Quy định tách thửa tại tỉnh Long An (Mới nhất)
Hạ tầng phát triển nhanh và mặt bằng giá đất còn thấp, lại có vị trí kề cạnh thành phố Hồ Chí Minh, Long An hiện đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư cũng như khách hành. Với con sốt đất nền tại đây, các quy định tách thửa tỉnh Long An hiện đang là mối quan tâm của các nhà đầu tư cũng như những người dân có nhu cầu thực muốn sắm cho mình 1 mảnh đất vừa túi tiền. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy định tách thửa tại Long An với bài giới thiệu dưới đây.
>>> Xem thêm:
Muốn tìm hiểu về quy định tách thửa tại Long An, trước hết, chúng ta cùng xem qua Quyết định số 66/2018/QĐ-UBND, là quyết định quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Nội dung chi tiết quyết định như sau:
1/ Điều kiện thực hiện việc tách thửa
Người sử dụng đất được tách thửa đất khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không thuộc các trường hợp sau:
- Thửa đất hoặc một phần thửa đất đề nghị tách thửa đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thửa đất đang có khiếu nại, tranh chấp;
- Thửa đất hoặc tài sản gắn liền với thửa đất đó đang bị các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn để thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án của Tòa án;
- Người sử dụng đất vi phạm quy định của pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất;
- Thửa đất thuộc khu vực bảo tồn, khu di tích lịch ,sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định pháp luật;
- Thửa đất không được tách thửa theo các quy định khác của pháp luật.
- Thửa đất mới được hình thành do tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa có diện tích không nhỏ hơn diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa theo quy định.
2/ Quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa tại Long An
2.1 Đối với đất ở đô thị (các phường, thị trấn)
1. Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 45 m2, trong đó:
- Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5 m;
- Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5 m.
2. Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới nhỏ hơn 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 36 m2, trong đó:
- Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;
- Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m.
3. Đối với lô đất xây dựng nhà ở tiếp giáp đường giao thông nhưng chưa quy định lộ giới, sau khi tách thửa thì diện tích thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 80 m2, trong đó:
- Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;
- Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15 m.
2.2 Đối với đất ở nông thôn (các xã)
1. Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 100 m2, trong đó:
- Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5 m;
- Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15 m.
2. Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới nhỏ hơn 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 80 m2, trong đó:
- Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;
- Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15 m.
3. Đối với lô đất xây dựng nhà ở tiếp giáp đường giao thông nhưng chưa có quy định lộ giới thì sau khi tách thửa, diện tích thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 100 m2, trong đó:
- Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;
- Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 20 m.
Chúng tôi xin tóm tắt lại các thông tin và quy định tách thửa của Long An đối với đất ở như bảng sau:
Nhìn chung, ngoài các điều kiện chung phải đáp ứng khi tách các thửa đất, thì cách thửa đất được hình thành từ việc tách thửa này phải đáp ứng các điều kiện về diện tích và kích thước tối thiểu theo quy định của từng địa phương. Tuy nhiên, diện tích và kích thước tối thiểu cũng có sự khác nhau giữa phụ thuộc vào vị trí mà thửa đất đó đang hiện hữu là ở khu vực đô thị hay khu vực nông thôn.
2.3 Điều kiện cụ thể tách thửa đối với đất ở
1. Thửa đất có diện tích nhỏ hơn 2.000 m2
- Trường hợp các thửa đất sau khi tách thửa tiếp giáp với hiện trạng hạ tầng giao thông công cộng, đồng thời đảm bảo các yếu tố hạ tầng khác (điện, cấp thoát nước) thì được tách thửa.
- Trường hợp các thửa đất đề nghị tách thửa không tiếp giáp với đường giao thông công cộng hiện hữu, không đảm bảo các yếu tố hạ tầng khác (điện, cấp thoát nước) thì người sử dụng đất phải lập bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật đảm bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật, phù hợp không gian kiến trúc với khu vực xung quanh và phải nằm trong quy hoạch điểm dân cư tập trung trong quy hoạch nông thôn mới hoặc thuộc đất ở theo quy hoạch đô thị chung của phường, thị trấn, thị xã và thành phố. Trường hợp ngoài điểm dân cư tập trung hoặc không thuộc điểm quy hoạch dân cư tập trung của phường, thị trấn, thị xã và thành phố phải được UBND cấp huyện xem xét, chấp thuận theo nhu cầu và đối với từng trường hợp cụ thể.
- Diện tích tối thiểu, kích thước thửa đất, các điều kiện về hạ tầng thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của quy định này và bản vẽ tổng mặt bằng được phê duyệt. Phần diện tích được sử dụng chung (đường giao thông, cấp thoát nước) theo bản vẽ tổng mặt bằng do UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) quản lý.
2. Thửa đất có diện tích từ 2.000 m2 trở lên, người sử dụng đất phải lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo quy định.
3. Việc chia tách thửa đất tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện sau khi người sử dụng đất đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật được duyệt. Riêng đối với việc tách thửa tại Khoản 1 Điều này, hạ tầng sử dụng chung phải được UBND cấp xã theo dõi và quản lý từ khâu lập dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công, thi công xây dựng đến nghiệm thu bàn giao quản lý.
Như vậy, một thửa đất muốn xin phép tách thửa, cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định, và các thửa đất sau khi được tách ra, thì phải đáp ứng điều kiện ở mục 2.1.
2.4 Tách thửa đối với đất nông nghiệp
Thửa đất mới được hình thành do tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu là 1.000 m2 đối với đất trồng lúa và đất rừng sản xuất; 500 m2 đối với các loại đất nông nghiệp còn lại.
2.5 Tách thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tách thửa đất nông nghiệp thuộc khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch là đất ở để chuyển mục đích sang đất ở hoặc chuyển quyền kết hợp với chuyển mục đích sang đất ở thì diện tích tối thiểu của thửa đất mới được hình thành do tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của quy định này. Đồng thời, thửa đất nông nghiệp còn lại không bắt buộc phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở.
- Trường hợp tách cùng lúc thửa đất ở với một hoặc nhiều thửa đất nông nghiệp liền kề của cùng chủ sử dụng đất và tiếp giáp với thửa đất ở thì diện tích thửa đất ở được hình thành do tách thửa và diện tích đất ở, đất nông nghiệp còn lại sau khi tách (các thửa đất nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch đất ở) thực hiện quy định tại Điều 4, Điều 5 của quy định này.
- Trường hợp tách cùng lúc thửa đất ở xen kẽ với một hoặc nhiều thửa đất nông nghiệp của cùng chủ sử dụng đất và tiếp giáp với thửa đất ở thi diện tích thửa đất ở được hình thành do tách thửa và tổng diện tích các thửa đất còn lại (các thửa đất nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch đất ở) thực hiện quy định tại Điều 4, Điều 5 của quy định này.
- Các thửa đất sau khi tách thửa và còn lại quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này đảm bảo tiếp giáp với hiện trạng hạ tầng giao thông công cộng, đồng thời đảm bảo các yếu tố hạ tầng khác (điện, cấp thoát nước).
- Mọi trường hợp chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở với mục tiêu tách thửa đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định tại quyết định này để đầu tư hạ tầng khu dân cư, UBND cấp huyện hướng dẫn người sử dụng đất lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo quy định.
3/ Thủ tục tách thửa tại Long An
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trước đó, người muốn tách thửa phải kiểm tra xem thửa đất của mình có đủ đáp ứng điều kiện tách thửa hay không (theo mục 1).
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành duyệt hồ sơ, xem xét có phù hợp với điều kiện tách thửa do UBND tỉnh Long An ban hành hay không? Nếu xét thấy hồ sơ phù hợp sẽ ra Công văn chấp thuận đủ điều kiện tách thửa.
- Bước 3: Sau khi có công văn chấp thuận đủ điều kiện tách thửa, người có yêu cầu nộp hồ sơ sang chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, thời gian thực hiện thủ tục tách thửa đất tại Long An là không quá 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ giấy tờ.
Nguồn: Trần Anh Group