Quy hoạch ga Dĩ An hiện nay ra sao?

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Quy hoạch ga Dĩ An liên quan trực tiếp đến việc mở rộng hệ thống giao thông đường sắt khu vực cũng như xây dựng khu dân cư trên địa bàn.

Ga Dĩ An là đơn vị trực thuộc Xí nghiệp Vận tải đường sắt Sài Gòn, có nhiệm vụ chủ yếu là đón tiễn, tổ chức tránh vượt các đoàn tàu khách, hàng hóa trên tuyến tàu Thống Nhất của đường sắt Việt Nam. Ga Dĩ An đối với các hành khách trong và ngoài tỉnh là điểm đến quen thuộc cho nhu cầu di chuyển. Nhiều năm qua, ga này đã và đang làm tốt công việc tăng cường kết nối giao thông trong khu vực.

Ga Dĩ An, Bình Dương

Tuy nhiên, bên cạnh quy hoạch mở rộng, đẩy mạnh phát triển thêm một số tuyến đường sắt qua ga Dĩ An thì gần đây, khu vực này cũng gặp không ít “xáo trộn” liên quan đến quy hoạch khu nhà ở thương mại đường sắt Dĩ An.

Ga Dĩ An theo quy hoạch chung đường sắt vùng Tp. Hồ Chí Minh

Trong đồ án quy hoạch 8 tuyến đường sắt vùng Tp. Hồ Chí Minh, ga Dĩ An đóng vai trò quan trọng đối với tuyến Trảng Bom (Đồng Nai) - Hòa Hưng (ga Sài Gòn) và tuyến Tuyến Dĩ An - Lộc Ninh. Cụ thể:

  • Tuyến Trảng Bom (Đồng Nai) - Hòa Hưng (ga Sài Gòn) dài 39km

    Đoạn từ Trảng Bom đến Phước Tân, tuyến đi song song với tuyến đường bộ tránh thành phố Biên Hòa;
  • Đoạn từ Phước Tân về Dĩ An (Bình Dương), tuyến cắt qua QL51 rồi về ga Biên Hòa mới, đi tiếp bên trái và song song QL 51 về phía TPHCM, vượt qua sông Đồng Nai tại vị trí cách cầu đường bộ Đồng Nai hiện tại 30m về phía hạ lưu, đi song song với xa lộ Hà Nội, rẽ phải vượt qua xa lộ Hà Nội, sau đó đi song song về bên phải tỉnh lộ 743 đến Km1703+500 tuyến rẽ trái và cắt qua tỉnh lộ 743 về ga Dĩ An.
  • Đoạn từ ga Dĩ An về ga Sài Gòn tuyến đi theo hướng tuyến của đường sắt Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh. Chiều dài tuyến từ ga Phước Tân đến ga Hòa Hưng (Sài Gòn) là 39,07 km.

Ga Dĩ An theo quy hoạch giao thông vùng

Tuyến Dĩ An - Lộc Ninh (dài 128km)

  • Tuyến này có điểm đầu kết nối với tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ tại ga Tân Chánh Hiệp (quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh), điểm cuối là ga Trảng Bàng (Tây Ninh). Tuy nhiên, sẽ làm trước đoạn từ Dĩ An đến ga Chánh Lưu (Bình Dương) dài 31,9km.
  • Bắt đầu từ ga Dĩ An, tuyến đi bên phải đường bộ Mỹ Phước - Tân Vạn đến Km2+200 đi trên nền đường sắt cũ, đến Km4+900 rẽ trái và đi song song với nền đường sắt cũ về phía nam (cách nền đường sắt cũ 200m), tới Km10+700 rẽ phải cạnh khu công nghiệp Bình Chuẩn và giáp phía đông Khu quân sự, đến Km14+100 đi dọc ranh phía đông khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương tới Km26+800 và về ga Chánh Lưu là ga cuối của ranh đầu mối.

Ga Dĩ An trong quy hoạch khu nhà ở thương mại

Trong năm 2019, nhiều sai phạm được phát hiện liên quan đến Khu nhà ở thương mại đường sắt Dĩ An. Qua kiểm tra thực tế dự án, cơ quan có thẩm quyền ghi nhận đã có sự xây dựng phát sinh thêm 25 công trình, gồm:

  • 4 công trình xây dựng tầng hầm sai quy hoạch và thiết kế cơ sở;
  • 7 công trình đang thi công phần móng;
  • 3 công trình đang xây dựng thi công tầng 3;
  • 5 công trình đang thi công hoàn thiện;
  • 6 công trình đã tạm đưa vào sử dụng.

Khu nhà ở thương mại đường sắt Dĩ An

UBND Thị xã Dĩ An đã xử lý 4 công trình vi phạm, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư tạm ngưng thi công xây dựng, cung cấp hồ sơ pháp lý liên quan đối với 15 công trình đang thi công.

Đồng thời, Bộ Giao thông Vân tải cũng đã có công văn hoả tốc yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam làm rõ toàn bộ nội dung và trách nhiệm liên quan đối với các sai phạm kể trên. Theo đó, bộ yêu cầu:

  • Chỉ đạo các cơ quan đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục đảm bảo nguyên trạng đường sắt số 3 (được nối từ đường số 2 ga Dĩ An vào Nhà máy xe lửa Dĩ An), nhánh đường sắt số 60, 61, 62 trong khu vực Trạm Vật tư đường sắt Dĩ An.
  • Làm rõ một số nội dung: Phê duyệt quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất dành cho đường sắt khi chưa được sự thống nhất chủ trương của Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên & Môi trường; dịch chuyển nhánh đường sắt trong Trạm Vật tư Dĩ An khi chưa được sự chấp thuận của Bộ GTVT.

Với vị thế quan trọng đối với giao thông địa phương và khu vực, quy hoạch ga Dĩ An rất được quan tâm và thường xuyên giám sát, theo dõi để hạn chế những phát sinh tiêu cực trong việc sử dụng quỹ đất, cơ sở vật chất. Theo định hướng quy hoạch Dĩ An và tỉnh Bình Dương, đây vẫn là một trong hệ thống các ga tàu lửa có ý nghĩa lớn đối với đường sắt khu vực.

Xem thêm: