Mẫu niêm phong nhà xưởng: Quy định MỚI NHẤT 2024

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Trong một số trường hợp, nhà xưởng có thể bị niêm phong để phục vụ cho công tác điều tra, giải quyết tranh chấp hoặc các tình huống phát sinh khác. Bài viết cung cấp mẫu niêm phong nhà xưởng và các quy định liên quan mới nhất 2024.

Bàn về các vấn đề pháp lý liên quan đến xây dựng, kinh doanh nhà xưởng, các bên không chỉ quan tâm đến mẫu hợp đồng thuê nhà xưởng mới nhất, tính an toàn của hợp đồng thuê kho bãi, mẫu hợp đồng bán nhà xưởng, mẫu biên bản bàn giao nhà xưởng cho thuê,... thủ tục, quy trình niêm phong nhà xưởng cũng là nội dung quan trọng.

Niêm phong là gì? Các vấn đề pháp lý liên quan

Theo quy định của Bộ luật Hình sự: Niêm phong là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện bằng cách sử dụng những phương tiện phù hợp nhằm giữ nguyên trạng đồ vật là vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án để phục vụ công tác giải quyết vụ án.

Hoạt động niêm phong thường là: đóng kín đồ vật, tài liệu thu được khi tiến hành khám xét hoặc đóng kín cửa một ngôi nhà, một căn phòng... và dán giấy/tem có đóng dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giữ nguyên trạng.

Một cách định nghĩa khác có thể hiểu, niêm phong tài sản là việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp đóng kín và ghi dấu hiệu hoặc dán nhãn, đóng dấu giáp lai trên hồ sơ, tài liệu, vật chứng, đồ vật, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức,... nhằm mục đích không cho phép tự tiện mở hay sử dụng, tiêu huỷ những vật để thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền liên quan tới vật đó.

Khi nhà xưởng liên quan trực tiếp đến vụ án, có thể phục vụ công tác giải quyết vụ án thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành niêm phong nhà xưởng đó theo trình tự luật định, đảm bảo hồ sơ rõ ràng, minh bạch.

Khi nào được niêm phong/mở niêm phong?

Không quy định cụ pháp luật cụ thể về thành phần niêm phong, do đó tùy vào từng trường hợp cụ thể để thực hiện. Tuy nhiên, khi niêm phong tài sản phải làm cẩn thận; trên niêm phong phải ghi rõ số lượng, phẩm chất và các đặc điểm khác của các vật có trong niêm phong, có chữ ký của người tiến hành niêm phong, bị can hoặc bị cáo, đương sự hoặc thân nhân của họ và của người chứng kiến hoặc đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã. Việc niêm phong bắt buộc phải lập biên bản, có đầy đủ chữ ký của những người tham gia niêm phong tài sản.

tem niêm phong

Nội dung này có thể tham khảo quy định về niêm phong tại Nghị định số 127/2017/NĐ-CP.

  • Nguyên tắc niêm phong: Chỉ thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Niêm phong, mở niêm phong vật chứng phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này; Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng.
  • Người tổ chức thực hiện niêm phong, mở niêm phong:Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đang thụ lý vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử, thi hành án.
  • Người tham gia niêm phong gồm: người chứng kiến hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi thực hiện niêm phong vật chứng; người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có); người bào chữa (nếu có).
  • Người tham gia mở niêm phong gồm: người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có); người bào chữa (nếu xét thấy cần thiết); đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi mở niêm phong vật chứng (trong trường hợp cần thiết); đại diện cơ quan quản lý vật chứng được niêm phong trong những trường hợp vật chứng được bảo quản tại các cơ quan chuyên môn.

Tổ chức tín dụng có được niêm phong nhà xưởng?

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO cho biết: Các tổ chức tín dụng không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

Các tổ chức tín dụng được quyền thực hiện các biện pháp sau:

  • Được trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác tiến hành việc thu giữ tài sản bảo đảm; được thu thập, phân tích, đối chiếu các thông tin liên quan đến tài sản bảo đảm; được yêu cầu chủ sở hữu và người giữ tài sản bảo đảm cung cấp thông tin, thực hiện việc bảo quản, bàn giao, thu giữ tài sản bảo đảm;
  • Được đề nghị chính quyền địa phương, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân liên quan hỗ trợ, giúp đỡ để thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm; được yết thị thông báo tại nơi có tài sản bảo đảm; được thông báo cho các tổ chức, cá nhân hữu quan và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng về việc thu giữ tài sản; được sử dụng các biện pháp để di chuyển tài sản bảo đảm đến nơi khác; được kê biên, phong tỏa, niêm phong để áp đặt quyền quản lý, trông giữ, bảo vệ tài sản bảo đảm;...

Như vậy, niêm phong tài sản không thuộc thẩm quyền của các tổ chức tín dụng.

Vi phạm về niêm phong tài sản bị xử lý như thế nào?

Điều 385 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, như sau:
"Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

- Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;

- Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;

- Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Mẫu niêm phong nhà xưởng 2024

Biên bản niêm phong phong tài sản bị kê biên

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN BAN

HÀNH VĂN BẢN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

......., ngày ..... tháng ...... năm .......

BIÊN BẢN

Niêm phong niêm phong tài sản bị kê biên

Hôm nay, hồi .................giờ ....... ngày ........ tháng ...........năm............

Tại:………………………..............…………………………............................................................

1. Chúng tôi gồm:

(1).................................................Chức vụ: ...............................................................................

(2).................................................Chức vụ: ...............................................................................

2. Ông (bà), tổ chức bị cưỡng chế: ............................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ............................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................................

Mã số thuế: ................................................................................................................................

3. Với sự chứng kiến của:

Ông (bà): ...................................................................................................................................

Quốc tịch: ..................................................................................................................................

Địa chỉ: ......................................................................................................................................

Nghề nghiệp: .............................................................................................................................

Giấy CMND hoặc hộ chiếu số: ....................... ngày cấp ......................... nơi cấp ...................

4. Số tài sản bị kê biên niêm phong gồm: .................................................................................

5. Số tài sản bị kê biên trên đã giao cho ông (bà)/tổ chức: .................. thuộc đơn vị ............................... chịu trách nhiệm coi giữ và bảo quản

Biên bản kết thúc vào hồi.... giờ ...... ngày ..... tháng .... năm ..... Biên bản được lập thành ........ bản; mỗi bản gồm ....... trang; có nội dung và có giá trị như nhau. Đã giao cho ......................................... 01 (một) bản. Lưu hồ sơ 01 (một) bản.

Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng nhất trí ký vào biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ....................................................................................................

NGƯỜI BỊ CƯỠNG CHẾ

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI COI GIỮ, BẢO QUẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI NIÊM PHONG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

CƠ QUAN (1)

——-

Số: …../BB-NPTG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

BIÊN BẢN

Niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

Thi hành Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số: …./QĐ-TGTVPTGPCC ngày …../……/……. của .............................................

Hôm nay, hồi…. giờ …. phút, ngày …../……/……., tại .............................................................

1. Chúng tôi gồm:

Họ và tên: ……………………………………….………… Chức vụ: ..............................................

Cơ quan: .....................................................................................................................................

2. Với sự chứng kiến của:

a) Họ và tên: …………………………………………… Nghề nghiệp: ..........................................

Nơi ở hiện nay: ...........................................................................................................................

b) Họ và tên: …………………………………………… Nghề nghiệp: ...........................................

Nơi ở hiện nay: ..........................................................................................................................

c) Họ và tên: …………………………………………… Nghề nghiệp: ..........................................

Nơi ở hiện nay: ........................................................................................................................

3. <Ông (bà)/tổ chức>vi phạm có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ phải được niêm phong:

<Họ và tên>: …………………………….……………… Giới tính: ................................................

Ngày, tháng, năm sinh:……./……../…….. Quốc tịch: .................................................................

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………...........................................

Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………………..................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:………….... ngày cấp:…..............nơi cấp:………….....

<Tên tổ chức vi phạm>: …………................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………..................................................................

Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………………

Ngày cấp: ……../………../………….; nơi cấp: ……………………………………….......................

Người đại diện theo pháp luật: ……………………………………..Giới tính: ………………………

Chức danh:……………………………………………………………………………………………….

4. Người có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

Họ và tên: ………………………………..………………………. Chức vụ: …………………………

Cơ quan: …………………………………………………………………………………………..........

Tiến hành niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số…./QĐ-TGTVPTGPCC ngày …../……/…….của.....................................................................................

Số tang vật, phương tiện vi phạm hành chính niêm phong, gồm:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Ý kiến bổ sung khác (nếu có):…………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Số tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được niêm phong nêu trên đã giao cho ông (bà) ……………………………………………………………………………………………………………

thuộc cơ quan ………………………………………………………. chịu trách nhiệm bảo quản.

Biên bản lập xong hồi…. giờ,… phút, ngày …../……/……., gồm …. tờ, được lập thành 03 bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) …………………………………………… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, giao cho ông (bà) ……………….. ............ 01 bản và 01 bản lưu hồ sơ.

CÁ NHÂN VI PHẠM

HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI NIÊM PHONG

(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN

(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI BẢO QUẢN TANG VẬT,

PHƯƠNG TIỆN

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

Biên bản mở niêm phong tài sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

BIÊN BẢN

Về việc mở niêm phong tài sản

Hôm nay, vào hồi....giờ ….. ngày….. tháng …… năm ……… tại

Căn cứ Quyết định thi hành án số.......... ngày….. tháng ….. năm ……. của Trưởng phòng Thi hành án ……………………………….

Căn cứ Quyết định về việc cưỡng chế số ……. ngày....tháng …… năm ……. của Chấp hành viên Phòng Thi hành án ……………………………..

Chúng tôi gồm:

Ông (bà): ………………………………….., chức vụ: Chấp hành viên.

Ông (bà): …………………………………., chức vụ:

Ông (bà): …………………………………., chức vụ:

Với sự tham gia của:

Ông (bà): …………………………………., đại diện Viện kiểm sát quân sự

Người chứng kiến: Ông (bà):

Người được thi hành án: Ông (bà):

Người phải thi hành án: Ông (bà):

Lập biên bản về việc mở niêm phong tài sản của ông (bà):

Tài sản sau khi mở niêm phong: (nêu rõ tình trạng từng loại tài sản khi niêm phong, diễn biến việc niêm phong)

Sau khi mở niêm phong tài sản được giao lại cho ông (bà):

Biên bản lập xong hồi …….. giờ……… cùng ngày, lập thành ………. bản, đã đọc lại cho mọi người nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ, tên)

CHẤP HÀNH VIÊN

(Ký, ghi rõ họ, tên)

ĐẠI DIỆN VKSQS……….

(Ký, ghi rõ họ, tên)

ĐẠI DIỆN ………..

(Ký, ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI CÓ TÀI SẢN BỊ NIÊM PHONG

(Ký, ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN

(Ký, ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN

(Ký, ghi rõ họ, tên)


Niêm phong nhà xưởng trên thực tế

Những năm qua, không ít các nhà máy, xưởng sản xuất bị niêm phong cơ sở, thiết bị vì vi phạm các quy định về vấn đề tiền lương cho lao động, gây ô nhiễm môi trường, xây chuyền sản xuất không đảm bảo kỹ thuật, chất lượng,...

  • Năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương đã phối hợp Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), Công an tỉnh, UBND huyện Cẩm Giàng tiến hành kiểm tra, niêm phong các thiết bị, máy móc, nhà xưởng của Chi nhánh Công ty Cổ phần công nghiệp Tung Kuang (trụ sở ở xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) vì lý do “nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường”
  • Năm 2014, Cty TNHH MTV Pia Toàn Cầu (100% vốn Hàn Quốc, chuyên may mặc, ĐC tại số 7, đường Tân Thới Nhất 08, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TPHCM) đã bị niêm phong tài sản, niêm phong cửa ra vào xưởng, cửa kho. Chủ xưởng, tổ công tác, chính quyền phường Tân Thới Nhất trông coi tài sản trong xưởng. Công ty này đã nợ lương, BHXH của hơn 400 công nhân. Cụ thể, nợ lương là hơn 2,4 tỉ đồng, nợ BHXH 2,8 tỉ đồng, nợ tiền thuê xưởng 4 tháng, tiền thuê máy móc là 1 tỉ đồng.
  • Năm 2016, đoàn liên ngành của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu niêm phong xong 21 hệ thống máy nhuộm vải và bảy hệ thống máy nhuộm sợi của Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam (Cụm công nghiệp Ngãi Giao, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức). Trước đó, Tổng cục Môi trường có kết luận thanh tra xác định công ty này gây ô nhiễm nên xử phạt gần 640 triệu đồng và yêu cầu đình chỉ trong ba tháng để khắc phục hoạt động gây ô nhiễm.
  • Năm 2018, Công ty TNHH TBO Vina nợ hơn 15 tỷ đồng của 474 lao động suốt 2 năm. Ban quản lý đã tổ chức cuộc họp với các đơn vị liên quan và thống nhất đề nghị Công ty TNHH Daewon Đà Nẵng không được tự ý bán và di dời số tài số tài sản của Công ty TNHH MTV TBO Vina; Niêm phong toàn bộ máy móc, thiết bị tại nhà xưởng.
  • Năm 2024, một kho xưởng sửa chữa máy công nghiệp ở Q.Bình Tân (TP.HCM) đã bị niêm phong vì phát hiện có người tử vong trong kho. Niêm phong nhà xưởng nhằm mục đích phục vụ công tác điều tra, làm rõ nguyên nhân tử vong của nạn nhân này.

Trong quá trình sử dụng, đơn vị vận hành nếu có các sai phạm phát sinh, vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn sản xuất đều có thể bị cơ quan có thẩm quyền niêm phong, phục vụ cho quá trình giải quyết, xử lý sai phạm.

Trên đây là mẫu niêm phong nhà xưởng và các vấn đề pháp lý mới nhất 2024 cũng một số sự kiện liên quan trong thực tiễn. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo để hiểu thêm về trình tự, thủ tục, nguyên tắc thực hiện niêm phong.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: