Mẫu giấy chuyển nhượng đất cho con CHUẨN PHÁP LÝ 2024
Chuyển nhượng đất cho con cần phải làm đơn và tờ đơn đó phải đầy đủ các điều khoản do pháp luật quy định thì mới được công nhận tính hợp lệ. Dưới đây là mẫu giấy chuyển nhượng đất cho con chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Dù việc chuyển nhượng đất diễn ra giữa bố mẹ và con cái nhưng theo quy định của pháp luật, việc chuyển nhượng này phải được soạn thành văn bản dưới dạng đơn tặng cho hoặc giấy chuyển nhượng…, sau đó đem đi công chứng thì việc chuyển nhượng này mới được xem là hợp lệ và được công nhận. Bài viết dưới đây ngoài việc gợi ý mẫu đơn chuyển nhượng đất cho con, còn giải đáp các vấn đề liên quan như: Đơn chuyển nhượng viết tay có hợp pháp? Chuyển nhượng đất cho con có cần đóng thuế, phí hay không?... Nếu bạn đọc quan tâm đến các vấn đề này, hãy dành ra 2 phút để đọc hết bài viết, bạn sẽ hiểu được tường tận mọi vấn đề.
Xem thêm:
1. Mẫu giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con chuẩn nhất hiện nay
Bố mẹ chuyển nhượng đất cho con trong 2 trường hợp:
- Một là bán;
- Hai là tặng cho.
Nếu là trường hợp thứ nhất thì mẫu đơn cần làm là đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Còn trường hợp thứ 2 thì sẽ làm đơn tặng cho quyền sử dụng đất. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bạn lựa chọn mẫu đơn tương ứng.
- Mẫu đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con
Tải mẫu đơn: Click tại đây
- Mẫu đơn tặng cho quyền sử dụng đất cho con
Tải mẫu đơn: Click tại đây
2. Giấy chuyển nhượng đất cho con có cần phải công chứng không?
- Quy định của pháp luật
Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:
"a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
…
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã."
Như vậy, chuyển nhượng đất trong mọi trường hợp bao gồm cả trường hợp bố mẹ chuyển nhượng đất cho con đều phải làm hợp đồng, hợp đồng phải được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã.
- Khi nào giấy chuyển nhượng đất cho con không công chứng nhưng vẫn có hiệu lực?
Tuy nhiên hiện nay, vì ngại làm thủ tục công chứng cộng với sự tin tưởng giữa người nhà với nhau, nhiều người đã lựa chọn giấy chuyển nhượng đất viết tay. “Viết tay” có nghĩa là đơn chuyển nhượng không được mang đi công chứng, chứng thực. Vậy trường hợp này, giấy chuyển nhượng viết tay có hiệu lực hay không?
Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định:
“2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
Như vậy, chiếu theo điều luật nói trên thì khi bố mẹ chuyển nhượng đất cho con, dù hợp đồng không công chứng nhưng chỉ cần các bên đã thực hiện ít nhất ⅔ nghĩa vụ trong hợp đồng thì không cần phải công chứng, chứng thực vẫn được xem là hợp đồng có hiệu lực.
- Lời khuyên
Mặc dù hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay được pháp luật công nhận có hiệu lực với điều kiện nói trên, nhưng thủ tục để được pháp luật công nhận phức tạp hơn rất nhiều so với thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng. Do vậy ngay từ đầu, các bên tham gia nên tuân thủ quy định của pháp luật - là nên tiến hành công chứng, chứng thực hợp đồng dù rằng đó là việc chuyển nhượng đất diễn ra giữa các mối quan hệ thân thiết.
3. Bố mẹ chuyển nhượng đất cho con có phải đóng thuế phí không?
- Trường hợp phải đóng
Nếu việc chuyển nhượng đất giữa bố mẹ dành cho con cái là giao dịch mua bán thì trường hợp này cần phải đóng thuế chuyển nhượng đất. Cụ thể, có 2 loại thuế cần phải đóng đó là:
- Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng nhà đất (thường do bên bán đóng, tuy nhiên có thể thỏa thuận);
- Thuế trước bạ nhà đất (thường do bên mua đóng, tuy nhiên có thể thỏa thuận);
- Các khoản phí hành chính khác khi làm thủ tục.
- Trường hợp không phải đóng
Nếu việc chuyển nhượng đất của bố mẹ là thuộc trường hợp tặng cho con cái quyền sử dụng đất thì cả bố mẹ lẫn con cái đều không phải đóng thuế đất.
Cụ thể, luật quy định như sau:
Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về thu nhập được miễn thuế như sau:
"1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau".
Điều 4 Nghị định số 45/2011/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ như sau:
"10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu".
Lưu ý: Chỉ được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ, còn vẫn phải đóng các khoản phí hành chính cơ bản khác khi làm các thủ tục công chứng tặng cho.
4. Tổng kết
Trường hợp bố mẹ chuyển nhượng đất cho con, ông bà chuyển nhượng đất cho cháu hay việc chuyển nhượng đất diễn ra giữa người thân với nhau nói chung đều có thể áp dụng mẫu giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên. Dù rằng việc chuyển nhượng giữa người thân với nhau (trên cơ sở tin tưởng là chính) nhưng hợp đồng phải được công chứng, chứng thực thì mới đúng quy định của pháp luật và có hiệu lực pháp lý.
Nguồn: Trần Anh Group
Xem thêm: