Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Hoạt động của các cơ quan quản lý kế hoạch sử dụng đất vẫn đang gặp nhiều vấn đề bất cập. Nhà nước và pháp luật đang hỗ trợ nhằm hoàn sớm hoàn thiện và đi vào hoạt động hiệu quả nhất.

Thông qua cơ quan quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương, các vấn đề liên quan đến đất đai sẽ được quản lý chặt chẽ, hạn chế tối đa các sai phạm liên quan đến quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời, đây cũng là cơ quan đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người dân đối với đất đai được thực hiện đúng và đầy đủ.

Các công cụ quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

  • Công cụ pháp luật:

Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các công cụ pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý đất đai cụ thể như: Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật Dân sự, các pháp lệnh, các nghị định, các quyết định, các thông tư, các chỉ thị, các nghị quyết... của Nhà nước, của Chính phủ, của các bộ, các ngành có liên quan đến đất đai một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và các văn bản quản lý của các cấp, các ngành ở chính quyền địa phương.

  • Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:

Luật Đất đai 2003 quy định "Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật". Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, việc sử dụng các loại đất được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý. Nhà nước kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình đất đai. Từ đó, ngăn chặn được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phí. Đồng thời, thông qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình.

  • Công cụ tài chính:

Thuế và lệ phí là công cụ tài chính chủ yếu được sử dụng rộng rãi trong công tác quản lý đất đai. Theo Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước ban hành các loại thuế chủ yếu trong lĩnh vực đất đai như sau:

  • Thuế sử dụng đất
  • Thuế chuyển quyền sử dụng đất
  • Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất (có thể có)
  • Các loại lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai như lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính

Quản lý quy hoạch sử dụng đất - 1

Hiệu quả từ việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tùy thuộc đăng ký kế hoạch sử dụng đất của mỗi địa phương mà cơ quan quản lý có những biện pháp cụ thể để mang lại hiệu quả quản lý tốt nhất.

Hầu hết các tỉnh thành đã kiểm soát được những vấn đề về sử dụng đất và các dự án sử dụng đất trên địa bàn. Trong đó tiêu biểu như:

  • Triển khai hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn
  • Kịp thời rà soát, xử phạt hoặc thu hồi, hủy bỏ các dự án sử dụng đất chậm tiến độ, vi phạm pháp luật nhà đất
  • Giải quyết hiệu quả các khiếu nại, bức xúc của người dân liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  • Hạn chế lãng phí nguồn lực đất đai
  • Hỗ trợ hiệu quả công tác sử dụng, tận dụng đất đai vào mục đích kinh tế - xã hội của địa phương
  • Tăng cường nhận thức về pháp luật, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân đối với đất đai đặc biệt là đất thuộc quy hoạch sử dụng đất
  • Tạo điều kiện và thu hút hiệu quả các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh triển khai các dự án có tác động tích cực đến phát triển chung của địa phương
  • ...

Từ những hiệu quả chung đã đạt được, các địa phương đã góp phần ổn định hoạt động sử dụng nhà đất trên mặt bằng chung cả nước. Đây là những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên một vài vấn đề tồn động, chưa làm được vẫn cần cơ quan quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sớm có giải pháp khắc phục.

Quản lý quy hoạch sử dụng đất - 2

Một số phương hướng nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vừa đảm bảo quỹ đất phục vụ mục tiêu CNH, HĐH đất nước vừa đảm bảo môi trường, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quỹ đất sử dụng phù hợp cho từng giai đoạn và lâu dài.

  • Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong đó, cần chú trọng việc đào tạo cán bộ chuyên môn tham gia vào công tác quy hoạch, bao gồm cả cán bộ quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất, đội ngũ tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất và cán bộ, chuyên gia thẩm định, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
  • Cần chú trọng ứng dụng khoa học, công nghệ, sử dụng các phương pháp tiên tiến trong lập, tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
  • Nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bằng cách tăng cường công tác điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nâng cao hiệu quả công tác dự báo, bảo đảm sự tham gia phản biện của các nhà khoa học, tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch.
  • Đề cao hoạt động lấy ý kiến nhân dân tham gia đóng góp về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cần coi đó là khâu trọng yếu trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
  • Cần tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường với cơ quan quản lý các ngành kinh tế - xã hội khác.

Quản lý quy hoạch sử dụng đất - 3

>>>> Xem thêm: