Mẫu nhà ống 1 tầng đẹp 3 phòng ngủ & phương án bố trí

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ đang là kiểu nhà được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Phong cách thiết kế này phù hợp với các nhà ống đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao và dễ dàng thi công, thiết kế. Những gia đình có 2 đến 3 con hoặc sống 3 thế hệ trong cùng một ngôi nhà thì lựa chọn thiết kế nhà 1 tầng 3 phòng ngủ là tốt nhất. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm các mẫu thiết kế đẹp nhất hiện nay.

Mẫu thiết kế này giúp mọi thành viên sinh hoạt một cách tiện nghi, thoải mái trong không gian làm việc, phòng ngủ riêng của cá nhân nhưng không ảnh hưởng đến các thành viên khác. Nhà ống 1 tầng đẹp 3 phòng ngủ có thể được thiết kế theo nhiều phong cách, màu sắc khác nhau. Mỗi nhà sẽ bao gồm phòng ăn, phòng khách, 3 phòng ngủ riêng, phòng thờ, nhà vệ sinh nhưng vẫn đảm bảo không gian sống đầy đủ, ấm áp.

Xem thêm:

1. Gợi ý cách bố trí phòng ngủ hợp lý, khoa học cho nhà ống 1 tầng

Cùng sở hữu một diện tích đất xây dựng như nhau nhưng người biết cách bố trí thì sẽ sắp xếp được các không gian một cách hài hòa, phù hợp. Nhưng người không biết cách sắp xếp thì các phòng sẽ chồng chéo lên nhau và ảnh hưởng phong thủy. Đặc biệt, không biết cách sắp xếp thì sẽ không thể bố trí 3 phòng ngủ trong nhà.

Dưới đây chính là cách bố trí phòng ngủ (xét theo diện tích) mà chúng tôi nghĩ bạn nên xem để biết cách bố trí như thế nào cho đầy đủ, hợp lý và khoa học.

- Đối với diện tích trên 80 m2

Diện tích 80m2 thực ra mà nói đây không phải là diện tích lý tưởng để có thể bố trí phòng ngủ. Nếu như là diện tích 100m2 hay 120m2 trở lên thì có vẻ hợp lý hơn. Nhưng nếu bạn biết cách bố trí thì hoàn toàn có thể.

Diện tích dành cho phòng ngủ nên chiếm 12m2 mỗi phòng. Phòng khách khoảng 10m2. Phòng bếp khoảng 11 m2. Phòng tắm và vệ sinh khoảng 4m2. Nếu diện tích quá nhỏ thì chỉ nên thiết kế 1 phòng tắm và vệ sinh. Nên dành một khoảng không gian phía trước để thiết kế sân vườn, khoảng 15m2. Đây là diện tích tham khảo đối với nhà 80m2, còn nhà có diện tích lớn hơn có thể tăng kích thước các phòng sao cho phù hợp. Dẫu sao thì những con số nói trên vẫn còn nhỏ so với kích thước chuẩn mà người Việt chúng ta vẫn thường sử dụng.

Kích thước tiêu chuẩn của các phòng

  • Phòng ngủ: 12m2, 13m2, 15m2, 16m2, 18m2, 20m2, 25m2.
  • Phòng khách: Từ 15 - 20m2 đối với nhà nhỏ; từ 25 - 30m2 cho nhà trung bình và từ 30m2 trở lên cho những căn nhà lớn.
  • Phòng bếp: 12m2, 15m2, 20m2, 25m2.
  • Phòng tắm và vệ sinh: Tối thiểu là từ 2,5 - 3m; trung bình khoảng 4 - 6m2 và lớn từ 10 - 12m2.

Ngoại trừ phòng ngủ và phòng vệ sinh cần riêng tư thì sẽ sử dụng các bức tường ngăn, còn lại các không gian khác nên thiết kế dạng mở, nối liền nhau và chia cách bởi những vật dụng thông minh (chứ không nên ngăn cách bằng tường vì sẽ tạo sự bí bách, chật chội).

- Đối với diện tích nhỏ hơn 80m2

Diện tích nhỏ hơn 80m2 được xếp vào những căn nhà nhỏ nhưng có đẹp hay không còn phụ thuộc vào cách bạn bố trí, sắp xếp các không gian phòng.

Bạn vẫn sẽ phải giữ kích thước các phòng như nói trên, bởi nếu thiết kế nhỏ hơn thì sẽ gây chật chội, bí bách, bất tiện khi sử dụng. Thay vì bạn nghĩ tới giảm diện tích phòng thì nên nghĩ cách làm thế nào để có thể thiết kế 3 phòng ngủ trong 1 căn nhà 1 tầng diện tích chưa đến 80m2.

Và đây chính là bí quyết:

  • Hãy thiết kế gác lửng: Mẫu nhà ống gác lửng không còn quá xa lạ ở đất nước chúng ta, nhất là ở các thành phố, khu đô thị. Chỉ với việc thiết kế thêm gác lửng, bạn đã có thêm một không gian khá lớn để có thể bố trí các phòng một cách thoải mái hơn. Trong khi đó chi phí xây nhà gác lửng chỉ chiếm bằng 1 nửa so với việc xây tầng, bạn cũng không cần xây nhà cao lên. Bạn sẽ có 3 phòng ngủ với cách bố trí như sau: 2 phòng ở dưới trệt và 1 phòng ở trên gác; hoặc 2 phòng trên gác và 1 phòng ở dưới trệt; hoặc cả 3 phòng đều ở dưới trệt, còn trên gác dùng làm phòng khách hoặc phòng bếp…
  • Hãy thiết kế thêm tum: Cũng gần giống với gác lửng, nhưng tum là một bộ phận nằm tách biệt so với tầng trệt. Nó gần giống như tầng thứ 2 nhưng vì diện tích quá nhỏ nên không được gọi là 1 tầng mà chỉ xem là tầng tum. Tum có thể nằm ở cuối tầng, giữa tầng hoặc hướng mặt tiền. Thường thì tum không nhất thiết là dùng để bố trí phòng ngủ, mà có thể dùng làm phòng đọc sách, phòng thờ hoặc phòng chứa đồ… Nhưng đối với nhà có diện tích nhỏ thì tum nên được bố trí thành 1 phòng ngủ và 2 phòng ngủ còn lại sẽ được bố trí ở trệt.

Ngoài quan tâm đến không gian bố trí cho phòng ngủ thì chủ nhà cũng nên chú ý thiết kế phòng bếp và phòng khách sao cho hợp lý và khoa học. Thực tế, có rất nhiều mẫu nhà ống nhỏ hẹp nhưng gia chủ vẫn biết cách để “hô biến” sao cho đầy đủ không gian để sử dụng, vẫn đảm bảo được tính khoa học và thẩm mỹ. Gia chủ nên tham khảo thêm nhiều mẫu để biết cách bố trí.

Ngoài ra, đừng quên dành một khoảng diện tích nho nhỏ để bố trí sân vườn - bộ mặt của ngôi nhà. Sân vườn được thiết kế đẹp sẽ giúp căn nhà trông nổi bật và cuốn hút hơn. Nên xem Mẫu nhà vườn nhỏ - gọn - đẹp để biết cách sắp xếp và bố trí.

2. Các mẫu nhà ống 1 tầng đẹp 3 phòng ngủ

Mẫu nhà 1 tầng 3 phòng ngủ đem đến rất nhiều tiện lợi trong sinh hoạt và cắt giảm được nhiều chi phí xây dựng, thiết kế. Tuy nhiên, để đảm bảo không gian sống thoải mái, bạn cần thiết kế mẫu nhà hợp lý về diện tích và biết cách bố trí trước khi thi công.

Dưới đây là những gợi ý chi tiết:

- Mẫu nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ gấp khúc

Nếu bạn không có mảnh đất thẳng thì đây sẽ là bản thiết kế đặc biệt dành cho bạn. Đây được xem là mẫu thiết kế nhà ống thành phố - nơi có diện tích đất bị hạn chế khiến các mảnh đất không được vuông vức và rộng rãi như đất ở nông thôn.

Nếu bạn e ngại vì mảnh đất bị gấp khúc làm khó thiết kế, thi công thì hãy tham khảo bản vẽ bố trí, thiết kế các phòng dưới đây với đầy đủ các phòng chức năng.

Nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ 1

Bạn có thể thiết kế phần gấp khúc thành không gian phòng khách riêng biết nếu diện tích đủ lớn hoặc phòng để xe với diện tích nhỏ. Trong khi, 3 phòng ngủ được thiết kế đủ diện tích ở khu vực đất thẳng và vị trí sâu nhất trong nhà.

Bạn có thể trang trí thêm các loại cây xanh ở phần gấp khúc để tạo hiệu ứng cho căn nhà. Phòng ngủ liền kề nhau nhưng cũng cần được bố trí cửa sổ ở vị trí đón gió để thông thoáng các gian phòng.

- Mẫu thiết kế 1 tầng 3 phòng ngủ 2 mái

Nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ 2

Đây là mẫu nhà phù hợp với các gia đình có diện tích đất vuông vắn và các phòng dễ dàng được bố trí, xếp đặt thuận tiện. Mang phong cách của mẫu nhà ống 1 tầng mái thái, ngôi nhà được thiết kế như một ngôi nhà biệt thự nhỏ mini. Các gam màu trắng nhẹ nhàng kết hợp cổng rào, mái thái dốc đen đơn giản tạo hiệu ứng tốt cho thị giác về sắc màu tương phản, nổi bật. Hàng cây xanh được trồng quanh khu vực tường giúp ngôi nhà bạn dễ chịu hơn.

Nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ 3

Đi dọc từ cửa chính vào, phòng khách và phòng bếp được bố trí ở vị trí đầu tiên và 3 phòng ngủ được đặt sâu bên trong, 2 nhà vệ sinh gồm 1 nhà vệ sinh riêng và 1 nhà vệ sinh trong phòng ngủ thuận tiện cho việc sử dụng. Ở khoảng sân trước, bạn có thể trồng các loại cây hoặc trang trí tiêu cảnh và khu vực để xe, gara ô tô tiện lợi.

- Mẫu nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ cho diện tích 100m2

Đây là diện tích phổ biến của các lô đất mới được phân chia hiện nay. Nếu bạn đang sở hữu mảnh đất này thì dưới đây là bản thiết kế gợi ý giúp bạn bố trí các gian phòng diện tích 100m2 một các khoa học, hợp lý.

Nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ 4

Bạn có thể thiết kế 20 m2 phía trước của mảnh đất để trồng các loại cây hoặc làm sân để xe, 70m2 tiếp theo để thiết kế các gian phòng, 10 m2 còn lại trong gốc cuối của nhà để làm vườn, tiểu cảnh ở sân sau tạo không gian thông thoáng.

Ở khu vực 70 m2, bạn bố trí phòng khách và bếp dọc theo một bên tường. Đối diện là 2 phòng ngủ và 1 nhà vệ sinh. Phòng ngủ chính được đặt ở hướng nhìn ra sân sau và hồ nước để đón ánh sáng tự nhiên như giếng trời. Bố trí kiểu này giúp ngôi nhà của bạn có các gian phòng ngủ thoáng mát, dễ chịu.

Có thể bạn quan tâm: Mẫu nhà ống 1 tầng đẹp 5x20 & cách tính chi phí xây dựng

- Nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ hình chữ L

Mảnh đất hình chữ L không còn quá xa lạ đối với người dân thành phố. Phần sau của ngôi nhà thường bị khuất các phía bởi các nhà xung quanh nên thường mát về mùa hè và ấm về mùa đông nhưng rất dễ tạo cảm giác ngột ngạt, bí bức. Vì thế, gia chủ nên bố trí các phòng ngủ ở phần sau liền kề nhau nhưng thiết kế nhiều cửa sổ để không khí được lưu thông.

 Nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ 5

Điểm đặc biệt của thiết kế này là khoảng sân trước được dùng để thiết kế bàn ăn ngoài trời nối liền phòng bếp trong nhà. Phòng khách ở vị trí gần cổng ra vào, các nhà vệ sinh được bố trí trong phòng ngủ thuận tiện cho việc sử dụng.

- Thiết kế gara ô tô cho nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ, diện tích 120m2

Nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ 6

Với diện tích này, bạn có thể thiết kế thêm 1 phòng đọc sách hoặc phòng làm việc ngoài các gian phòng chính cơ bản của nhà 1 tầng đó là 1 phòng khách, 1 phòng bếp và 3 phòng ngủ. Ở phần mặt trước, bạn thiết kế gara ô tô khép kín và cửa ra vào. Trong gian phòng tiếp theo là khu vực sinh hoạt chung gồm bếp, bàn ăn và phòng khách. Trong đó, phòng khách và bàn ăn được nối liền không vách ngăn hướng mặt ra vườn.

Phần đất sau chia làm 2 phòng ngủ, ở giữa là 1 phòng ngủ, 1 nhà vệ sinh và 1 phòng đọc sách, làm việc hướng ra vườn. Ưu điểm của những mẫu nhà ống 1 tầng nói chung là sự tiện lợi trong sinh hoạt, phù hợp các gia đình có người già và trẻ em.

- Mẫu nhà 1 tầng 3 phòng ngủ hiện đại

Nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ 7

Mẫu nhà ống đơn giản này được thiết kế theo phòng cách tối giản của người Nhật. Các nội thất, phong cách trang trí tương đối hài hoà, dễ chịu nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Ngôi nhà bao gồm 3 phòng ngủ được xếp đặt ở một bên tường.

Phòng bếp và bàn ăn được đặt 1 bên phòng khách. Ở sân trước, bạn có thể đặt thêm 1 bàn ăn ngoài trời nếu ở ngoài có khu vực sân vườn để xe. Ngược lại, bạn có thể thiết kế vị trí bàn ăn thành khu vực để xa hoặc tiểu cảnh.

3. Những lưu ý khi thiết kế phòng ngủ

Khi thiết kế các phòng ngủ, ngoài vị trí, kích thước ra, bạn cần chú ý đến việc thiết kế nội thất để tạo không gian phòng thư giãn để tạo giấc ngủ ngon nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hoà với các gian phòng khác.

Dưới đây là những lưu ý bạn không thể không biết đến:

- Định hướng phong cách thiết kế

Đây là điều vô cùng quan trọng để thiết kế căn phòng. Phòng ngủ có thể được thiết kế theo phong cách của nhà như: thiết kế theo phong cách hiện đại, phong cách Bắc Âu, phong cách tân cổ điển… Mỗi phong cách khác nhau sẽ có những không gian phòng ngủ được thiết kế khác nhau.

Ví dụ, nếu ngôi nhà của bạn được xây dựng theo phong cách hiện đại, thì phòng ngủ sẽ được thiết kế diện tích nhỏ và vừa với những đồ nội thất đơn giản và thông minh. Không gian này không chỉ đem lại cảm giác sang trọng, ấm cúng, thoáng đãng cho ngôi nhà có diện tích hẹp mà còn đem đến không gian nội thất gần gũi, ấm cúng.

- Màu sắc phòng ngủ

Màu sắc phòng ngủ cũng tạo hiệu ứng vô cùng quan trọng trong thiết kế của căn phòng. Các phòng ngủ nên chọn các tông màu nhẹ dịu như trắng, ghi, trắng xám, vàng nhạt, xanh nhạt để đem lại cảm giác tốt cho thị giác. Giường ngủ được giữ nguyên màu gỗ cơ bản, mộc mạc cũng tạo ra nét đẹp tự nhiên cho gian phòng.

- Không khí trong phòng ngủ

Bạn nên đảm bảo không khí có 21% khí oxy và 78% khí nito trong gian phòng ngủ để tránh cảm giác ngột ngạt gây hại cho hệ thần kinh, khiến bạn trở nên mệt mỏi mỗi buổi sáng. Vì khi ngủ, cơ thể người sẽ thải ra khí CO2 và làm giảm lượng khí O2 trong không khí nên bạn cần bố trí phòng ngủ thông thoáng bằng cách thiết kế các khung cửa sổ ở vị trí đón gió.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lắp quạt thông gió hoặc điều hoà, quạt để điều hoà lượng khí trong phòng. Nhưng, bạn nên thiết kế các thiết bị trên ở vị trí hợp lý để đảm bảo không khí lưu thông tốt.

- Bố trí vật dụng cần thiết

Bạn nên sắp xếp các vật dụng, đồ nội thất gọn gàng, ngăn nắp vì không gian nhà ống thường hẹp về chiều ngang. Nếu bạn sử dụng quá nhiều đồ vật trong phòng, phòng ngủ của bạn sẽ trở nên chật chội, bức bối tạo cảm giác căng thẳng.

Bạn chỉ nên bố trí các vật dụng cần thiết trong phòng ngủ để không gian được thông thoáng hoặc trang trí các vật nhỏ gọn như lọ hoa nhỏ, sen đá, tranh… Việc này cũng giúp tránh các loại vật, côn trùng, muỗi trú ẩn trong phòng.

- Ánh sáng của gian phòng ngủ

Ánh sáng giúp không gian nội thất phòng ngủ trở nên sang trọng hơn và tạo cảm giác ấm áp giúp bạn tận hưởng cảm giác dễ chịu để đi vào giấc ngủ sâu. Vì thế, bạn cần bố trí nguồn sáng hợp lý và tận dụng các nguồn sáng tự nhiên để mang đến cảm giác ấm áp cho gian phòng.

Ngoài ra, tận dụng ánh sáng tự nhiên vào trong phòng cũng đem lại nhiều lợi ích từ phong thuỷ, đem đến nguồn sinh khí dồi dào cho các thành viên trong gia đình.

- Phòng ngủ hợp phong thuỷ

Để các thành viên được tận hưởng cảm giác thư giãn, nghỉ ngơi sau ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, các phòng ngủ phải được bố trí, thiết kế hợp phong thuỷ. Bạn cần chú ý vị trí, hướng cửa ra vào, màu sắc nội thất… để tránh những bất lợi về sức khỏe, tài lộc của các thành viên. Bạn nên lựa chọn, xếp đặt vị trí các đồ vật, màu sắc phù hợp với các mệnh của mỗi thành viên. Hãy tìm đến các chuyên gia phong thủy để được tư vấn cách bố trí phòng ngủ như thế nào là hợp phong thủy, để đảm bảo sức khỏe của các thành viên trong gia đình không bị ảnh hưởng bởi lỗi thiết kế này.

4. Tổng kết

Bài viết là những chia sẻ của chúng tôi về các mẫu nhà ống 1 tầng đẹp 3 phòng ngủ. Qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đã có được bí quyết để bố trí 3 phòng ngủ trên diện tích đất mình đang có sao cho hợp lý và khoa học. Đừng quên tìm đến sự trợ giúp của các kiến trúc sư - những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, họ sẽ giúp bạn biết được với diện tích đang có, nếu muốn thiết kế 3 phòng ngủ thì cần phải làm như thế nào để đảm bảo không gian sống hài hòa, đầy đủ.

Nguồn: Trần Anh Group