Quy hoạch đất quốc phòng và các vấn đề liên quan
Tất cả các hoạt động liên quan đến quy hoạch đất quốc phòng phải thực hiện theo Luật Quy hoạch và đảm bảo đáp ứng hiệu quả, kịp thời kế hoạch của địa phương và quốc gia.
Sở hữu tính chất đặc biệt hơn so với các loại đất quy hoạch khác, vì vậy quy hoạch đất quốc phòng được thực hiện thông qua rất nhiều công đoạn và phải được phê chuẩn bởi nhiều cấp, ban ngành khác nhau. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng phải đi đầu, mẫu mực về cổ phần hóa, thoái vốn, bàn giao đất của các doanh nghiệp ít liên quan đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
Dưới đây là những vấn đề cần nắm khi tìm hiểu về quy hoạch đất quốc phòng:
Nhiệm vụ và thủ tục lập quy hoạch đất quốc phòng
- Công tác trước khi xin xét duyệt quy hoạch đất quốc phòng, an ninh
- Xác định cụ thể mục đích sử dụng, diện tích, ranh giới cho từng đơn vị
- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho từng đơn vị trong từng thời kỳ phù hợp với nhiệm vụ được giao
- Diện tích, ranh giới đất, nội dung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải được thể hiện trên bản đồ địa chính theo quy định của Tổng cục địa chính.
- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quốc phòng, an ninh gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao sử dụng đất quốc phòng, an ninh;
- Quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình;
- Quy hoạch kế hoạch về sử dụng đất của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 của Nghị định này xét duyệt hoặc quyết định giao đất của Thủ tướng Chính phủ;
- Bản đồ xác định ranh giới đất thuộc quyền sử dụng của đơn vị đã được Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện sở tại xác nhận.
- Cơ quan thẩm quyền xét duyệt quy hoạch đất quốc phòng, an ninh
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch chung về sử dụng đất quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước và ở các đô thị loại I, loại II;
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất của các đơn vị thuộc Bộ được Nhà nước giao sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sau khi đã thoả thuận với Bộ Nội vụ;
- Việc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh phải được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
- Nhiệm vụ sau khi được phê duyệt quy hoạch đất quốc phòng
Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao sử dụng đất quốc phòng, an ninh phải đăng ký đất đai theo quy định tại Điều 33 của Luật Đất đai. Việc đăng ký đất phải đảm đảm bí mật quốc phòng, an ninh. Bản đồ địa chính khu đất quốc phòng, an ninh giao cho đơn vị vũ trang sử dụng phải xác định rõ ranh giới và các yếu tố cần thiết bảo đảm ghép nối phù hợp với bản đồ địa chính của địa phương;
Hàng năm, đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao sử dụng đất quốc phòng, an ninh phải thống kê, báo cáo tình hình sử dụng và biến động về đất đai của các đơn vị thuộc mình quản lý theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Tổng cục địa chính.
Nguyên tắc sử dụng đất quốc phòng chưa có kế hoạch sử dụng ngay
Hầu hết các quy hoạch sử dụng đất đều chưa được sử dụng ngay. Tùy thuộc vào kế hoạch sử dụng đất cụ thể mà đất sẽ được phân bổ thời gian triển khai phù hợp nhất. Trong trường hợp đất chưa sử dụng, để tránh lãng phí tài nguyên đất, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cho phép sử dụng vào mục đích kinh tế trong thời hạn nhất định. Các nguyên tắc sử dụng đất thuộc quy hoạch đất quốc phòng như sau:
- Đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế chịu sự quản lý tập trung, thống nhất của Bộ Quốc phòng.
- Việc sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế không được làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác về quân sự, quốc phòng; không làm biến dạng, làm thay đổi mục đích sử dụng đất đã xác định.
- Đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế phải bảo đảm đúng mục đích được xác định trong phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt, đúng pháp luật và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tất cả các trường hợp giao đất quốc phòng cho đơn vị và doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh tế đều phải thực hiện bằng Quyết định giao đất và Quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế của Bộ Quốc phòng; doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần quân đội sử dụng đất quốc phòng phải thực hiện hợp đồng thuê đất, bên cho thuê là Bộ Quốc phòng.
- Các đơn vị, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
- Bộ Quốc phòng thu hồi lại đất mà không có bồi hoàn trong các trường hợp bất khả kháng, các tình huống cấp thiết hoặc khi có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến nguy cơ làm thay đổi mục đích sử dụng đất của Bộ Quốc phòng.
Trên đây là những nội dung liên quan đến quy hoạch đất quốc phòng theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với các trường hợp cụ thể, anh/chị nên đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để được giải đáp chi tiết nhất.
>>>> Xem thêm: