Quy định về biệt thự nghỉ dưỡng: nhà đầu tư phải cẩn trọng

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Biệt thự nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang tồn tại nhiều lỗ hổng về pháp lý. Để đảm bảo an toàn khi đầu tư phân khúc bất động sản này, nhà đầu tư cần nắm rõ các quy định về biệt thự nghỉ dưỡng.

Tại các diễn đàn về đầu tư bất động sản trong những năm gần đây, rủi ro trong đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng trở thành đề tài được tranh luận sôi nổi. Trong đó, biệt thự nghỉ dưỡng - sản phẩm có vốn đầu tư cao được xem là hạng mục vừa sinh lợi cao nhưng mức độ rủi ro cũng không kém cạnh. Hàng ngàn nhà đầu tư "kêu trời" vì tình trạng mua biệt thự nghỉ dưỡng hàng năm trời vẫn chưa được cấp sổ, dự án chậm tiến độ ảnh hưởng đến lợi nhuận,... thế nhưng việc xử lý vẫn chưa triệt để.

Pháp lý biệt thự nghỉ dưỡng có giống với đất nền và nhà phố?

Nhiều nhà đầu tư vẫn chủ quan cho rằng, các quy định về pháp lý của biệt thự sẽ tương đồng với nhà phố hoặc đất nền do đều là nhà đất. Thế nhưng trên thực tế, pháp lý biệt thự nghỉ dưỡng khá rắc rối và có nhiều điểm khác hoàn toàn so với các bất động sản phổ biến khác.

Thời gian sở hữu biệt thự nghỉ dưỡng phụ thuộc vào loại đất mà chủ đầu tư được giao. Nếu là đất ở, khách hàng mua biệt thự nghỉ dưỡng sẽ được sở hữu lâu dài. Nhưng nếu là đất được bàn giao để thực hiện dự án thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng chỉ 50 năm.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ đỏ được cấp hay không còn phụ thuộc loại đất vừa nêu ở trên. Căn cứ vào Luật Đất đai 45/QH13 năm 2013, luật Xây dựng 2014, Luật Nhà ở 2014, luật Kinh doanh BĐS 2014,… bất động sản nghỉ dưỡng, cụ thể là biệt thự nghỉ dưỡng có thể sẽ được cấp sổ đỏ lâu dài trong trường hợp đất xây dự án là đất ở (Tuy nhiên số lượng này rất ít).

Khi thực hiện các giao dịch mua bán, phía người bán phải đảm bảo pháp lý biệt thự nghỉ dưỡng rõ ràng. Đồng thời, phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về mua bán nhà đất đã được Luật Đất đai quy định.

Quy định về biệt thự nghỉ dưỡng - 1

Lỗ hổng quản lý biệt thự nghỉ dưỡng khiến nhà đầu tư lo lắng

Tình trạng lách luật khi kinh doanh biệt thự nghỉ dưỡng đang diễn ra khá phổ biến. Từ những lỗ hổng pháp lý chưa được khắc phục, một số kẻ gian sẽ lợi dụng để chuộc lợi. Các chế tài xử lý hành vi vi phạm cũng chưa có quy định cụ thể, nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra nộp phạt vì nguồn lợi họ thu được đang cao hơn gấp nhiều lần.

Hiện nay, khung pháp lý dành cho bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa ổn định. Đặc biệt, vẫn chưa có các nghị định hay thông tư quản lý chi tiết về phân khúc này. Nếu xảy ra tranh chấp, sẽ tồn tại mức độ rủi ro cực lớn trong phán quyết của tòa án.

Để bảo quyền lợi và tài sản của mình, ngay khi pháp lý chưa được điều chỉnh, khách hàng và nhà đầu tư phải trang bị đủ yếu tố của nhà đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro.

Quy định về biệt thự nghỉ dưỡng - 2

Những lưu ý về pháp lý biệt thự nghỉ dưỡng khi mua bán

Trước những lỗ hổng về quản lý, điều duy nhất để hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư là kỹ lưỡng về pháp lý và thủ tục khi mua bán. Ngoài những giấy tờ liên quan đến chứng minh quyền sở hữu bất động sản, hợp đồng mua bán sẽ là mấu chốt để làm việc với tòa án nếu xảy ra tranh chấp. Cần đặc biệt lưu ý các điểm như:

  • Thời gian mua bán, ký kết hợp đồng
  • Thông tin cá nhân bên bán và bên mua
  • Giá cả cụ thể của biệt thự nghỉ dưỡng
  • Những quy định về quyền và nghĩa vụ của 2 bên sau khi hoàn thiện hợp đồng mua bán

Trong trường hợp khách hàng mua biệt thự nghỉ dưỡng từ chính chủ đầu tư, cần xem xét kỹ những quy định về khai thác và quản lý biệt thự nghỉ dưỡng sau khi mua bán. Nếu chủ đầu tư chấp nhận thuê lại và chia lợi nhuận kinh doanh, 2 bên phải lập thêm hợp đồng chi tiết và nêu rõ giá thuê, thời gian thuê, phần trăm lợi nhuận,...

Tất cả các giấy tờ mua bán đều phải được lập thành 3 bản và có con dấu, ký xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nếu xảy ra tranh chấp, các giấy tờ này sẽ là cơ sở pháp lý.

Quy định về biệt thự nghỉ dưỡng - 3

Thị trường biệt thự nghỉ dưỡng đang phát triển mạnh mẽ trở lại, nhiều khu vực đón nhận hàng loạt dự án triển khai cùng lúc. Nguồn cung nhiều thì cơ hội đầu tư nhiều, nhưng các doanh nghiệp lo lắng là hiện nay hành lang pháp lý về các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng chưa định hình rõ là bất động sản để ở hay kinh doanh, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong kinh doanh.

>>>> Xem thêm: