Mẫu hợp đồng bán nhà xưởng [MỚI & CHUẨN NHẤT 2024]

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Mẫu hợp đồng bán nhà xưởng được thành lập dựa trên các quy định của Luật dân sự 2015, Luật kinh doanh bất động sản 2014 nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên.

Phần lớn nhà xưởng được giao dịch với hình thức cho thuê và sử dụng hợp đồng thuê nhà xưởng hoặc hợp đồng cho thuê kho để làm căn cứ pháp lý giữa bên cho thuê và bên thuê. Tuy nhiên, ở một số dự án khu công nghiệp, bất động sản công nghiệp có thể được kinh doanh với nhiều hình thức khác nhau như:

  • Cho thuê nhà xưởng ngắn hạn
  • Cho thuê nhà xưởng dài hạn (toàn bộ thời gian sử dụng đất KCN) còn có thể gọi là bán nhà xưởng
  • Cho thuê đất làm nhà xưởng, kho bãi
  • Cho thuê mặt bằng xây dựng nhà xưởng, kho bãi
  • ...

Có được mua bán nhà xưởng hay không?

Căn cứ vào Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng mua bán tài sản như sau:

“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.”

Theo đó, nhà xưởng cũng được xem là một lại tài sản (bất động sản) nên giao dịch mua bán nhà xưởng được công nhận hợp pháp.

Bán đất làm nhà xưởng

Những điều khoản cần có trong mẫu hợp đồng mua bán nhà xưởng

Sau khi thống nhất được giá mua bán nhà xưởng hợp lý, 02 bên sẽ tiến hành xem xét các điều kiện pháp lý của nhà xưởng.

  • Giấy chứng nhận sở hữu (sổ đỏ) đối với nhà xưởng sở hữu cá nhân/hộ gia đình/tổ chức
  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, các loại giấy tờ liên quan đến pháp lý dự án, quyết định của UBND tỉnh về việc đủ điều kiện kinh doanh, giấy tờ nghiệm thu cơ sở hạ tầng,.... đối với nhà xưởng thuộc khu công nghiệp

Nếu như các cơ sở pháp lý đều đáp ứng đúng với quy định. 02 bên (bên bán và bên mua) sẽ tiến hành thống nhất các điều khoản và thành lập mẫu hợp đồng mua bán nhà xưởng. Trong đó, cần đảm bảo có đủ các nội dung như sau:

  • Thông tin pháp nhân đầy đủ của bên cho thuê và bên thuê (tên - địa chỉ - giấy tờ tùy thân - số điện thoại - giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - địa chỉ email… của cá nhân hoặc doanh nghiệp)
  • Thời gian lập, giao kết hợp đồng
  • Thời hạn hợp đồng (tổng thời hạn sử dụng đất còn lại)
  • Thông tin đầy đủ về đất cho thuê: địa chỉ (ghi rõ số tờ - số thửa và các đơn vị hành chính theo cấp), diện tích,..
  • Diện tích xây dựng
  • Diện tích sử dụng
  • Nguồn gốc nhà xưởng
  • Mục đích sử dụng của bên mua (lĩnh vực sản xuất, kinh doanh)
  • Giá bán nhà xưởng và các phí dịch vụ liên quan
  • Phương thức thanh toán, thời điểm thanh toán
  • Quyền - nghĩa vụ của bên bán và bên mua
  • Nội dung thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng
  • Thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp
  • Cam kết của các bên
  • Chữ ký và đóng dấu của 02 bên (Hiệu lực của hợp đồng)

Ngoài các yếu tố nêu trên, 02 bên sẽ thực hiện thêm hợp đồng cọc mua nhà xưởng trước khi làm hợp đồng mua bán nhà xưởng chính thức. Trong đó, tiền đặt cọc mua nhà xưởng thường sẽ được quy định như sau:

  • Hai bên thỏa thuận bên mua sẽ đặt cọc trước một phần cho bên bán để đảm bảo sẽ mua bán. Tiền đặt cọc phải được thể hiện tại hợp đồng đặt cọc số …..
  • Số tiền đặt cọc này sẽ được chuyển thành tiền mua nhà xưởng. Khấu trừ vào đợt thanh toán đầu tiên (chia làm mấy đợt để thanh toán).
  • Sau khi nhận tiền đặt cọc, nếu bên bán thay đổi ý kiến. Không bán cho bên mua nữa thì phải hoàn trả cho bên mua số tiền gấp 2 lần số tiền đặt cọc mà mình đã nhận. Ngược lại, nếu bên mua thay đổi ý kiến, không mua nữa thì phải chịu mất tiền cọc.
  • Trong điều khoản giá mua bán nhà xưởng sẽ có nhắc đến số tiền cọc này. Tổng tiền cọc sẽ được trừ trực tiếp vào số tiền bên mua phải thanh toán cho bên bán.

Mẫu hợp đồng bán nhà xưởng mới nhất năm 2024

Mẫu hợp đồng mua bán nhà xưởng - 1

Mẫu hợp đồng mua bán nhà xưởng - 2

Mẫu hợp đồng mua bán nhà xưởng - 3

Mẫu hợp đồng mua bán nhà xưởng - 4

Mẫu hợp đồng mua bán nhà xưởng - 5

Mẫu hợp đồng mua bán nhà xưởng - 6

Mẫu hợp đồng mua bán nhà xưởng - 7

Mẫu hợp đồng mua bán nhà xưởng - 8

Mẫu hợp đồng mua bán nhà xưởng - 9

Do mẫu hợp đồng bán nhà xưởng sẽ có nhiều điều khoản phức tạp hơn so với hợp đồng cho thuê nhà xưởng. Nên khi lập hợp đồng, 02 bên cần phải có thời gian xem xét kỹ từng chi tiết. Đồng thời có thêm sự hỗ trợ của người có chuyên môn (luật sư, đơn vị tư vấn luật, văn phòng đất đai,...) để đảm bảo quyền lợi tốt nhất nếu xảy ra bất kỳ tranh chấp, kiện tụng liên quan đến lô đất mua bán.

>>>> Xem thêm: