Quy hoạch Thuận An đến năm 2040: Hàng loạt tiêu chí thay đổi vị thế
Với vai trò là một trong các đô thị trung tâm của Bình Dương, Tp. Thuận An đang đặt ra nhiều tiêu chí quan trọng đối với quy hoạch địa phương. Điều này góp phần thay đổi diện mạo và nâng tầm vị thế.
Xem thêm:
Kể từ thời điểm lên phố đến nay, Thuận An đã chứng minh được khá rõ nét tiềm năng của một đô thị trẻ khi liên tục thu hút vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực, đặc biệt, bất động sản cũng chuyển biến tích cực và ngày càng phát triển theo hướng hiện đại - văn minh.
Bình Dương đã vạch ra “lộ trình” để sớm đưa Thuận An lên tầm cao mới. Theo đó, tầm nhìn đến 2040, thành phố này sẽ có những bước chuyển mình một cách toàn diện.
Nâng cấp hạ tầng, phát triển đô thị
Theo đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch Tp. Thuận An tầm nhìn đến 2040 thì thành phố này được xác định sẽ là đô thị loại I gắn với 02 nhiệm vụ trọng tâm:
- Là đô thị dịch vụ - công nghiệp quy mô lớn ở phía Nam
- Là đầu mối giao thông quan trọng, nắm giữ vai trò kết nối hệ thống đô thị phía Bắc với Tp. Hồ Chí Minh.
Do đó, giai đoạn này, tỉnh và thành phố sẽ tập trung vào các kế hoạch phát triển hạ tầng, tối ưu việc sử dụng quỹ đất đất nhằm hoàn thành mục tiêu.
Về quy hoạch hạ tầng
- Xây thêm 03 cây cầu trên sông Sài Gòn: cầu trên đường Cầu Tàu (phường Hưng Định), cầu Vĩnh Phú (đường VP09) và phục hồi cầu sắt Lái Thiêu.
- Cải tạo các tuyến đường chính trong thành phố, đường kết nối với các địa phương lân cận:
- Cải tạo lộ giới từ 32 - 54 mét
- Quy hoạch 1 số tuyến đường song hành với các trục đường chính như Đại lộ Bình Dương, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT743a, ĐT743b, lộ giới từ 22-30m.
- Chỉnh trang nhiều khu vực có diện tích khoảng 2.000ha.
- Tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng
- Ưu tiên các dự án phát triển hạ tầng xã hội: trường mầm non, công viên cây xanh
Về quy hoạch không gian đô thị
- Các khu vực chợ truyền thống (trung tâm phường Lái Thiêu rộng khoảng 99,72 ha, khu vực xung quanh chợ Búng rộng khoảng 8,39 ha) sẽ cải tạo theo hướng giữ gìn bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể; xây dựng các mô hình thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, phố đi bộ, phố đêm...
- Xác định hành lang đất hỗn hợp (khoảng 1.154ha) trên các trục giao thông chính sẽ ưu tiên chuyển đổi để phát triển các dự án dịch vụ - đô thị, nhà ở chất lượng cao, giáo dục và đào tạo…
- Quỹ đất ven sông Sài Gòn và hai bên đường Vành đai III được tận dụng để hình thành các trung tâm dịch vụ chất lượng cao xung quanh các bến hành khách trên sông Sài Gòn, kết nối với khu vực xung quanh.
- Quy hoạch 659 ha đất tại An Sơn, An Thạnh, Hưng Định thành khu đô thị vườn trái cây, mô hình nhà ở kết hợp homestays với các vườn trái cây, phục vụ cho du lịch.
- Đất hỗn hợp trên các trục đường chính có đường sắt đô thị cho phép xây dựng tối đa 50 - 60 tầng.
- Quy hoạch 537,70 ha đất cây xanh có mục đích công cộng của thành phố
- Chuyển đổi sân golf Lái Thiêu thành công viên chuyên đề,...
Thuận An nỗ lực để sớm hoàn thành các tiêu chí
Hiện tại, Thuận An đặt mục tiêu sớm trở thành đô thị loại I vào năm 2040 và đặc biệt, trước mắt là hoàn thành các tiêu chí đô thị loại II trước 2025 để tạo tiền đề vững chắc.
Theo đánh giá, Thuận An có 7/63 tiêu chí chưa đạt khi xét 5 tiêu chí nâng loại đô thị loại II nhưng đã đạt 86,55/100 điểm tiêu chí đô thị loại II. Do đó, thành phố tập trung vào các tiêu chí chưa hoàn thành. Cụ thể:
- Nâng cấp, mở rộng, xây mới các tuyến đường đô thị theo quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025, đẩy mạnh xã hội hóa.
>>> Xem thêm: Toàn cảnh quy hoạch Thuận An 2020, tầm nhìn đến 2030
- Ưu tiên nguồn lực cho các lĩnh vực chỉnh trang đô thị, giao thông, y tế, giáo dục,...
- Tăng cường tỷ lệ đất giao thông và cây xanh, công trình công cộng.
Tính đến thời điểm này, Thuận An đang nằm trong top các đô thị có sức hút lớn đối với dân cư. Dự báo đến năm 2030, dân số của thành phố sẽ đạt 750.000 người, và khoảng 850.000 người vào 2040. Tỷ lệ dân nhập cư đều tăng theo từng năm. Điều này được cho là nhờ sự phát triển của các dự án bất động sản và nguồn cung việc làm hấp dẫn.
Vì vậy, thành phố vẫn đang tập trung đẩy mạnh phục hồi - phát triển kinh tế cùng với tăng cường nguồn cung nhà ở, cải thiện chất lượng sống nhằm đáp ứng nhu cầu an cư ngày một lớn. Đây cũng là thời điểm vàng để các dự án nhà ở như căn hộ chung cư, khu đô thị,... khai thác giá trị, phát huy tiềm năng.
Ngoài ra, nền nhiệt của thành phố này cũng sẽ tạo đà cho nhiều đô thị trong tỉnh đón làn sóng đầu tư mạnh mẽ, khuyến khích nhiều dự về thương mại - dịch vụ “ nở rộ”, hình thành nên không ít xu hướng mới mẻ.
>>> Xem thêm: Sự khởi sắc của thị trường bất động sản Bình Dương
Với các tiêu chí rõ ràng về mục tiêu quy hoạch, Thuận An có cơ hội lớn để thay đổi vị thế của mình, trở thành đô thị top đầu và có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh Bình Dương.