Mẫu giấy mua bán đất viết tay: Quy định MỚI NHẤT 2024

Đánh giá bài viết:   (2 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (2 lượt) icon icon

Bạn cần tìm mẫu giấy mua bán đất viết tay để làm hợp đồng mua bán đất? Bài viết sau đây là mẫu giấy tờ mua bán nhà đất viết tay chuẩn nhất hiện nay theo đúng quy định của pháp luật. Hãy tham khảo!

Xem thêm:

Đất đai là một loại tài sản có giá trị vô cùng lớn. Để đảm bảo quyền lợi cho người bán lẫn người mua, pháp luật qua các thời kỳ luôn có các quy định rõ ràng về hình thức và nội dung của hợp đồng mua bán. Thế nhưng, thực tế có rất nhiều trường hợp tham gia mua bán đất đai nhưng lại không tuân thủ quy định về hợp đồng mua bán. Phổ biến nhất là việc thực hiện giao dịch bằng giấy tờ viết tay không được công chứng. Vậy thì điều này có đúng hay không? Có ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên hay không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua các phần nội dung dưới đây.

1. Giấy mua bán nhà đất viết tay: Khái niệm, đặc điểm & vai trò

Trước hết, hãy tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm cũng như vai trò của loại giấy viết tay mua bán đất, để phân biệt chúng với hợp đồng mua bán đất viết tay. Đối với mẫu giấy tờ mua bán đất viết tay thì nội dung thể hiện đơn giản và ngắn gọn hơn. Còn đối với hợp đồng mua bán đất thì nội dung đầy đủ, chỉn chu và đi sâu vào các điều khoản hơn.

- Khái niệm

Pháp luật hiện nay không có khái niệm về giấy sang nhượng đất viết tay hay giấy mua bán nhà đất viết tay mà đây chỉ là cách gọi phổ biến nói về một loại hợp đồng không được công chứng, chứng thực.

mẫu giấy mua bán đất viết tay 1

Giấy mua bán nhà đất viết tay (hay giấy chuyển nhượng đất viết tay) là loại giấy tờ được sử dụng khi có giao dịch mua bán nhà đất, thể hiện các điều khoản và thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, làm căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Gọi là viết tay nhưng thực ra các bên tham gia có thể viết nhưng cũng có thể đánh máy thành văn bản. Mấu chốt của loại mẫu giấy này là 3 bên tự lập và ký kết với nhau chứ không có một cơ quan có thẩm quyền hay tổ chức công chứng nào xác nhận. Các bên có thể mời người làm chứng nhưng xét về mặt pháp luật thì người làm chứng không đủ tư cách để giúp cho mẫu giấy này có hiệu lực và được công nhận về mặt pháp lý.

- Đặc điểm

  • Được thành lập thành văn bản (viết tay hoặc đánh máy).
  • Nội dung thể hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất của bên bán đối với bên mua; các điều kiện, nội dung khác mà 2 bên đã thỏa thuận.
  • Không được công chứng, chứng thực của Văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã.

- Vai trò

Giấy mua bán/chuyển nhượng đất viết tay là “bằng chứng” ghi lại tất tần tật những thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Theo đó, các bên sẽ phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đã được ghi trong giấy mua bán. Cụ thể, vai trò của giấy mua bán/ chuyển nhượng đất đối với từng đối tượng như sau:

  • Đối với người mua: Giấy mua bán là minh chứng chứng minh nhà đất sẽ thuộc quyền sở hữu của người mua khi người mua trả đúng tiền, đúng thời hạn và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan.
  • Đối với người bán: Giấy mua bán thể hiện quyền nhận đúng, đủ số tiền chuyển nhượng đã thỏa thuận theo đúng thời hạn, đồng thời thể hiện nghĩa vụ phải chuyển giao đất cho người mua theo đúng thỏa thuận.
  • Đối với cơ quan quản lý nhà đất: Nắm bắt được tình hình đất đai tại khu vực, làm cơ sở để UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

mẫu giấy mua bán đất viết tay 2

Tóm lại, giấy chuyển nhượng nhà đất viết tay có vai trò rất quan trọng đối với người mua, người bán và cả cơ quan nhà nước. Nó tạo hành lang pháp lý an toàn bảo vệ các chủ thể tham gia. Nó là cơ sở để giải quyết các tranh chấp nếu có về sau. Nó đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và cuối cùng, nó đảm bảo sự ổn định các quan hệ sở hữu tài sản và tạo nên sự công bằng trong xã hội.

2. Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

- Khi nào hợp đồng mua bán nhà đất hợp lệ, được công nhận?

Điều 117 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Điều 119 nói về Hình thức giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

>>> Như vậy, hoạt động mua bán nhà đất được công nhận và được coi là hợp pháp khi có đủ 4 điều kiện: 1. Người tham gia phải có năng lực hành vi dân sự - 2. Người tham gia hoàn toàn tự nguyện - 3. Mục đích của hoạt động mua bán nhà đất không trái pháp luật và đạo đức xã hội - 4. Hợp đồng mua bán phải được thành lập thành văn bản, được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 khi nói về về Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất cũng có quy định như sau:

- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

...

- Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

>>> Như vậy, một lần nữa khẳng định: Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết bằng tay hay giấy viết tay chuyển nhượng đất phải được công chứng, chứng thực thì mới được công nhận về mặt pháp lý.

- Khi nào giấy chuyển nhượng viết tay được công nhận tính pháp lý?

+ Nếu giao dịch thực hiện trước ngày 1/7/2014

Khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì các trường hợp sau đây được cấp giấy chứng nhận mà không cần nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

  • Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 1/1/2008.
  • Sử Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

+ Nếu giao dịch thực hiện sau ngày 1/7/2014

Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.

Nhằm giảm thiểu các hợp đồng vô hiệu khi mà có nhiều người lựa chọn hình thức viết tay để làm hợp đồng giao dịch, Bộ Luật dân sự 2015 đã có quy định về điều kiện để giấy mua bán nhà đất viết tay có hiệu lực (dù không cần công chứng, chứng thực) khi và chỉ khi: một bên hoặc các bên tham gia đã thực hiện ít nhất ⅔ nghĩa vụ trong giao dịch.

Điều này cũng có nghĩa là, nếu bên mua chưa trả đủ ⅔ số tiền đã thỏa thuận thì bên bán có quyền yêu cầu tòa tuyên án giao dịch vô hiệu vì không đáp ứng điều kiện công chứng về mặt hình thức.

3. Những nội dung cần có trong giấy mua bán đất viết tay theo quy định của pháp luật

Mặc dù mẫu giấy bán nhà đất viết tay đơn giản hơn so với hợp đồng mua bán nhà đất nhưng vẫn phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung cơ bản của một hợp đồng. Chương XXVIII Bộ Luật dân sự 2005 quy định về Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

- Những nội dung cần có:

  • Tên, địa chỉ của các bên;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
  • Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Phương thức, thời hạn thanh toán;
  • Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;
  • Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất;
  • Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

- Nội dung của bên chuyển nhượng

Nghĩa vụ:

  • Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;
  • Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng.

Quyền:

  • Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền được nhận tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; trường hợp bên nhận chuyển nhượng chậm trả tiền thì áp dụng theo quy định tại Điều 305 của Bộ luật này.

- Nội dung của bên nhận chuyển nhượng

Nghĩa vụ:

  • Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;
  • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

Quyền:

  • Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;
  • Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;
  • Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng;
  • Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn.

4. Tham khảo mẫu giấy mua bán/chuyển nhượng đất viết tay chuẩn nhất

Tải mẫu đơn: Click tại đây

Lưu ý: Mẫu giấy này có thể dùng cho các trường hợp sau đây: chuyển nhượng đất nông nghiệp, chuyển nhượng đất phi nông nghiệp, chuyển nhượng đất vườn, chuyển nhượng đất của hộ gia đình...

5. Cần lưu ý gì mua bán nhà đất bằng giấy viết tay?

Có nên mua bán nhà đất bằng giấy viết tay không?

Xét về góc độ pháp luật, dĩ nhiên không nên mua bán nhà đất bằng giấy viết tay. Rủi ro khi mua bán nhà đất là rất lớn, ngay cả khi có hợp đồng được công nhận về mặt pháp lý thì người mua (và cả người bán) vẫn không thể nào tránh được các rủi ro đó. Vậy thì đối với giấy viết tay lại càng không nên.

Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào các bên tham gia cũng có điều kiện để làm theo trình tự, quy định của pháp luật. Vì một vài lý do nào đó, các bên buộc phải mua bán nhà đất theo hình thức viết tay. Ví dụ như thủ tục đơn giản, dễ dàng, các bên tin tưởng lẫn nhau hoặc có thể “né” được các khoản thuế chuyển nhượng đất...

Vậy thì cần lưu ý những gì khi sử dụng mẫu giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay hay mẫu giấy mua bán nhà đất viết tay?

  • Phải kiểm tra giấy tờ và các thông tin để biết được nhà đất định mua có sổ đỏ hay chưa hoặc có đủ điều kiện để cấp sổ đỏ hay không.
  • Giấy mua bán nhà đất dù viết tay, không công chứng nhưng vẫn phải soạn một cách đầy đủ, chi tiết và cẩn thận nhất. Nhất là đối với các điều khoản về thanh toán.
  • Cần phải có biên bản giao nhận tiền và giao nhận giấy tờ đầy đủ, cụ thể để thể hiện được rằng: bên bán đã nhận đủ tiền và giao giấy tờ cho bên mua.
  • Bên mua nên giữ toàn bộ bản gốc giấy tờ liên quan đến nhà đất, đồng thời có thêm bản sao về các giấy tờ nhân thân của bên bán.
  • Cả bên bán lẫn bên mua phải đọc kỹ giấy mua bán, nếu cảm thấy thắc mắc phải hỏi để được giải đáp ngay. Chỉ ký khi và chỉ khi thật sự hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và nắm được các điều khoản được ghi trong giấy mua bán.

6. Tổng kết

Mặc dù mẫu giấy mua bán đất viết tay vẫn được công nhận tính pháp lý khi các bên tham gia đã thực hiện được ít nhất ⅔ nghĩa vụ. Tuy nhiên, việc yêu cầu tòa án công nhận giấy tờ mua bán viết tay có hiệu lực (so với việc đi công chứng, chứng thực) thì mất nhiều thời gian và thủ tục thực hiện phức tạp. Do vậy, để tránh rủi ro, tránh phiền phức và tránh mất thời gian thì các bên nên cân nhắc nên công chứng, chứng thực để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: