- Phong cách thiết kế homestay mộc mạc, dân dã
- Phong cách thiết kế homestay Rustic
- Phong cách thiết kế homestay Bohemian
- Phong cách thiết kế homestay Scandianvian
- Phong cách thiết kế homestay Vintage
- Phong cách thiết kế homestay Retro
- Phong cách thiết kế homestay Nhật Bản
- Phong cách thiết kế homestay Hàn Quốc
- Phong cách thiết kế homestay Địa Trung Hải
- Phong cách thiết kế homestay Indochine
#10 Phong cách thiết kế homestay hút khách nhất 2020
Phong cách thiết kế homestay ngày một đa dạng và độc đáo, phù hợp với nhiều đối tượng du khách. Vậy đâu là những mẫu thiết kế được lòng khách hàng nhất hiện nay?
Thiết kế nhà homestay thời điểm này không chỉ tập trung vào công năng và tính ứng dụng, yếu tố thẩm mỹ cũng là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá sức hút, tiềm năng của homestay. Ngoài việc lựa chọn các kiểu nhà homestay được ưa chuộng, người thực hiện phải lên phương án kết hợp cùng phong cách thiết kế sao cho thật ăn ý.
Phong cách thiết kế homestay có thể xem như là linh hồn cho toàn bộ tác phẩm, phản ánh góc nhìn của người đầu tư, mức độ thấu hiểu tâm lý du khách và khả năng khai thác giá trị từ màu sắc, đường nét, nghệ thuật sắp đặt trong tổng thể công trình.
Qua tìm kiểu, có thể bạn đã bắt gặp khá nhiều mẫu nhà homestay đẹp, độc đáo như thiết kế homestay container, thiết kế homestay nhà ống hay mẫu nhà gỗ homestay. Thực tế, những gì được quan tâm, gọi là hot đều đã xuất hiện khá phổ biến trên thị trường bởi số lượng nhà đầu tư tham gia rất lớn, tất nhiên, họ luôn muốn bắt đầu tư những thứ thuộc về xu hướng. Tuy nhiên, nhờ đâu giữa vô vàn kết cấu tương đồng của homestay, rất nhiều nơi tạo được thương hiệu riêng? Chính là nhờ vào phong cách thiết kế homestay mang lại sự khác biệt.
Vậy đâu là những phong cách thiết kế được du khách yêu thích và được đón nhận nhất trong năm 2020? Chắc chắn không thể bỏ qua 10 cái tên dưới đây.
Phong cách thiết kế homestay mộc mạc, dân dã
Không cầu kỳ, kiểu cách, homestay mang phong cách dân dã lấy sự đơn giản, gần gũi làm tiêu chí xây dựng. Phong cách này đôi khi cũng có thể bắt gặp ở những màu sắc, cách bài trí của xu hướng Vintage. Tuy nhiên, tại Việt Nam, một chút biến tấu giúp cho phong cách này tái hiện lại nét đẹp của miền nông thôn, nơi quanh năm làm bạn với đồng ruộng, cánh cò, lũy tre làng,...
Ưu điểm của phong cách thiết kế này là mang lại trải nghiệm đắt giá cho du khách từ những nguyên liệu thân thiện, có nguồn gốc từ tự nhiên. Nội thất bên trong chủ yếu cũng là gỗ, tre nứa,... không chỉ an toàn mà còn bền đẹp, điều hòa không khí, mát về mùa hè và ấm áp khi vào đông.
Trong phong cách thiết kế homestay mộc mạc, chúng ta sẽ không bắt gặp quá nhiều chi tiết hiện đại. Chủ homestay luôn muốn tạo ra những gì chân thật, giản đơn nhất về lối sống thường nhật, là một thứ cảm giác rất khác so với phố xá đô thị nhộn nhịp.
Phong cách thiết kế homestay Rustic
Rustic là phong cách đề cao nét đẹp giản dị và tính ứng dụng. Phong cách này phù hợp với những homestay nằm ở thành phố, đơn giản hóa mọi sự cầu kỳ và xa hoa thường thấy. Chỉ đơn giản là chiếc giường gỗ pallet, nội thất với những đường nét sổ thẳng, không gian có phần tối giản nhưng không hề đơn điệu. Thông thường, những phòng nghỉ tập thể sẽ chọn phong cách này, phục vụ cho khách hàng đi theo nhóm. Chất liệu chủ đạo sẽ là sắt, gạch, đá và gỗ.
Phong cách thiết kế homestay Bohemian
Bohemian đang trở thành xu hướng mới của giới trẻ, ở góc độ thời trang lẫn thiết kế nội thất. Phong cách này có điểm nhấn ấn tượng là sự rực rỡ của sắc màu, nhìn tưởng như khá “lòe loẹt” nhưng khi kết hợp lại mang tới không gian vô cùng cuốn hút.
Nhắc tới phong cách Bohemian, sự liên tưởng sẽ lập tức nhắc ngay đến những hoa văn thổ cẩm, hoạ tiết tua rua cầu kỳ trên vải và gạch ốp lát. Những họa tiết này được sử dụng trong gối, chăn, ga, nệm, thảm và những mảng ốp trần, tường hay nền nhà, cầu thang…
Với những homestay mang phong cách Bohemian, không thể dùng chất liệu kim loại hiện đại, cứng cáp để làm nội thất. Thay vào đó, gỗ và vải là 2 loại chất liệu chủ đạo. Gỗ tự nhiên có bảng màu phong phú cùng với các đường vân độc đáo, mộc mạc. Vải với thiên hướng sắp xếp nhiều lớp, sự đan xen giữa các họa tiết tạo nên không gian rực rỡ.
Phong cách này tỏ ra khá ăn ý với các homestay ở vùng cao vì nhiều nét tương đồng với các họa tiết của người dân tộc nơi đây. Thêm vào đó, phong cách bohemian luôn mang lại sự kỳ bí, đôi khi là chút ma mị, vô cùng hấp dẫn.
Phong cách thiết kế homestay Scandianvian
Scandianvian là xu hướng thiết kế thiên về những tông màu sáng, trang nhã trong tổng thể không gian rộng rãi, tối giản. Ưu điểm của phong cách này có thể kể đến thiết kế đep, nhẹ nhàng, tinh tế và phù hợp với nhiều vùng miền, đặc biệt là homestay ở khu vực thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP.Hồ Chí Minh…
Phong cách này cũng không quá kén khách bởi chính sự đơn giản, hài hòa của nó có thể khiến bất kỳ du khách nào nhìn thấy cũng vô cùng dễ chịu. Điểm nhấn cho phong cách thường là các họa tiết, vật dụng trang trí mang màu gỗ.
Phong cách thiết kế homestay Vintage
Khác với phong cách mộc mạc, dù cũng mang hơi thở của nhịp sống xưa nhưng phong cách Vintage tập trung vào nội thất, săn hàng cổ, hàng hiếm để trưng bày hoặc sử dụng những gam màu xưa cũ một cách nghệ thuật.
Phong cách này mang đến cho du khách trải nghiệm vừa thân quen, vừa mới lạ, có cảm giác tuổi thơ mình ở đó nhưng cũng có thể là những điều thú vị chưa từng biết đến. Màu sắc cổ điển bao giờ cũng khiến tâm trạng dễ chịu và yên bình.
Đồ dùng khi thiết kế không gian homestay Vintage phải là những món đồ mang dấu ấn thời gian, mang phong cách cổ điển của thời đại trước như đèn chùm cũ, bộ bàn ghế bạc màu… Phong cách Vintage truyền thống thường lấy màu trắng làm màu chủ đạo. Ngoài ra những màu trung tính như kem nhạt, màu hồng nhạt, màu nude, be, xanh dương… cũng được tận dụng. Riêng với Vintage hiện đại ngày nay, màu sắc đã có sự đa dạng hơn, pha trộn thêm những gam màu mạnh mẽ dựa trên cá tính riêng của chủ nhà, thổi vào nét đẹp hoài cổ chút gì đó sống động, tươi mới hơn.
Phong cách thiết kế homestay Retro
Là sự kết hợp giữa hiện đại và Vintage, phong cách Retro vẫn là màu sắc hơi hướng hoài cổ nhưng lại có chút phá cách, sành điệu hơn. Phong cách này rất phù hợp với những du khách có gu thẩm mỹ cá tính, táo bạo. Retro mang dấu ấn của hiện đại và quá khứ, cầu kỳ hơn scandinavian nhưng lại đơn giản hơn bohemian. Không gian Retro sẽ mang đến trải nghiệm thú vị như bước ra từ thế giới những năm 1950 - 1970.
Khác với đồ dùng nội thất trong phong cách Vintage, đồ nội thất Retro dù vẫn mang nét đẹp của thời gian nhưng đã có sự hòa quyện giữa quá khứ và hơi hướng hiện đại. Retro chuộng những thiết kế đơn giản, thanh thoát; biến những nét nổi bật của thiết kế cổ điển trở nên mềm mại, tinh gọn hơn.
Phong cách thiết kế homestay Retro sử dụng chủ yếu là gam màu pastel kết hợp với màu trắng. Màu sắc chủ đạo của Retro style là xanh lam, nâu đỏ, cam ngọt, xanh non, vàng đậm. Những sắc màu tươi tắn mang lại cảm giác thời thượng cho không gian hoài cổ.
Phong cách thiết kế homestay Nhật Bản
Homestay mang phong cách Nhật Bản là sự hiện diện của những nét đẹp đơn giản và tĩnh lặng. Việc sử dụng ít đồ đạc, hạn chế sử dụng những đồ điện tử là những gì phong cách nội thất Nhật Bản hướng đến.
Trong phong cách Nhật Bản, chất gỗ tự nhiên sáng màu kết hợp với sắc trắng sẽ mang đến không gian sống cởi mở, thân thiện. Đồ nội thất trang trí đều được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và hướng đến sự thoải mái. Trong nhà sẽ có rất nhiều khoảng trống, tạo sự sạch sẽ, thoáng đãng tối đa.
Để thiết kế homestay theo phong cách Nhật Bản, cần ưu tiên những chất liệu tự nhiên, thân thiện, đồng thời, mẫu homestay này luôn đi kèm với khu vườn nhỏ ngập tràn cây xanh.
Phong cách thiết kế homestay Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong số những quốc gia có sự ảnh hưởng về văn hóa rất lớn đối với giới trẻ Việt Nam. Từ sự lãng mạn nhưng không kém phần hiện đại trong các thước phim, nhiều homestay bắt đầu lấy ý tưởng để tạo ra không gian theo chủ nghĩa tối giản.
Có nhiều gam màu được sử dụng trong thiết kế homestay theo phong cách Hàn Quốc, thường là các màu sắc tươi sáng hay ấm cúng, tạo cảm giác tươi vui cho mọi sinh hoạt. Yếu tố đặc trưng xuyên suốt trong phong cách thiết kế Hàn Quốc chính là sự thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên của homestay, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Do đó, cửa sổ, ban công (nếu có) và rèm cửa là những chi tiết đắt giá cho phong cách này.
Phong cách thiết kế homestay Địa Trung Hải
Địa Trung Hải là phong cách thiết kế mang đặc trưng của lối kiến trúc mái vòm, đậm hương vị của biển trong không gian, mang đến sự tự do, phóng khoáng cho người ở nhưng cũng đầy vẻ lịch lãm, quý phái.
Lấy cảm hứng từ biển khơi nên homestay mang phong cách Địa Trung Hải thường có màu trắng và xanh biển làm chủ đạo, tô điểm thêm bởi các chi tiết tươi sáng, rực rỡ; mang những chi tiết Ả Rập như hoa văn trên cửa, hoa văn lan can, hay dễ bắt gặp nhất là những họa tiết màu sắc Ma Rốc.
Các loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong phong cách Địa Trung Hải thường là gỗ tự nhiên, tre, nứa, gốm sứ, đá cẩm thạch, gạch mosaic,... Chính vì vậy, đây cũng là phong cách thiết kế homestay mang tới sự gần gũi, hòa mình với thiên nhiên.
Phong cách thiết kế homestay Indochine
Indochine là phong cách thiết kế mang sự giao thoa giữa nét văn hóa phương Đông và phương Tây trong một tổng thể thống nhất. Đặc trưng của phong cách này được điểm thể hiện qua những đường nét cứng rắn, chắc chắn với các cột đá gỗ cao lớn; màu kem trắng hoặc nâu trầm thể hiện được sự quý phái. Không gian nội thất Indochine cũng ưa chuộng các vật dụng bằng gỗ, tre, mây,…đậm chất Á Đông.
Phong cách thiết kế homestay như một bản giai điệu đầy cung bậc, đưa du khách trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử. Mỗi phong cách là một góc nhìn về cuộc sống, về các giá trị nghệ thuật. Thật khó để chọn ra đâu là phong cách nắm giữ ngôi vương, nhưng chắc chắn đây đều là những cái tên có sức hút và khả năng tạo ra xu hướng không hề nhỏ trên thị trường.
Xem thêm: