Quy định Pháp Luật Việt Nam về thời hạn sử dụng chung cư (Mới nhất)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định về thời hạn sử dụng chung cư cũng như thời hạn sở hữu. Ở nước ta, Luật Nhà ở 2014 và một số Thông tư, Nghị định khác quy định rất rõ rang về thời hạn sử dụng cũng như sở hữu của nhà chung cư. Mời quý đọc giả cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu rõ hơn.

Thời hạn sử dụng căn hộ chung cư 1

1/ Niên hạn sử dụng của nhà chung cư

Theo luật Nhà ở 2014 tại khoản 1 điều 98 quy định: “Nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khác nhau để xác định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường”.

Theo thông tư 31/2016/TT-BXD, công trình nhà chung cư được phân thành 3 hạng A, B, C, tùy vào mật độ xây dựng, khả năng tiếp cận phương tiện giao thông công cộng đô thị, bình quân diện tích sử dụng căn hộ trên số phòng ngủ tối thiểu …

Cơ quan chính quyền quản lý khu vực sẽ ra quyết định công nhận phân hạng chung cư, nhằm tránh việc khiếu kiện, tranh chấp sau này giữa khách hàng với ban quản lý chung cư về mức giá dịch vụ tại chung cư. Đây cũng là cơ sở để ban quản lý chung cư áp dụng các mức giá dịch vụ quản lý, chăm sóc, điều hành chung cư theo khung giá đã được cơ quan chính quyền cấp tỉnh ban hành.

Theo đó, nhà chung cư cũng được phân loại nhà chung cư sở hữu lâu dài và nhà chung cư sở hữu có thời hạn, tùy thuộc vào loại công trình, chất lượng công trình đối với từng dự án đầu tư và được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Cũng như những tài sản khác, khi trải qua một thời gian dài sử dụng, do các tác động khách quan từ thiên nhiên và tác động chủ quan từ phía người sử dụng, các căn hộ chung cư đến lúc sẽ xuống cấp, hư hỏng, nếu tiếp tục sử dụng sẽ nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng, nhà chung cư được kiểm định căn cứ vào cấp công trình xây dựng.

Sau một thời gian dài sự dụng, khi các căn hộ chung cư đến lúc xuống cấp, hư hỏng, sẽ được kiểm định căn cứ vào cấp công trình xây dựng. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được tính dựa vào cấp công trình xây dựng của chung cư đó.

Luật Nhà ở 2014 Khoản 1, điều 99, quy định: “Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư”.

Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ xây dựng quy định cách tính thời hạn theo cấp công trình xây dựng dựa trên phụ lục phân cấp các loại công trình xây dựng phục vụ công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo, chi tiết như sau:

  • Công trình cấp 1 (trên 20 tầng) và công trình đặc biệt có niên hạn sử dụng trên 100 năm;
  • Công trình cấp 2 (8-20 tầng) có niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm;
  • Công trình cấp 3 (2-7 tầng) có niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm;
  • Công trình cấp 4 (1 tầng kết cấu đơn giản) có niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

Thời hạn sử dụng căn hộ chung cư 2

2/ Khi căn hộ chung cư bị hư hỏng hay hết niên hạn sử dụng

Khi căn hộ chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng hoặc khi hết thời hạn sử dụng theo quy định trên, thì cơ quan quản lý có thẩm quyền ở tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng nhà chung cư.

Theo khoản 2 Điều 99 Luật Nhà ở 2014, khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây:

- Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định (trừ trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ; hoặc tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư).

- Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở. Nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác.

Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đất có nhà chung cư trong trường hợp này được quy định như sau:

+ Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới theo quy định;

+ Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt;

+ Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở;

+ Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định về bố trí nhà ở tái định cư theo quy định của Luật Nhà ở.

+ Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

>>> Xem thêm: