Mẫu nhà xưởng có diện tích nhỏ (từ 300m2 - 1000m2) & ưu - nhược điểm

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Bài viết khám phá các mẫu nhà xưởng 300m2, 500m2, 800m2 và 1000m2 - là những mẫu nhà có diện tích nhỏ đang được ưa chuộng hiện nay. Đồng thời tìm hiểu ưu - nhược điểm của mẫu nhà xưởng này để cân nhắc có nên xây xưởng có diện tích nhỏ hay không.

Bên cạnh văn phòng thì nhà xưởng là khu vực thiết yếu của mỗi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều mẫu thiết kế nhà xưởng khác nhau, chủ doanh nghiệp có xây dựng hoặc thuê ngoài tùy vào nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính. Nếu là một doanh nghiệp nhỏ không yêu cầu diện tích nhà xưởng lớn thì có thể lựa chọn một trong những mẫu nhà xưởng nhỏ, đẹp và tiện ích dưới đây.

mẫu nhà xưởng 300m2, 500m2, 800m2 và 1000m2 1

1. Đặc điểm của mẫu nhà xưởng nhỏ

Nhà xưởng nhỏ là nhà xưởng có diện tích từ 200m2 đến khoảng 1000m2. Những mẫu nhà xưởng này đang ngày càng thông dụng bởi số lượng các công ty vừa và nhỏ không ngừng tăng lên mỗi năm. Nhà xưởng loại nhỏ thích hợp để phát triển các loại hình đơn giản, không có quá nhiều yêu cầu như xưởng sản xuất, kho chứa nguyên vật liệu, xưởng gia công, xưởng lắp đặt, gara để xe,…

Đặc điểm chính của nhà xưởng nhỏ là:

  • Quy mô không lớn, chỉ thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Xưởng có thể dễ dàng tháo lắp hoặc di chuyển.
  • Không quá kén chọn vị trí, có thể xây dựng bên trong khu công nghiệp hoặc bên ngoài.
  • Thường được xây dựng bằng bê tông, gạch hoặc bao quanh bằng tôn, mái sử dụng tôn chống nắng, cách nhiệt.

2. Ưu - nhược điểm của nhà xưởng nhỏ

Nhà xưởng loại nhỏ có nhiều ưu – nhược điểm nhất định. Các chủ doanh nghiệp nên nắm vững các điểm này để cân nhắc xây dựng và sử dụng.

2.1. Ưu điểm của nhà xưởng nhỏ

Tuy diện tích, quy mô của nhà xưởng nhỏ nhưng các mẫu nhà xưởng này có rất nhiều ưu điểm mà nhà xưởng lớn không có được như:

- Tiết kiệm chi phí thi công

Vì diện tích nhỏ nên chi phí nguyên vật liệu xây dựng, thiết kế, thi công cũng ít hơn so với các loại nhà xưởng khác. Điều này giúp doanh nghiệp giảm bớt các chi phí không cần thiết mà tập trung tài chính vào phát triển kinh doanh. Việc chi trả ít chi phí cố định giúp doanh nghiệp hoạch định kế hoạch tài chính tốt hơn và có nhiều vốn để luân chuyển giữa các khâu hoạt động.

mẫu nhà xưởng 300m2, 500m2, 800m2 và 1000m2 2

- Thời gian lắp đặt, xây dựng nhanh chóng

Với không gian nhỏ thì thời gian thực hiện và hoàn thiện sẽ nhanh hơn so với các nhà xưởng có quy mô lớn. Đồng thời, thời gian xây dựng nhà xưởng nhỏ sẽ được đảm bảo chính xác hơn, không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp.

- Dễ lắp ráp và tháo dỡ

Không giống với các nhà xưởng lớn phải xây bằng gạch hay bê tông để đảm bảo vững chắc, nhà xưởng nhỏ thường sử dụng các khung sắt tiền chế, điều này giúp việc lắp đặt và tháo dỡ nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, chất lượng nhà xưởng cũng được đảm bảo hơn và việc bảo dưỡng cũng được thực hiện nhanh chóng hơn.

- Có thể lắp đặt trên nhiều nền đất

Vì ứng dụng của nhà xưởng nhỏ để làm kho chứa hàng hay các xưởng sản xuất nhỏ do đó những yêu cầu về nền đất, vị trí cũng sẽ không quá cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng các khung sắt tiền chế sẽ giúp xưởng được xây dựng nhanh chóng trên mọi địa hình bao gồm cả địa hình yếu hay không bằng phẳng.

- Chi phí bảo dưỡng thấp và tuổi thọ cao

Các nhà xưởng nhỏ thì các chi phí vận hành, sử dụng, bảo dưỡng sẽ thấp hơn so với các loại nhà xưởng khác. Điều này giúp đảm bảo được thời gian bảo dưỡng và làm tăng tuổi thọ sử dụng của nhà xưởng. Mặt khác, do kết cấu khung sắt dễ tháo rời nên giúp giảm thời gian và chi phí bảo dưỡng. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp giảm các chi phí cố định và tập trung vào các hoạt động kinh doanh khác được tốt hơn.

- Có tính linh hoạt

Do đặc điểm xây dựng của nhà xưởng nhỏ nên việc mở rộng hay thu hẹp nhà xưởng cũng được thực hiện dễ dàng. Ngoài ra việc vận chuyển hay di dời cũng được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo hơn. Đây cũng được xem là ưu điểm quan trọng của các mẫu nhà xưởng này.

- Tận dụng tốt không gian

Với đặc điểm xây dựng bằng khung sắt giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa diện tích sử dụng. Điều này khiến cho doanh nghiệp sử dụng không gian hiệu quả hơn và có sự sắp xếp hợp lý hơn.

2.2. Nhược điểm của nhà xưởng nhỏ

Tuy có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng nhà xưởng nhỏ cũng có một vài nhược điểm như sau:

- Thiếu không gian sử dụng và tốn chi phí

Tuy rằng với không gian nhỏ hẹp, nhà xưởng nhỏ giúp tiết kiệm nhiều chi phí nhưng ngược lại có một vài loại chi phí thì tăng lên như chi phí nhân công hay nguyên vật liệu. Vì diện tích nhỏ lượng nguyên vật liệu nhập về sẽ không nhiều và khó thuê được nhiều nhân công cùng thực hiện.

Đồng thời, nhà xưởng nhỏ sẽ không có nhiều không gian để sử dụng, đặc biệt khi quy mô kinh doanh tăng lên và yêu cầu về số lượng hàng, nhân công tại xưởng tăng. Bên cạnh đó, các nhà xưởng có diện tích nhỏ sẽ không có không gian để tái chế các sản phẩm phụ điều này gây lãng phí và vô tình khiến doanh nghiệp tốn thêm chi phí.

- Khó cạnh tranh với các nhà xưởng lớn

Nhà xưởng nhỏ sẽ không có điều kiện để nhập khẩu, lắp đặt hay sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại, điều này khiến khả năng cạnh tranh của xưởng và doanh nghiệp bị giảm sút. Ngoài ra, nguyên liệu thô mua số lượng ít và không có không gian lưu giữ dễ gây lãng phí và tăng chi phí đầu vào.

3. Các mẫu nhà xưởng nhỏ, đẹp và tiện ích

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu nhà xưởng nhỏ, đẹp và tiện lợi. Một vài mẫu nhà xưởng thông dụng và được ưa chuộng nhất hiện nay như:

- Mẫu 1: Nhà xưởng có diện tích 300m2

mẫu nhà xưởng 300m2, 500m2, 800m2 và 1000m2 4

Đây được xem là mẫu nhà xưởng nhỏ nhất với điều kiện xây dựng đơn giản nhất. Nhà xưởng loại này thích hợp với các loại hình kinh doanh cá nhân hay hộ gia đình với chi phí thấp, không yêu cầu quá nhiều không gian, diện tích hay cơ sở vật chất. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập cũng có thể lựa chọn mẫu nhà xưởng này để tiết kiệm không gian, diện tích và chi phí.

- Mẫu 2: Nhà xưởng có diện tích 500m2

mẫu nhà xưởng 300m2, 500m2, 800m2 và 1000m2 5

Nhà xưởng có diện tích 500m2 thích hợp để làm kho chứa hàng, nơi lắp đặt máy móc thiết bị hay xưởng gia công. Nhà xưởng này thường được xây dựng với kết cấu khung sắt, kèo sắt hoặc thép tạo được thẩm mỹ và tận dụng được ánh sáng tự nhiên khi kết hợp mở nhiều cửa sổ mái. Nhà xưởng có diện tích 500m2 cũng rất dễ lắp đặt, tiết kiệm thời gian xây dựng nên có thể sớm đưa vào hoạt động.

- Mẫu 3: Nhà xưởng có diện tích 800m2

mẫu nhà xưởng 300m2, 500m2, 800m2 và 1000m2 6

Các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa hoặc các doanh nghiệp dịch vụ hàng hóa có thể lựa chọn mẫu nhà xưởng có diện tích 800m2. Diện tích lớn hơn giúp tăng không gian sử dụng và hiệu quả. Ngoài ra, các nhà xưởng này còn có thể chia thành nhiều khu với các nhiệm vụ riêng, điều này giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hơn các nguyên vật liệu ban đầu, hỗ trợ hoạt động kinh doanh tốt hơn.

- Mẫu 4: Nhà xưởng có diện tích khoảng 1000m2

mẫu nhà xưởng 300m2, 500m2, 800m2 và 1000m2 7

Với các mẫu nhà xưởng có quy mô từ 800m2 đến 1000m2 thích hợp với rất nhiều loại hình như nhà kho, xưởng sản xuất, xưởng lắp đặt,… Với diện tích này, nhà xưởng trông cũng khá rộng để doanh nghiệp có thể thoải mái sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc nhu cầu sử dụng để lựa chọn diện tích xây dựng phù hợp. Nếu cần một nơi rộng rãi để làm xưởng thì có lẽ phải chọn loại xưởng có diện tích lớn hơn 1000m2. Vì đối với nhà xưởng thì dưới 2000m2 vẫn được xem là nhà xưởng nhỏ.

4. Quy trình xây dựng nhà xưởng diện tích nhỏ

Quy trình xây dựng nhà xưởng nhỏ đơn giản hơn so với các mẫu nhà xưởng lớn, tuy nhiên vẫn gồm các bước chính như:

- Hoàn thiện hồ sơ thi công

Để xây dựng nhà xưởng đẹp, hoàn thiện thì bước đầu tiên khi xây dựng doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thi công đầy đủ. Hồ sơ thi công bao gồm hồ sơ thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công chi tiết. Các bộ hồ sơ này được công ty xây dựng hoàn thiện và đồng ý của doanh nghiệp trước khi thực hiện. Đồng thời các bản vẽ phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ Xây dựng cũng như xin cấp giấy đầy đủ giấy phép xây dựng.

- Thi công nhà xưởng

Sau khi đã hoàn tất đầy đủ hồ sơ cần thiết, đơn vị thi công sẽ thực hiện xây dựng và hoàn thiện nhà xưởng theo đúng thiết kế đã được vẽ trước đó. Thứ tự các hạng mục thi công nhà xưởng như sau:

  • Thi công móng nhà xưởng: Móng là hạng mục quan trọng hàng đầu nên cần được tính toán và xây dựng cẩn thận. Đối với các khu vực đất yếu thì cần cân nhắc xây dựng cũng như lựa chọn vật liệu chất lượng để đảm bảo tính an toàn và chắc chắn.
  • Thi công khung thép: Doanh nghiệp lựa chọn khung thép phù hợp có độ chịu lực tốt. Ngoài ra, các phụ kiện như bu lông, ốc vít cũng cần được chuẩn bị đầy đủ, đúng kích thước và đảm bảo chất lượng.
  • Thi công mái che: Mái che nên sử dụng mái tôn để đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng nên bổ sung thêm các bộ phận cách nhiệt, chống nắng, cửa sổ, cửa thông gió để đảm bảo nhà xưởng luôn thoáng khí tránh ẩm mốc, hoen gỉ.

Có thể bạn quan tâm:

  • Thi công cơ sở hạ tầng: Sau khi hoàn thành các hạng mục trên thì đơn vị thi công sẽ hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ tầng khác như điện, nước, hệ thống mạng, cống thoát nước,…Bên cạnh đó, các hạng mục khác cũng được hoàn thiện đầy đủ trước khi giao xưởng cho doanh nghiệp.
  • Hoàn thiện cơ bản: Đây là khâu cuối cùng của quá trình thi công nhà xưởng. Ở bước này, cần phải thực hiện các công việc sau đây: kẻ vạch phân làn giao thông, hàng hóa trong xưởng; đóng trần thạch cao cho khu nhà văn phòng nếu có; trang trí khu vực xung quanh nhà xưởng bằng cách trồng cây xanh, hoa cỏ; vệ sinh toàn bộ nhà xưởng sạch sẽ trước khi bàn giao.

mẫu nhà xưởng 300m2, 500m2, 800m2 và 1000m2 2

5. Các lưu ý khi xây dựng nhà xưởng nhỏ

- Lưu ý chung

Doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng nhà xưởng cần lưu ý các điểm sau:

  • Lên kế hoạch dự toán chi phí xây dựng, càng chi tiết càng tốt.
  • Hoàn thiện các hồ sơ giấy tờ xin phép xây dựng.
  • Đảm bảo phong thủy và sắp xếp hợp lý các bộ phận liên quan.
  • Lựa chọn các vật liệu phù hợp nhất là phần mái và móng nhà xưởng.
  • Chọn giờ xây dựng, giờ động thổ.
  • Lựa chọn đơn vị xây dựng uy tín, chuyên nghiệp.
  • Lựa chọn vị trí xây dựng hợp lý, thuận tiện.

- Lưu ý riêng: Giải pháp để “nới rộng” nhà xưởng có diện tích nhỏ

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ngày càng khởi sắc và bộc lộ nhiều tiềm năng phát triển. Các nhà đầu tư bất động sản nhanh chóng nhận ra đây là mảnh đất “màu mỡ” để đầu tư nên đã sớm chuyển hướng sang đầu tư bất động sản công nghiệp. Chính điều này đã khiến cho đất nền khu công nghiệp ngày càng có giá và tăng giá. Đó là lý do nhiều người với tài chính không dồi dào chỉ có thể lựa chọn những khu đất có diện tích nhỏ. Tuy nhiên, diện tích nhỏ không là vấn đề nếu như nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp nắm được cách “nới rộng” không gian nhà xưởng sau đây:

+ Xây nhà xưởng cao tầng:

Mô hình nhà xưởng này đã được áp dụng thành công tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Mục đích của việc xây các nhà xưởng cao tầng là để thu hút các doanh nghiệp có nhu cầu thuê diện tích nhỏ, đồng thời là để giải quyết tình trạng đất khu công nghiệp đang ngày càng thu hẹp tại Việt Nam. Nhà xưởng cao tầng phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có tổng trọng lượng không lớn, đặc biệt thích hợp cho ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa với vốn đầu tư hạn chế thường lựa chọn nhà xưởng xây sẵn, diện tích nhỏ và có đầy đủ tiện ích giống như nhà xưởng cao tầng.

+ Xây nhà xưởng có gác lửng:

Cũng gần giống với nhà xưởng cao tầng nhưng nhà xưởng có gác lửng không có nhiều tầng, mà chỉ có 1 hoặc 2 gác lửng được xây ở tầng trệt. Gác lửng cũng không được gọi là tầng vì theo quy định về thiết kế gác lửng mới nhất thì gác lửng không được chiếm quá 65% diện tích sàn, nên dù có chức năng tương tự như tầng nhưng lại không được xem là một tầng của một ngôi nhà hay nhà xưởng. Với nhà xưởng có gác lửng, doanh nghiệp sẽ không tốn quá nhiều chi phí như xây dựng tầng hay mở rộng thêm diện tích mà vẫn sẽ có thêm không gian để sử dụng vào các mục đích như sản xuất, làm văn phòng, nhà kho, nơi lưu trữ…

+ Chọn màu sáng và tận dụng ánh sáng tự nhiên:

Để nhà xưởng có diện tích nhỏ trông rộng rãi hơn, nên chọn màu sắc sử dụng cho xưởng là những gam màu sáng như trắng, kem, xám nhạt, xanh dương nhạt… Đồng thời thiết kế xưởng theo hướng mở, gần gũi với thiên nhiên, bên ngoài trồng nhiều cây xanh, bên trong sử dụng các cửa đón nắng - gió hoặc sử dụng kính để ánh nắng tự nhiên có thể đi vào và giúp không gian rộng lớn hơn. Ngoài ra, đừng quên lắp thêm hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ để nhà xưởng luôn luôn được sáng - là một trong những yếu tố tạo cảm giác nhà xưởng rộng rãi, thoáng đãng hơn.

6. Tổng kết

Không chỉ với doanh nghiệp mà ngay cả những nhà đầu tư cũng tỏ ra ưa chuộng đối với các mẫu nhà xưởng có diện tích nhỏ. Bên cạnh việc đầu tư đất khu công nghiệp thì có không ít các nhà đầu tư săn tìm những diện tích đất có diện tích từ 300m2 - 1000m2 để xây nhà xưởng cho thuê. Vì đây là mẫu nhà xưởng công nghiệp có chi phí xây dựng thấp, thi công đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng, giá cho thuê rẻ, dễ cho thuê và nhanh chóng sinh lời.

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích ai cũng thấy thì mẫu nhà xưởng có diện tích nhỏ từ 300m2 - 1000m2 còn tồn tại nhiều nhược điểm như đã trình bày ở phần 2.2 của bài viết. Doanh nghiệp và nhà đầu tư cần cân nhắc thật kỹ việc có nên xây hoặc thuê nhà xưởng có diện tích nhỏ hay không. Hay lựa chọn các nhà xưởng có diện tích lớn sẽ có nhiều lợi ích hơn.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: