa trên các điều kiện quy định tại điều 100 hoặc 101 Luật Đất đai 2013, tham khảo thêm tại Đất sổ xanh có chuyển sang sổ đỏ được không.

Sổ đất rừng -2

Tuy nhiên, sổ đỏ đất rừng cấp cho cá nhân sử dụng đất rừng sản xuất là rừng trồng phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại điều điều 33, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, gồm:

  • Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định, xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất
  • Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng
  • Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán. Hợp đồng tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật
  • Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà đã trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
  • Đối với tổ chức trong nước thực hiện dự án trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất
  • Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án trồng rừng sản xuất thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất
  • Trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này, phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Khi cung cấp được một trong các loại giấy tờ trên để chứng minh thì cá nhân, tổ chức sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất là rừng trồng. Sau khi được cấp sổ đỏ, đất rừng sản xuất có thể chuyển mục đích sang đất ở, chuyển nhượng hoặc xin cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật; cũng tương tự với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về sổ đất rừng để các cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất rừng có thêm kiến thức và nắm bắt thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan.

Xem thêm: