Quy hoạch sử dụng đất là gì? Những quy định hiện hành

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Quy hoạch sử dụng đất và các vấn đề liên quan đã được quy định cụ thể tại Luật Đất đai năm 2013.

Nghe nói nhiều về quy hoạch sử dụng đất, thậm chí nhiều người có đất thuộc diện quy hoạch của địa phương. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ được quy hoạch sử dụng đất là gì và điều kiện để lập quy hoạch sử dụng đất ra sao?

Để giải đáp những thắc này của người dân, dựa vào Luật Đất đai năm 2013 và một số văn bản liên quan. Dưới đây là những thông tin cơ bản nhất về quy hoạch sử dụng đất mà người dân cũng như các nhà đầu tư bất động sản, những người làm công việc liên quan đến nhà đất cần nắm:

Khái niệm quy hoạch sử dụng đất

Theo Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013, khái niệm Quy hoạch sử dụng đất được hiểu cơ bản như sau:

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Đối với đất nằm quy hoạch sử dụng đất của địa phương, mọi hoạt động liên quan đều phải tuân theo các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và thông qua UBND tỉnh hoặc UBND huyện.

Quy hoạch sử dụng đất - 1

Những quy định về lập quy kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất

Dựa vào những điều khoản đã quy định tại Luật Đất đai năm 2013, tất cả các hoạt động liên quan để lập quy hoạch sử dụng đất đều phải tuân thủ pháp luật. Đất quy hoạch có tính chất khá đặc biệt, hoàn toàn có thể thay đổi theo từng giai đoạn và chính quyền địa phương có thể linh hoạt xử lý theo tình hình cụ thể.

Về cơ bản, muốn lập quy hoạch sử dụng đất phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:

  • Khi lập quy hoạch sử dụng đất của nhà nước thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải đảm bảo được tính liên kết giữa các vùng miền, đáp ứng tính đặc thù của đất cũng như từng địa phương, khi lập quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện thì phải thể hiện luôn quá trình, nội dung sử dụng đất ở cấp cơ sở cấp xã luôn, bởi cấp huyện là cấp thấp nhất thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất, do đó khi lập quy hoạch sử dụng đất thì phải lập luôn quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã.
  • Lập quy hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo và bảo vệ được đất dùng để trồng lúa, đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ nhằm đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia cũng như đảm bảo được sinh thái tự nhiên, biến đổi khí hậu, khai thác phù hợp tài nguyên thiên nhiên hiện có, đảm bảo sự cân bằng và phát triển bền vững.
  • Phải đảm bảo được nhu cầu sử dụng đất giữa các địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực cũng như quỹ đất hiện còn của quốc gia để sử dụng sao cho hiệu quả mà còn tiết kiệm, sử dụng được triệt để nguồn đất.

Sau khi hoàn thiện phần quy hoạch, các cấp cũng phải lên kế hoạch sử dụng đất chi tiết kèm theo để Bộ hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường có cơ sở phê duyệt.

Quy hoạch sử dụng đất - 2

Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất sẽ được phê duyệt ở cấp tương đương quy mô và nhiệm vụ, mục đích sử dụng. Thông thường sẽ được thực hiện bởi các cơ quan như:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường (xử lý hồ sơ do UBND cấp tỉnh nộp)
  • Sở Tài nguyên và Môi trường (xử lý hồ sơ từ UBND cấp huyện nộp)

Về cơ bản, trình tự thủ tục sẽ được thực hiện giống nhau, sau khi nộp lên đúng cơ quan có thẩm quyền xử lý. Dưới đây là trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, anh/chị có thể tham khảo tương tự nếu thực hiện ở cấp huyện:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định;

b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến;

c) Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là khu vực chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;

d) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;

đ) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình phê duyệt;

g) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

Quy hoạch sử dụng đất - 3

Mặc dù quy hoạch sử dụng đất được lập nên mất khá nhiều công sức và trải quy trình thẩm định, phê duyệt kỹ càng. Thế nhưng, những kế hoạch này hoàn toàn có thể thay đổi, thậm chí được phá bỏ tùy thuộc vào tình hình và kế hoạch phát triển ở từng thời điểm của địa phương. Đối với người dân có đất thuộc diện quy hoạch, nên theo dõi thường xuyên những động thái triển khai, nhằm hưởng đúng quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.

>>>> Xem thêm: