Các vấn đề về pháp lý condotel tại Việt Nam
Được đánh giá rất cao về tiềm năng đầu tư, phát triển, thế nhưng pháp lý condotel lại là vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại.
Tính đến thời điểm hiện tại, các quy định về condotel vẫn chưa thực sự rõ ràng. Những người nghiên cứu về bất động sản vẫn chia ra 02 luồng ý kiến cho rằng:
- Condotel là một dạng bất động sản nhà ở
- Condotel là một dạng bất động sản kinh doanh, thương mại
Mặc dù cả 02 quan điểm này đều có cơ sở, thế nhưng cần phải có sự thống nhất để đi đến quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và các vấn đề liên quan. Tại thời điểm này hàng ngàn giao dịch vẫn đang được diễn ra, nguy cơ xảy ra tranh chấp khiến cho nhà đầu tư vấn nơm nớp lo sợ. Hầu hết, để bảo vệ an toàn cho đầu tư, phía người mua và người bán chủ yếu dựa vào các văn bản pháp lý trên quan hệ dân sự.
Để phát triển mạnh loại hình bất động sản này, đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sớm ban hành các văn quản, nghị định về pháp lý condotel nói riêng và bất động sản nghỉ dưỡng nói chung.
Condotel chững lại do pháp lý
Trong năm 2018 và 2019, số lượng dự án phát triển loại hình condotel giảm mạnh. Cụ thể, trong năm 2019 đã giảm tới 80% so với cao điểm năm 2016 - 2017, các giao dịch condotel cũng giảm mạnh. Lý do lớn nhất dẫn đến tình trạng này là do gặp quá nhiều vướng mắc về pháp lý và rủi ro đầu tư.
Một bộ phận nhà đầu tư bắt đầu thấy việc đổ tiền vào condotel giống như đang tự đặt mình ở thế "cầm dao đằng lưỡi". Mặc dù có giá trị lên đến hàng tỷ đồng, thế nhưng người mua không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu riêng mà chỉ được công nhận thông qua các văn bản có giá trị pháp lý. Như vậy, nếu xảy ra tranh chấp, nhà đầu tư hoàn toàn ở thế bị động, khả năng thiệt hại sẽ rất cao. Cho dù lợi nhuận condotel mang lại khá hấp dẫn, thế nhưng đứng trước các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư chấp nhận với các giải pháp an toàn hơn cùng nhà ở hoặc đất nền.
Pháp lý condotel vẫn đang bám vào các quy định liên quan
Đầu năm 2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi 63 tỉnh, thành, đặc biệt là những tỉnh, thành có nhiều condotel, lưu ý trong việc thẩm định chất lượng, chủ trương đầu tư, chú ý vấn đề chỉ tiêu dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật để tránh việc biến condotel thành nhà ở… Đến tháng 12/2019, Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị 11 trong đó, quy định rõ chỉ tiêu dân số, quy hoạch, bố trí mặt bằng, cũng như tính toán cụ thể cho căn hộ officetel, condotel. Về cơ bản, Chỉ thị 11 chỉ quy định về xây dựng các vấn đề còn lại vẫn chưa được xử lý.
Tính đến thời điểm hiện tại, condotel vẫn chỉ đang được bảo vệ lỏng lẻo từ Luật Du lịch quy định các loại hình cơ sở lưu trú du lịch, bao gồm biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà ở/văn phòng cho khách du lịch thuê. Còn các luật có liên quan như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai.
Hầu hết mua bán condotel đang dựa vào pháp lý trên quan hệ dân sự
Đầu tư condotel khá phức tạp, nếu như xét về mặt kinh doanh sẽ có 03 đội tượng cùng lúc kinh doanh trên một sản phẩm gồm: chủ đầu tư toàn bộ dự án Condotel, người mua - nhà đầu tư Condotel và người quản lý Condotel. Như vậy, buộc phải có sự ràng buộc về pháp lý giữa 03 bên về: quyền lợi, nghĩa vụ. Đây sẽ là cơ sở để xử lý nếu như xảy ra tranh chấp hoặc mâu thuẫn trong quá trình kinh doanh.
Hiện tại, việc mua bán condotel dựa trên pháp lý dân sự được thể hiện chi tiết bằng hợp đồng. Giữa 03 bên có nghĩa vụ thống nhất các điều khoản chi tiết, hợp đồng được ký khi tất cả đều đồng thuận và có xác nhận của chính quyền.
Tuy nghiên, giải pháp này không thể rào chắn được các rủi ro có thể xảy ra. Ngay đối với bất động sản nhà ở, mặc dù đã được Luật Đất đai quy định rõ ràng nhưng nhiều người vẫn có thể lách luật để chuộc lợi. Như vậy, việc xử thực hiện đầu tư condotel bằng pháp lý trên quan hệ dân sự chỉ là giải pháp tạm thời, nếu sử dụng về lâu dài sẽ phát sinh rất nhiều bất cập. Một vài lỗ hổng từ chủ quan sẽ khiến nhà đầu tư ôm trái đắng.
>>>> Xem thêm: