Quyền lối đi & tất tần tật các vấn đề về lối đi (Quy định mới nhất)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định rõ ràng về lối đi và quyền lối đi. Tuy nhiên, vì nhiều người chưa biết hoặc chưa hiểu nên dẫn đến tranh chấp về lối đi diễn ra hàng ngày. Việc “bỏ túi” cho mình những kiến thức về lối đi dưới đây sẽ giúp mọi người tránh được những xung đột, tranh chấp không đáng có.

Bài viết của chúng tôi sẽ bao gồm các nội dung sau:

  1. Giải thích khái niệm về lối đi, lối đi riêng, lối đi chung.
  2. Lối đi thể hiện trong sổ đỏ như thế nào? Cách giải quyết khi sổ đỏ không có lối đi.
  3. Cập nhật quy định mới nhất của pháp luật về quyền có lối đi qua.
  4. Cập nhật những quy định của pháp luật về đường tự mở.
  5. Cách giải quyết khi có tranh chấp lối đi theo luật mới nhất.
  6. Các loại biên bản, mẫu đơn thường dùng trong thường hợp thỏa thuận lối đi hoặc tranh chấp lối đi.

Nếu bạn đang quan tâm đến một trong số các nội dung này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Lối đi & những điều cần biết

Chúng ta vẫn thường sử dụng lối đi hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết: Lối đi là gì? Nó được hình thành bằng cách nào? Có mấy dạng lối đi?

Lối đi là gì?

Lối đi còn được gọi là ngõ đi, được hiểu là phần diện tích đất được bỏ ra để sử dụng làm đường đi lại từ các hộ gia đình, cá nhân đi ra đường công cộng.

Lối đi có thể là của một cá nhân, hộ gia đình hoặc của nhiều cá nhân, hộ gia đình. Lối đi của một hoặc cá nhân, hộ gia đình thì gọi là lối đi riêng. Những quy định về lối đi riêng hiện nay vẫn chưa được rõ ràng. Còn lối đi của nhiều cá nhân, hộ gia đình thì là lối đi chung hay lối đi công cộng.

Quyền lối đi & tất tần tật các vấn đề về lối đi 1

Lối đi công cộng là gì?

Như đã nói ở trên, lối đi dành cho nhiều hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng thì được gọi là lối đi công cộng. Nói đến công cộng tức là nói đến sở hữu chung, thuộc về mọi người và để phục vụ cho lợi ích chung của tất cả mọi người.

Sổ đỏ không có lối đi, phải làm sao?

Thường thì lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ, nhưng một số trường hợp sổ đỏ không có lối đi giống như thực tế. Lúc này, chủ sở hữu có thể xin cấp đổi sổ để đảm bảo thông tin thể hiện trên sổ đỏ là chính xác. Điều này rất quan trọng, nhất là khi mua bán đất. Đối với người bán, nếu sổ đỏ không có lối đi thì thường sẽ khó bán hơn hoặc mất giá so với sổ đỏ được thể hiện lối đi rõ ràng. Còn đối với người mua, nếu tranh chấp lối đi xảy ra, chủ mới sẽ dễ bị đuối lý hơn so với các hộ liền kề và sẽ phải chịu phần thiệt thòi.

Khi làm thủ tục cấp đổi sổ đỏ, lối đi chung sẽ được thể hiện trên sổ đỏ. Nếu là lối đi chung do Nhà nước quản lý thì sẽ không thể hiện rõ ràng trên sổ rằng nó thuộc thửa đất nào, mà chỉ ghi chung chung là đường đi. Còn nếu lối đi đó là đất của một chủ sở hữu riêng biệt thì sổ đỏ sẽ thể hiện lối đi đó thuộc đất của chủ sở hữu.

Nếu lối đi chung đó trên sổ đỏ thể hiện là mảnh đất của chủ sở hữu, nhưng trong trường hợp hộ gia đình liền kề không có lối đi nào khác ngoài lối đi hiện tại là đất của chủ sở hữu thì chủ sở hữu vẫn phải chừa lối đi chung cho hộ gia đình liền kề theo quy định của pháp luật.

Quyền lối đi & tất tần tật các vấn đề về lối đi 2

Quyền có lối đi qua theo quy định mới nhất của pháp luật

Lối đi không tự nhiên mà có, nó được tách ra từ một phần đất của một hoặc nhiều chủ sở hữu đất. Trong khi đó “tấc đất tấc vàng”, không phải ai cũng sẵn sàng bỏ ra một phần đất của mình để làm lối đi. Vì vậy, pháp luật đã có những có quy định rõ ràng về lối đi và quyền có lối đi qua như sau:

Quyền có lối đi qua là gì?

Theo nguyên tắc, chủ sở hữu đất đai có toàn quyền quyết định đối với “số phận” thực tế và “số phận” pháp lý đối với tài sản thuộc sở hữu của mình đã được công nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quyền định đoạt bị hạn chế để đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của công cộng. Ví dụ như vấn đề lối đi. Nếu bất động sản của chủ sở hữu nằm liền kề với những bất động sản khác. Những bất động sản đó nếu muốn đi ra đường công cộng thì phải đi qua bất động sản của chủ sở hữu. Lúc này, mặc dù quyền sở hữu đất là của chủ sở hữu, tuy nhiên trong trường hợp cần trích một phần đất để làm lối đi thì chủ sở hữu đất dù không muốn cũng không có quyền ngăn cản.

Từ đó, khái niệm quyền có lối đi qua được hình thành. Quyền có lối đi qua là quyền của những chủ sở hữu bất động sản đang bị vây bọc cần sử dụng diện tích của bất động sản liền kề thì mới có thể đi vào bất động sản của mình. Đây là quyền sử dụng một cách hạn chế trên tài sản của người khác. Nghĩa là chủ sở hữu của bất động sản liền kề có quyền sử dụng lối đi, nhưng sẽ không có quyền sở hữu lối đi đó.

Quyền lối đi & tất tần tật các vấn đề về lối đi 3

Quyền có lối đi qua theo quy định của pháp luật

Mỗi cá nhân, hộ gia đình không chỉ có quyền sử dụng, sở hữu đối với bất động sản của chính mình mà pháp luật Việt Nam còn cho phép họ có quyền đối với bất động sản liền kề.

Điều 245. Quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).”.

Một trong những quyền về bất động sản liền kề đó chính là quyền có lối đi qua.

Điều 254 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về quyền có lối đi qua như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, pháp luật cho phép các chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền mở lối đi chung nhưng phải đảm bảo:

  • Đó là lối đi hợp lý, thuận tiện;
  • Đền bù thích đáng cho chủ sở hữu bất động sản phải trích đất để làm lối đi, trừ trường hợp chủ sở hữu bất động sản tự nguyện hiến đất làm đường hoặc trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 254 Bộ Luật này.

Khoản 3 Điều 254 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Quy định về đường tự mở mới nhất cần biết

Chủ sở hữu bất động sản bị bao bọc được quyền có lối đi qua, tuy nhiên phải tuân thủ quy định về đường tự mở như sau:

Quy định về kích thước lối đi chung

Khoản 2 Điều 254 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Hiện luật chưa có quy định về diện tích tối thiểu mà chủ sở hữu đất phải bỏ một phần đất để mở lối đi, mà điều này sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Đây chính là một trong những hạn chế của luật khiến các tranh chấp dân sự thường xuyên diễn ra và kéo dài.

Quyền lối đi & tất tần tật các vấn đề về lối đi 4

Quy định về quản lý lối đi chung

Lối đi chung thuộc quyền quản lý của UBND cấp xã. Còn lối đi riêng tự mở thì sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau.

Biên bản thỏa thuận lối đi chung

Để đảm bảo quyền lợi của các bên, đồng thời để tránh tranh chấp về sau thì cần thiết phải lập biên bản thỏa thuận lối đi chung. Biên bản sẽ được thành lập thành văn bản, có chữ ký đầy đủ của các bên tham gia, được chứng thực tại UBND cấp xã hoặc văn phòng công chứng.

Mẫu biên bản thỏa thuận lối đi chung

Có 03 mẫu biên bản thỏa thuận lối đi chung để bạn tham khảo và áp dụng.

Mẫu 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——***——

BIÊN BẢN THỎA THUẬN LỐI ĐI CHUNG

Vào hồi … giờ, ngày … tháng … năm …, tại…................

Chúng tôi gồm những người có tên sau đây:

1.Ông (bà): ….......................................

Sinh ngày… tháng … năm …… Giới tính: …...

Số CMND: …Ngày cấp: ../../…. Nơi cấp: …......................

Số điện thoại:…......................................

Địa chỉ thường trú:….....................................................................

2.Ông (bà): …..............................

Sinh ngày… tháng … năm …… Giới tính: …

Số CMND: …Ngày cấp: ../../…. Nơi cấp: …................

Số điện thoại:…..................................

Địa chỉ thường trú:…........................................................................

3.Ông (bà): …...................................................................

Sinh ngày… tháng … năm …… Giới tính: …

Số CMND: …Ngày cấp: ../../…. Nơi cấp: …..............................

Số điện thoại:…................................

Địa chỉ thường trú:…..................................................................

Chúng tôi đã thống nhất về việc lối đi chung giữa các hộ, cụ thể nội dung như sau:

1. Các hộ được phép sử dụng lối đi chung dài … m, rộng … m, cao … m tại địa chỉ: ….

Lối đi chung được hình thành từ phần đất của những người sau đây:

Ông/bà …, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số ….

Ông/bà …, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số …

Ông/bà …, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số …

Ranh giới của lối đi chung:

  • Phía Bắc giáp thửa đất:…
  • Phía Nam giáp thửa đất:…
  • Phía Đông giáp thửa đất:…
  • Phía Tây giáp thửa đất:…

2. Diện tích lối đi chung thuộc quyền sở hữu của: …

3. Mức đền bù cho chủ sở hữu khi mở lối đi chung: …

4. Chuyển quyền sử dụng lối đi chung khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất: …

5. Quyền và nghĩa vụ của các hộ đối với lối đi chung: …

6. Thời hạn sử dụng lối đi chung: …

7. Bản thỏa thuận này được in thành … bản, mỗi hộ giữ 01 bản, có giá trị như nhau.

8. Các bên cam kết thực hiện đúng thỏa thuận, nếu phát sinh tranh chấp sẽ được giải quyết nhờ vào pháp luật.

Các hộ đã nhất trí thông qua thỏa thuận lối đi chung và cùng ký xác nhận.

Ông/Bà

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------***------

BIÊN BẢN THỎA THUẬN LỐI ĐI CHUNG

Vào hồi …… giờ, ngày …… tháng …… năm …….., tại (1).....................................

Chúng tôi gồm những ông bà có tên sau đây:

1. Ông (bà):………………….. Sinh ngày:………………Giới tính:........................................

Số CMND:……………….....................Ngày cấp: ………….......... Nơi cấp:………………

Số điện thoại:……………………………...........................................................................

Địa chỉ thường trú:……………………………………........................................................

2. Ông (bà):………………….. Sinh ngày:…………………………Giới tính:..........................

Số CMND:…………….......... Ngày cấp: ………….......... Nơi cấp:……………….............

Số điện thoại:……………………………..........................................................................

Địa chỉ thường trú:…………………………………….......................................................

3. Ông (bà):…………………… Sinh ngày:…………………Giới tính:...................................

Số CMND:………...... Ngày cấp: …………........ Nơi cấp:………………..........................

Số điện thoại:……………………………........................................................................

Địa chỉ thường trú:……………………………………........................................................

Chúng tôi đã thống nhất về việc lối đi chung giữa các hộ, cụ thể nội như sau:

1. Các hộ được phép sử dụng lối đi chung dài…… m, rộng….. m tại (2) …………………

2. Trong quá trình sử dụng cùng nhau chịu trách nhiệm về việc đảm bảo vệ sinh lối đi chung, sửa chữa để thuận tiện trong quá trình đi lại.

3. Khi một trong các hộ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác thì người đó vẫn được tiếp tục sử dụng lối đi chung và có trách nhiệm chung với các hộ còn lại về việc vệ sinh, sửa chữa lối đi.

4. Biên bản thỏa thuận được lập thành …….. bản, có giá trị pháp lý như nhau.

Các hộ đã nhất trí thông qua nội dung biên bản và cùng ký xác nhận.

Xác nhận của UBND/Văn phòng công chứng

(ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 3:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------o0o---------

VĂN BẢN THỎA THUẬN

(về việc sử dụng lối đi chung)

Hôm nay, ngày ... tháng ...năm ..., tại ………………………………... chúng tôi gồm:

BÊN A: Hộ gia đình ông: …………………………….. gồm các thành viên sau:

Ông: ………………………. Sinh năm: ………………….

CMND số: …………….. do …………………….. cấp ngày ……………………...

Bà: ……………………………. Sinh năm: ……………….

CMND số: …………….. do ……………….. cấp ngày ……………………………..

Cả hai cùng có hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………….

BÊN B: Hộ gia đình ông: …………………………….. gồm các thành viên sau:

Ông: …………………….. Sinh năm: ………….

CMND số: ………………... do …………………….. cấp ngày …………………………...

Bà: ……………………. Sinh năm: ………………...

CMND số: …………………... do ………………….. cấp ngày ……………………………….

Ông: …………………………. Sinh năm: …………….

CMND số: ………………... do …………………. cấp ngày ……………………..

Cả ba cùng có hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………..

Chúng tôi đã thỏa thuận và thống nhất cùng nhau lập Văn bản thỏa thuận về việc sử dụng lối đi chung cụ thể như sau:

1. Bên A cam đoan:

Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ông ……………. tại thửa đất số ……. tờ bản đồ số ………. địa chỉ tại …………………….. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ………... vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …….. do ……………... cấp ngày ……………...

2. Bên B cam đoan:

Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ông ………... tại thửa đất số ….. tờ bản đồ số …….. địa chỉ tại ……………………………………….. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ………………. vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……... do …………………………... cấp ngày………………..

3. Hai bên cam đoan:

- Bên A và bên B có những thửa đất liền kề với nhau tại …………………….. theo các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc sử dụng đất nên chúng tôi đã thống nhất cùng nhau lập Văn bản thỏa thuận về việc thống nhất lối đi chung như sau:

- Bên A đồng ý bỏ ra …………………. giới hạn bởi các điểm ………………….. làm lối đi chung theo Hồ sơ kỹ thuật thửa đất số ……………... lập bởi …………………………………………………...

- Bằng Văn bản này, bên A đồng ý cho bên B được quyền sử dụng lối đi chung nêu trên mà không có bất kỳ thắc mắc hay khiếu nại nào

- Bên B đồng ý sử dụng diện tích đất nêu trên làm lối đi chung của cả hai bên; Bên A và bên B cùng thống nhất diện tích………………………………..nêu trên là lối đi chung của cả bên A và bên B.

- Khi một trong các bên thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho mượn thì bên nhận được phép sử dụng lối đi chung này và không bên nào được phép cản trở việc sử dụng lối đi chung đó.

- Việc thống nhất lối đi chung nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát và không kèm theo bất cứ điều kiện gì

- Chỉ sử dụng phần diện tích …………………………... nêu trên vào mục đích làm lối đi chung của các bên, không bên nào được sử dụng vào việc riêng hoặc cản trở việc sử dụng của các bên còn lại.

- Cả hai bên cam kết mọi giấy tờ về nhân thân và tài sản để thực hiện Văn bản này đều là giấy tờ thật, cấp đúng thẩm quyền, còn nguyên giá trị pháp lý và không bị tẩy xóa, sửa chữa. Nếu sai chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật kể cả việc mang tài sản chung, riêng để đảm bảo cho lời cam đoan trên.

- Văn bản này được lập theo đúng ý chí của chúng tôi và trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất cứ sự đe dọa, ép buộc nào. Chúng tôi đã tự đọc lại toàn bộ nội dung của Văn bản thỏa thuận này, đã đồng ý toàn bộ nội dung của văn bản, không có điều gì vướng mắc.

Chúng tôi cùng tự nguyện ký tên, điểm chỉ dưới đây. Văn bản thỏa thuận này gồm có …….. tờ ………. trang được lập thành ……………….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….. bản làm bằng chứng.

BÊN A BÊN B

(ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ) (ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

Lưu ý khi viết biên bản

  • Ghi đầy đủ, chính xác thông tin của các bên tham gia;
  • Mô tả rõ ranh giới lối đi chung về diện tích, phần đóng góp của các bên tham gia;
  • Quy định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên đối với lối đi chung.

Lưu ý: Các mẫu đơn nói trên chỉ áp dụng được đối với các trường hợp các bên tham gia đã thống nhất được với nhau và đi đến bước cuối cùng là ký vào biên bản. Trong trường hợp các bên không thể thống nhất quan điểm thì cần mời bên thứ 3 là UBND hoặc Tòa án cùng tham gia giải quyết.

Bản án tranh chấp lối đi công cộng (Tổng hợp)

Dưới đây là một số bản án tranh chấp lối đi công cộng mà chúng tôi tổng hợp lại từ năm 2017 đến nay. Để biết thông tin cụ thể về bản án, chỉ cần gõ tên bản án lên Google thì hàng loạt kết quả sẽ được trả về trong giây lát.

  • Bản án số 23/2017/DS-ST ngày 12/07/2017 Về việc Tranh chấp lối đi chung
  • Bản án số 23/2017/DS-ST ngày 18/08/2017 Về việc Tranh chấp lối đi chung
  • Bản án số 37/2017/DS-PT ngày 29/9/2017 Về việc Tranh chấp lối đi chung
  • Bản án số 83/2017/DS-PT ngày 10/08/2017 Về việc Tranh chấp lối đi chung
  • Bản án số 109/2017/DS-PT ngày 22/08/2017 Về việc tranh chấp quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
  • Bản án số 126/2017/DS-PT ngày 20/12/2017 Về việc Tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp lối đi chung
  • Bản án số 154/2017/DS-PT ngày 24/07/2017 Về việc tranh chấp ranh giới quyền sử dụng đất
  • Bản án số 03/2018/DS-PT ngày 17/01/2018 Về việc tranh chấp lối đi chung
  • Bản án số 06/2018/DS-PT ngày 23/01/2018 Về việc Tranh chấp lối đi chung
  • Bản án số 13/2018/DS-PT ngày 25/09/2018 Về việc Tranh chấp lối đi chung, yêu cầu trả lại đất để làm lối đi chung
  • Bản án số 06/2019/DS-ST ngày 21/06/2019 Về việc Tranh chấp lối đi chung và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Bản án số 22/2019/DS-ST ngày 27/11/2019 Về việc Tranh chấp lối đi chung, yêu cầu tháo bỏ tường rào và cổng trên đường đi chung
  • Bản án số 169/2019/DS-PT ngày 25/09/2019 Về việc Tranh chấp lối đi chung và yêu cầu nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Bản án số 17/2020/DS-PT ngày 11/02/2020 Về việc Tranh chấp ngõ đi chung và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng

Tranh chấp lối đi liền kề, giải quyết sao cho thỏa đáng?

Trên thực tế, có rất nhiều các tình huống tranh chấp lối đi chung nhưng các bên tranh chấp không biết giải quyết như thế nào khiến vụ việc kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng đến lợi ích của các bên.

Tranh chấp lối đi chung là tranh chấp dân sự. Khoản 2 Điều 254 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: Nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. Cách giải quyết như sau:

Luật giải quyết tranh chấp lối đi chung

Hòa giải:

Điều 2020 Luật đất đai 2013 lại quy định về cách giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau:

  • Khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở;
  • Nếu các bên không thể tự hòa giải thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải;
  • UBND cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cùng các tổ chức thành viên Mặt trận và tổ chức xã hội khác có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương. Thời hạn hòa giải không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Việc hòa giải phải được thành lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia, có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã.

Quyền lối đi & tất tần tật các vấn đề về lối đi 5

Nếu hòa giải thành:

  • Sau khi hòa giải mà có sự thay đổi về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND xã phải gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (nếu tranh chấp lối đi giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu tranh chấp lối đi trường hợp khác).
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp Giấy chứng nhận mới.

Nếu hòa giải không thành:

Nếu hòa giải không thành, sẽ cần đến sự tham gia của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vụ việc. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định tình trạng pháp lý của lối đi bị tranh chấp, các khía cạnh liên quan từ đó đưa ra phán xét chính xác, công bằng nhất cho các bên tham gia.

Khi xảy ra tranh chấp về lối đi chung thì cơ quan nào sẽ đứng ra giải quyết?

Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

1/ Nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết.

2/ Nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì:

  • Một là UBND cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
  • Hai là Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

3/ Nếu đương sự chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì tranh chấp lối đi chung được giải quyết như sau:

  • Trường hợp tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Nếu không đồng ý với kết quả của UBND cấp huyện thì các bên có quyền khiếu nại đến UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với kết quả của UBND cấp tỉnh thì có thể khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Mẫu đơn tranh chấp lối đi chung

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lối đi chung (dùng khi hòa giải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày…tháng…năm 20..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)………………………

Họ và tên tôi là: ………………………………. ………………………………

Sinh năm: ………………………………………………………………………

CMT số (thẻ căn cước số): …………………………………………………

Ngày cấp:…………………………………..nơi cấp:…………………………

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………

Nơi ở:……………………………………………………………………………

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình của ông (bà): …………………….. Nơi ở: …………………………….............................................................................

Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai như sau:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………….................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Cho đến nay, chúng tôi vẫn không thể hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai đã được nêu bên trên. Vì vậy, gia đình tôi làm đơn này đề nghị Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …………. tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai giữa hai bên gia đình chúng tôi đối với thửa đất số…. ......Loại đất…….....................hạng đất………................. địa chỉ ................

Yêu cầu cụ thể:

  • Yêu cầu cơ quan thẩm quyền tiến hành đo đạc lại diện tích và ranh giới thửa đất.
  • Lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai giữa hai bên gia đình chúng tôi.

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

Tôi xin cảm ơn!

Tài liệu có gửi kèm theo:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– …………………………………………

NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(ký và ghi họ tên)

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung (dùng khi hòa giải không thành và khởi kiện)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

Người khởi kiện: (3).................................................................................

Địa chỉ: (4) ...............................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)

Người bị kiện: (5).....................................................................................

Địa chỉ (6) ................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7).....................................

Địa chỉ: (8)................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………...(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : ………………………………............(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)..............................

Địa chỉ: (10) ..............................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..……............. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)..........................

................................................................................................................

Người làm chứng (nếu có) (12)...................................................................

Địa chỉ: (13) ..............................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………...…….…......... (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)............

1..............................................................................................................

2..............................................................................................................

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) ........................................................................................................................

Người khởi kiện

Tổng kết

Tranh chấp đất đai là điều không ai mong muốn, nhưng trường hợp nhận thấy đất của mình đang bị xâm phạm thì chủ sở hữu có quyền khởi kiện để lấy lại quyền lợi của mình. Tuy nhiên chủ sở hữu cũng cần hiểu rằng không phải trong mọi trường hợp xâm phạm đều vi phạm pháp luật.

Ví dụ như trường hợp liên quan đến lối đi. Pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép mỗi người đều có quyền có lối đi qua dù đất để làm lối đi không thuộc quyền sở hữu của mình mà thuộc về đất của một sở hữu khác. Khi không có lối đi nào khác, bắt buộc phải lấy một phần đất của chủ sở hữu khác làm lối đi thì chủ sở hữu đất dù không muốn cũng phải chấp nhận. Nhưng ngược lại, chủ sở hữu đất có quyền được yêu cầu người sử dụng lối đi đó đền bù thích đáng cho mình. Cuối cùng, các bên nên có sự thỏa thuận, thống nhất rõ ràng và ghi vào biên bản để tránh tranh chấp, khiếu nại về sau. Tranh chấp, kiện cáo không chỉ khiến “tình làng nghĩa xóm” bị mất đi mà còn gây tốn kém thời gian, sức lực và tiền bạc. Chắc hẳn đó là điều không một ai mong muốn.

Xem thêm: