Nên đầu tư gì năm 2024: Phân tích và đánh giá

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Đây là thời điểm rất nhiều cá nhân đứng trước câu hỏi nên đầu tư gì năm 2024. Việc sử dụng nguồn tiền như thế nào để tạo ra các giá trị lợi nhuận chưa bao giờ là chủ đề hết “nóng” trong những năm qua.

Xu hướng đầu tư năm 2020 đã cho thấy sự biến động không nhỏ, một phần dưới tác động của đại dịch Covid-19, một phần từ chính thay đổi trong tư duy và cách thức nhận diện tiềm năng của giới đầu tư. Năm 2024 có màn mở đầu khá giống với năm trước đó, khi sau dịp Tết Nguyên Đán, Covid-19 vẫn là rào cản đáng lo ngại trên thị trường.

Đứng trước khá nhiều yếu tố khó dự đoán cùng các rung lắc từ cuối năm 2020, nên đầu tư gì năm 2024 thực sự là câu hỏi không dễ để trả lời cũng như đưa ra quyết định mang tính an toàn nhất. Thực tế cho thấy, giai đoạn 2020 - 2023, dù chịu những tác động lớn nhưng vẫn có nhiều kênh đầu tư đạt được tín hiệu khả quan. Liệu rằng trong năm 2024, sự khả quan này có còn tiếp diễn? Có những thay đổi quan trọng nào có khả năng xảy ra? Mức độ an toàn, hiệu quả của mỗi kênh sẽ xê dịch ra sao?

Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề nên đầu tư gì năm 2024, đừng bỏ qua bài phân tích, đánh giá dưới đây.

Bất động sản quay trở lại đường đua

Đánh giá tổng quan về thị trường

Năm 2020, sự xuất hiện đầy bất ngờ của đại dịch Covid-19 khiến thị trường chao đảo, bất động sản, nhất là bất động sản du lịch cũng không nằm ngoài “rung lắc”, thậm chí tưởng chừng như đặt dấu chấm hết cho các giao dịch khi những đợt giãn cách liên tục diễn ra để đảm bảo an toàn. Có thể nói, năm vừa qua là giai đoạn vô cùng khó khăn cho thị trường nhà đất về cả nguồn cung lẫn dòng vốn.

  • Doanh nghiệp gặp khó để tiếp cận nguồn vốn cũng như triển khai dự án trên thực tế
  • Người mua ảnh hưởng về kinh tế, cơ hội mua nhà đất trở nên hạn hẹp
  • Du lịch thiếu khách, bất động sản nghỉ dưỡng gần như đóng băng

Tuy nhiên, trên thực tế, sau khoảng thời gian khống chế khá tốt dịch bệnh, các giao dịch nhanh chóng trở lại theo quy luật, có phần sôi động hơn vì nhiều tháng liền “ngủ đông”. Tư duy lựa chọn sản phẩm bắt đầu thay đổi theo hướng đề cao tính an toàn và bền vững, nhờ đó, thị trường thiết lập lại khá nhiều xu hướng, quy luật mới. Ở khu vực phía Nam, các thị trường như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu,... vẫn ghi nhận lượng giao dịch khá ổn định, nhất là các dự án đất nền - căn hộ - nhà phố giá rẻ hoặc chính sách thanh toán linh hoạt, điển hình như Phúc An Garden, Phúc An City, Golden Star Riverside, Cát Tường Phú Sinh, Cát Tường Phú Hưng, An Phú Long,...

Đầu tư bất động sản

Bất động sản nhìn chung chỉ ảnh hưởng ở một vài phân khúc, còn lại dường như mức nhiệt vẫn duy trì âm ỉ. Bởi xét trên mặt bằng, đây là kênh đầu tư mang yếu tố bền vững cũng như lợi nhuận khả quan bậc nhất thời điểm hiện nay, chưa xét đến nhu cầu về nhà ở liên tục tăng lên. Cung - cầu trên thị trường này đang vận hành tương đối tốt, cho thấy nhiều tiềm năng về dài hạn.

Theo giới chuyên môn, thị trường bất động sản hoàn toàn có cơ sở để khẳng định về sự phục hồi rõ nét trong năm 2024.

  • Trước hết, kinh nghiệm đầu tư trong mùa dịch từ năm 2020 đã trang bị cho doanh nghiệp, khách hàng những kỹ năng, chiến thuật khôn ngoan.
  • Thứ hai, hàng loạt chính sách mới trực tiếp hỗ trợ thị trường bắt đầu có hiệu lực, như Luật Đầu tư sửa đổi 2020, Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư và các Thông tư về phát triển các loại hình bất động sản; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường bất động sản phân khúc nhà vừa túi tiền, trung cấp, giá cả hợp lý...

Sự thay đổi hành lang pháp lý là bước tiến quan trọng đối với các giao dịch liên quan đến nhà đất. Ngoài ra, lãi suất cho vay mua nhà đang ở mức thấp nhất trong 15 năm qua cũng đòn bẩy để thúc đẩy thị trường phát triển.

Tuy nhiên, cũng không thể hoàn toàn chắc chắn 100% rằng kênh đầu tư này luôn tốt bởi thị trường địa ốc cũng nằm trong phạm vi tác động của Covid-19. Theo đó, có 2 hướng giả thiết được đặt ra:

  • Nếu các chỉ tiêu vĩ mô năm 2024 được đảm bảo, kiểm soát tốt dịch bệnh, thị trường bất động sản sẽ phát triển ở mức cao hơn so với năm 2019, thậm chí bùng nổ ở một vài phân khúc, nhất là bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí, có hạ tầng tốt, pháp lý hoàn thiện, được khai thác vận hành đồng bộ; và đặc biệt là bất động sản xanh, chú trọng vào cảnh quan thiên nhiên, tiện ích đi kèm.
  • Nếu các chỉ tiêu vĩ mô trên không được đảm bảo, thị trường bất động sản năm 2024 vẫn sẽ giữ được mức như năm 2020, một số phân khúc ít nhiều gặp trở ngại. Nếu như chính phủ không có sự can thiệp, doanh nghiệp thiếu kỹ năng thích ứng thì rất có thể thị trường rơi vào cảnh đóng băng.

Quan điểm từ các chuyên gia

Bên cạnh những nhận định mang tính tổng quan, nhiều chuyên gia trong ngành cũng đã đưa ra không ít đánh giá cho thị trường bất động sản năm 2024, giúp nhà đầu tư nhận diện rõ hơn cơ hội và rủi ro để có phương án thích hợp. Nhìn chung, cách nhìn của những người trong ngành dành cho kênh đầu tư này vẫn khá khả quan, nhiều hứa hẹn cho nguồn vốn.

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch Landora Group nhận định, xét về tính thời điểm, cơ hội đầu tư, thị trường bất động sản năm 2024 rất giống với năm 2014. Vào 2014, thị trường đã có một chu kỳ tăng trưởng mới đầy khởi sắc sau 3 năm khủng hoảng nghiêm trọng. Các tín hiệu tích cực từ Chính phủ đã vực dậy thị trường và tạo ra cú nổ lớn cho địa ốc, thăng hoa rực rỡ.

Tương tự, 2024 sẽ là "đáy" của chu kỳ tăng trưởng mới sau giai đoạn từ năm 2019 đến nay, trầm lắng bởi các vấn đề pháp lý và ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.Theo ông, chu kỳ tăng giá bất động sản mới dự báo sẽ kéo dài từ 2024 - 2023. Ngoài ra, chuyên gia này cũng chỉ ra, năm 2024 có sự khác biệt lớn về nguồn tài chính, nhu cầu cao nhưng nguồn cung lại khan hiếm các sản phẩm chỉn chu. Hệ quả kéo theo là nhu cầu đầu tư cao trong khu lại thiếu kênh đầu tư. Do đó, thị trường bất động sản 2024 chắc chắn sẽ phục hồi và có bước phát triển đáng ghi nhận, bùng nổ về cả quy mô lẫn giá trị.

Tuy nhiên, ông Hà cũng cảnh báo, nhà đầu tư nên sáng suốt trong giai đoạn này đối với vấn đề pháp lý dự án, chỉ chọn những dự án có hồ sơ hoàn thiện, chủ đầu tư có năng lực, uy tín; quy hoạch hạ tầng bài bản, đồng bộ,... Tốt nhất là chọn sản phẩm và giao dịch theo đúng quy trình do pháp luật quy định, tuyệt đối tránh đầu tư đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp... Ngoài ra, thay đổi cách thức đầu tư cũng là yêu cầu quan trọng khi thị trường đã có quá nhiều biến động. Lướt sóng không còn lựa chọn an toàn, thay vào đó, nên chú trọng vào giá trị sử dụng của sản phẩm và khả năng kinh doanh bên cạnh các yếu tố về vị trí, môi trường sống.

Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng nhận định về thị trường bất động sản năm 2024 đầy khả quan, dựa trên hiệu quả của việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và cơ chế chính sách mới từ phía nhà nước. Ông cho biết: “Ngoài ra, tiến trình phát triển đô thị và đô thị hóa sẽ tiếp thêm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội và thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn, cả trong trung hạn và dài hạn, với những lực gia tốc mới”.

Như vậy, đầu tư bất động sản vẫn là kênh đầu tư có khá nhiều triển vọng, một phần được chứng minh trong năm 2020, một phần dựa trên xu thế và nhu cầu về lâu dài.

Chứng khoán vẫn đủ sức hấp dẫn

Trong năm 2020, VN-Index đã tăng 14,86%, vượt qua mốc 1.100 điểm, đây là mức tăng tốt nhất trong 3 năm từ 2018; cuối tháng 12 của năm, các phiên giao dịch đều trên 10.000 tỷ đồng. Điều này đem lại những phản hồi tích cực từ nhà đầu tư, tuy chưa chạm mức kỷ lục từng xảy ra năm 2017 nhưng phần lớn nhà đầu tư đều thu lãi; đặc biệt, một số cá nhân lướt sóng trong quý 4/2020, con số thu về đạt từ 30% - 100%.

Đầu tư chứng khoán

Theo các chuyên gia, dự báo kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ tích cực hơn năm 2020, thị trường chứng khoán sẽ có đợt điều chỉnh khá mạnh vào cuối quý 1 - đầu quý 2 trước khi phục hồi trở lại. Cụ thể, rất có khả năng xuất hiện những đợt tăng giảm khá mạnh trong năm 2024 và vào cuối năm, VN-Index có thể đạt 1.100 – 1.200 điểm.

Theo báo cáo mới nhất, VNDIRECT dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ ở mức 7,1% và lạm phát được kiểm soát dưới mức 3%. Đơn vị này nhận định “với sự phục hồi của kinh tế vĩ mô, trong kịch bản cơ sở, chúng tôi kỳ vọng chỉ số VN-Index năm tới có thể đạt 1.120 - 1.160 điểm".

Trong giai đoạn này, thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục được hưởng lợi từ chính sách kích thích tiền tệ mà các quốc gia trên thế giới đang triển khai, cùng với thông tin tích cực về công tác chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán trong nước còn may mắn hưởng lợi từ khá nhiều yếu tố khác. Cụ thể:

  • Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi nhanh sau khi dịch COVID-19 trong nước cơ bản được kiểm soát, các ổ dịch mới xuất hiện vẫn khá lạc quan về công tác xử lý. Điều này giúp doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng tích cực, thoát khỏi tình trạng trầm lắng.
  • Tại Việt Nam, mặt bằng lãi suất ở mức tương đối thấp và có khả năng sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024. Do đó, điều này khiến một phần không nhỏ dòng tiền tiết kiệm có sự dịch chuyển, và chứng khoán là một trong những lựa chọn thay thế.
  • Luật Chứng khoán 2019 chính thức có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2024 mang theo nhiều quy định mới có giá trị tạo cú hích cho thị trường, như bán khống và giao dịch T+0,...

Trong năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được FTSE Russell nâng hạng từ cận biên lên mới nổi thứ cấp, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút thêm lượng lớn dòng vốn đầu tư từ nước ngoài. Báo cáo SSI nhận định: “cổ phiếu các thị trường mới nổi đang tỏ ra hấp dẫn hơn các thị trường phát triển, cổ phiếu giá trị ưa thích hơn cổ phiếu tăng trưởng. Tuy nhiên, dòng vốn nhỏ lẻ chi phối nên độ biến động của thị trường sẽ cao hơn và sẽ rất nhạy cảm với các thông tin về: triển khai vắc-xin; diễn biến lãi suất, cung tiền và lạm phát”.

Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là cơ hội tốt

Trong năm 2020, nhiều doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 14%, hấp dẫn hơn gấp nhiều lần so với lãi suất ngân hàng. Cũng trong năm này, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 400 nghìn tỷ đồng, quy mô so với GDP đạt khoảng 14,7%. Vì vậy, một lượng dòng tiền “kha khá” đổ vào kênh đầu tư này không có gì là quá bất ngờ.

Trái phiếu

Thống kê đến cuối tháng 9/2020, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 13% GDP so với năm 2019; tương đương tăng 2,15%, vượt mục tiêu đề ra trong năm 2020 tại Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tuy nhiên, miếng bánh ngon nào cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, các chuyên gia đều khuyến cáo nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về tổ chức phát hành, tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn… và đây không thực sự là lựa chọn dễ dàng cho nhà đầu tư cá nhân.

Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ 1-9-2020 với nhiều quy định siết chặt hơn hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ. Theo đó, đây cũng là một trong những điểm đáng cân nhắc. Nếu dịch bệnh được khống chế, khả năng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn, doanh nghiệp sẽ giảm phát hành trái phiếu dẫn đến nguồn cung khan hiếm.

Khách quan để so sánh, trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều “đất” để sinh lợi, nếu so với gửi tiết kiệm, nhất là khi lãi suất tiền gửi đang ở mức khá thấp và có nhiều cơ sở về việc tụt giảm trong 2024 này.

Các kênh đầu tư thụ động có còn “chắc” và “bền”?

Nhắc đến các kênh đầu tư thụ động, 3 “nhân vật” được gọi tên đầu tiên luôn là vàng, ngoại tệ và tiền gửi tiết kiệm. Các kênh đầu tư này không phải là lựa chọn mang tới sự đột biến về lợi nhuận nhưng lại luôn tồn tại bền bỉ, chứng kiến nhiều thăng trầm của thị trường và được đánh giá cao bởi các cá nhân có tâm lý “ăn chắc mặc bền”. Tuy nhiên, trước các tác động chung từ nền kinh tế, những kênh đầu tư này sẽ diễn biến theo chiều hướng như thế nào? Ngoài sự bình ổn có bất kỳ “rung lắc nào khác”?

Vàng tiếp tục tỏa sáng hay chững lại?

Trong năm 2020, giá vàng thế giới tăng khoảng 25% và giá vàng trong nước tăng 29%, khiến làn sóng đầu tư vào vàng bất ngờ trở nên sôi động, nhiều cá nhân nhanh chóng đổi hướng. Dự báo giá vàng thế giới trong năm 2024 tiếp tục ở mức cao do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tăng nhiệt.

Đầu tư vàng

Tuy nhiên, khảo sát giá vàng trong 5 năm gần đây, so với mức bình quân vào khoảng 120 – 1400 USD/oz thì mức 1890 USD/oz hiện đang là mức rất cao so. Cũng vì vậy nên khả năng tăng mạnh như năm 2020 một lần nữa sẽ rất khó để xảy ra. Thậm chí, trong trường hợp vắc-xin phòng dịch có hiệu quả, triển khai diện rộng thì giá vàng chắc chắn “quay đầu”. Do đó, để nói đầu tư vàng và lợi nhuận “khủng” như năm 2020 thì khó xảy ra, khá nhiều rủi ro đi kèm.

Năm 2020 chứng kiến nhiều sự kiện tăng mạnh của giá vàng trong khi nhiều nhà đầu tư lo ngại về sự suy thoái kinh tế. Cụ thể, giá vàng đã tăng 22% và xoay quanh ngưỡng 1.880 USD/oz. Tính từ mức đáy 1.045 USD/oz vào trung tuần tháng 3 đến gần trung tuần tháng 8/2020 đạt đỉnh 2.075 USD/oz, chỉ trong chưa đầy nửa năm, giá vàng đã tăng tới 45%. Wells Fargo dự báo, trong năm 2024, giá vàng có thể lên mức 2.100 - 2.200 USD/ounce.

Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, do niềm tin vào triển vọng nền kinh tế và kết quả kiểm soát dịch COVID-19 mà giao dịch thị trường vàng trong nước không có nhiều đột biến dù giá vàng theo xu hướng chung cũng tăng nhanh. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẵn sàng can thiệp thị trường, có các kịch bản ứng phó nếu cần thiết. Thực tế cho thấy, giá vàng trong nước có thời điểm tăng, giảm rất mạnh nhưng chưa thể gọi là quá “mặn mà” từ phía người dân. Dù sôi động song lại hiếm các giao dịch đột biến.

Đặt trong giả thiết đại dịch được khống chế thành công và nhanh chóng thì tâm lý nhà đầu tư sẽ đổi hướng ưa chuộng các lựa chọn mang tính rủi ro đi kèm với lợi nhuận cao, theo đó tạo thành áp lực khiến giá vàng đi xuống. Ngược lại, kịch bản tương tự và có phần sôi động hơn so với năm 2020 sẽ tiếp tục diễn ra với “đầu tư vàng”.

Nhìn chung, vàng vẫn là kênh đầu tư mang tính “truyền thống”, được nhiều người lựa chọn nhưng cũng khá “rung lắc” bởi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song vẫn có cơ hội tỏa sáng. Rõ ràng nhất là khi nền kinh tế có sự phục hồi sau đại dịch, các gói kích thích tiền tệ sẽ tạo áp lực khiến lạm phát tăng, như vậy vai trò trú ẩn của vàng được đề cao. Ngoài ra, sự suy yếu của đồng USD cũng là “cơ hội” cho kim loại quý này,... Thậm chí, phía Goldman Sachs còn dự báo giá vàng có thể lên tới 2.300 USD/oz trong năm nay.

Trong một khảo sát do Kitco News thực hiện, có tới 84% trong số 2.000 nhà đầu tư tham gia khảo sát dự báo giá vàng sẽ trên mức 2.000 USD/ounce vào cuối năm sau. Có khoảng 14% dự báo giá vàng giao dịch trong khoảng từ 2.500 - 2.600 USD/ounce; 8%, dự báo giá vàng trên 3.000 USD/ounce. Còn lại khoảng 11% dự báo giá vàng nằm trong khoảng 1.900 USD đến 2.100 USD/ounce. Nếu diễn biến theo đúng kỳ vọng này, giá vàng trong nước cũng sẽ không nằm ngoài quy luật.

Ngoại tệ

Nhìn chung, các nhận định cho rằng tỷ giá USD/VND trong năm 2024 vẫn khá ổn định, dù trước đó kênh đầu tư này không mấy tạo ra lợi nhuận. Trong năm nay, Chính phủ dự kiến sẽ tăng cường đẩy mạnh đầu tư công và tăng cung tiền nên tỷ giá khó giảm. Theo đó, tỷ giá USD/VND sẽ ổn định như đầu năm với mức tăng dao động trong khoảng 0% - 2%.

Đầu tư ngoại tệ

Trong vài năm gần đây, trữ USD không còn là lựa chọn được quá nhiều người đánh giá cao bởi tỷ giá luôn duy trì ổn định, lãi suất huy động ở mức 0%, thậm chí còn đối mặt với việc giảm nhẹ của tỷ giá. Một số chuyên gia cho rằng, năm 2024, tỷ giá trong nước ngoài duy trì còn có khả năng giảm, bởi 4 lý do chính:

  • Đồng USD trên thị trường thế giới cũng giảm giá mạnh trong năm qua
  • Nguồn cung ngoại tệ trong nước dồi dào trong khi cán cân thương mại thặng dư kỷ lục với nhiều Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, mở đường cho hàng hóa xuất khẩu;
  • Tác động từ các chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ khổng lồ của Mỹ, trong khi nền kinh tế này được dự báo sẽ phục hồi chậm trong năm nay.
  • Ngân hàng nhà nước thận trọng hơn trong việc mua vào ngoại tệ sau khi bị Mỹ gắn mác "thao túng tiền tệ".

Chính sách tài khóa trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế (Theo Wikipedia).

Dưới góc nhìn của mình, Chuyên gia tài chính - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, kênh đầu tư ít hấp dẫn nhất trong năm 2024 chính là ngoại tệ. Nhà đầu tư có thể chọn như một gợi ý quen thuộc, dễ thực hiện nhưng kết quả đem lại chưa chắc đã đủ sức hấp dẫn.

Tiền gửi tiết kiệm

Nhìn chung, hiện nay, lãi suất huy động ngân hàng đang gặp áp lực giảm, tuy nhiên dự kiến trong năm 2024 vẫn vào khoảng 6% - 7% tùy kỳ hạn và mức huy động của các ngân hàng. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam tiếp tục chọn kênh gửi tiền tiết kiệm vì vẫn là kênh hiệu quả hơn USD, và ít bị rủi ro biến động giá như vàng.

Gửi tiết kiệm tại ngân hàng

Tuy nhiên, thực tế là mặt bằng lãi suất gửi tiết kiệm đã giảm khá mạnh trong thời gian qua. Dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành Ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Lãi suất huy động tiết kiệm tại nhiều ngân hàng đã bắt đầu giảm ngay từ đầu tháng 12/2020. Theo đó, thống kê mới nhất cho thấy, 4 ngân hàng thương mại có vốn quốc doanh lớn có lãi suất huy động cao nhất chỉ là 5,6%/năm, lãi suất huy động dưới 3 tháng chỉ là 3%/năm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân để nhà đầu tư “bẻ lái” sang các lựa chọn khác, nhất là cổ phiếu và trái phiếu.

Tiền gửi tiết kiệm chỉ thực sự phù hợp cho những ai không quá “rành” về đầu tư, thiếu kinh nghiệm, ngại rủi ro và các hình thức mạo hiểm khác cho dòng vốn. Cũng chính vì vậy mà sau khi trừ đi lạm phát, lợi nhuận thu về không đáng kể nhưng lại là nơi bảo toàn vốn khá hiệu quả.

Tổng kết

So với năm 2020, vẫn là một số kênh đầu tư quen thuộc nhưng việc nhìn nhận về tiềm năng và cơ hội đã có nhiều đổi khác. Nên đầu tư gì năm 2024 không thiếu lựa chọn cho các nhà đầu tư nhưng chọn gì và tiến hành ra sao còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng tài chính, mức độ hiểu biết và khẩu vị rủi ro của mỗi người. Một nguyên tắc luôn tồn tại, rằng lợi nhuận cao sẽ đi kèm với rủi ro lớn. Do đó, nhà đầu tư phải có cái nhìn thật nghiêm túc trước khi đưa ra lựa chọn cho nguồn vốn.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: