Mẫu dự toán nhà xưởng công nghiệp CHI TIẾT (Luật mới 2024)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Mẫu dự toán nhà xưởng công nghiệp đầy đủ, chi tiết nhất dưới đây sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc dự trù chi phí, từ đó giúp cho việc xây dựng trở nên thuận lợi, hiệu quả nhất.

Nhu cầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp ngày càng tăng cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các công ty, doanh nghiệp. Và bạn biết đấy, bài toán về chi phí xây dựng nhà xưởng luôn khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu. Làm thế nào để vừa có thể tiết kiệm tối đa chi phí, lại vừa đảm bảo được những tiêu chuẩn cần có ở nhà xưởng để phục vụ cho việc sản xuất? Câu trả lời ở đây đó chính là bạn cần phải lập nên một bảng dự toán nhà xưởng công nghiệp chi tiết cho từng hạng mục công trình để có thể dự trù được chi phí mình phải bỏ ra. Sau đó, dựa trên tài chính đang có, bạn có thể điều chỉnh lại sao cho phù hợp nhất.

Xem thêm:

1. Dự toán nhà xưởng công nghiệp là gì? Tại sao phải dự toán?

Trước khi đi vào tham khảo mẫu dự toán nhà xưởng công nghiệp thì bạn cần phải hiểu rõ khái niệm về dự toán xây dựng cũng như vai trò của nó quan trọng đến như thế nào.

- Dự toán chi phí nhà xưởng là gì?

Dự toán xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính ở giai đoạn trước khi lựa chọn nhà thầu để xây dựng nhà xưởng. Trong đó, chi phí các hạng mục, gói thầu được xác định dựa trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật.

Mẫu dự toán nhà xưởng công nghiệp 1

Cụ thể hơn, trong bảng dự toán xây dựng gồm có: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng (sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở phần 2 của bài viết).

- Tầm quan trọng của việc lập dự toán xây dựng

Có thể nói, vai trò của dự toán xây dựng là vô cùng quan trọng khi nó chính là:

  • Tài liệu quan trọng gắn liền với thiết kế để giúp chủ đầu tư dự kiến được chi phí xây dựng, số tiền phải chi trả để có được nhà xưởng mình mong muốn.
  • Cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư cấp phát vốn vay. Nhất là với những chủ đầu tư, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn về tài chính. Việc lập dự toán xây dựng cũng sẽ giúp chủ đầu tư, nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình.
  • Căn cứ vào bảng dự toán các chủ đầu tư có thể đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán khi chỉ định thầu
  • Là căn cứ xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu
  • Cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn.

Với những vai trò nổi bật trên, có thể khẳng định một lần nữa rằng tầm quan trọng của dự toán nhà xưởng công nghiệp là vô cùng quan trọng.

2. Các chi phí cần dự toán khi xây dựng nhà xưởng

Sau khi tìm hiểu về khái niệm dự toán nhà xưởng, bạn cần nắm được chi tiết các khoản chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng nhà xưởng, bao gồm:

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Nếu bạn mua đất để xây dựng nhà xưởng trong hoặc xung quanh khu dân cư thì cần tính toán chi phí bồi thường đất, công trình hoặc các tài sản có liên quan. Ngoài ra, còn cần nghĩ đến các chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng mặt bằng trong thời gian xây dựng kết cấu nhà thép công nghiệp; chi phí trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư xây dựng và các chi phí có liên quan khác.

- Chi phí xây dựng

Với những nhà xưởng được xây trên mảnh đất có nhà ở, công trình thì cần phải xem xét đến chi phí phá dỡ công trình, chi phí tiến hành san lấp mặt bằng cũng như chi phí xây dựng các công trình, hạng mục, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ cho quá trình thi công kết cấu nhà kho, nhà xưởng tiền chế.

Mẫu dự toán nhà xưởng công nghiệp 2

- Chi phí thiết bị

Một chi phí cũng rất quan trọng đó là phí mua sắm trang thiết bị công trình và các thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt, thí nghiệm và hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển và bảo hiểm; thuế và các loại phí; chi phí thuê máy móc, các loại thiết bị.

- Chi phí quản lý dự án

Đây là chi phí bạn không nên bỏ qua vì nó được dùng để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ khâu chuẩn bị cho đến khi thực hiện dự án và kết thúc xây dựng. Như vậy, nhà xưởng sau khi xây dựng, thi công xong mới có thể đi vào hoạt động ổn định và phát triển.

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Với khoản chi phí này sẽ bao gồm phí tư vấn khảo sát thực tế, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí kiểm tra giám sát xây dựng kết cấu nhà thép tiền chế và những chi phí tư vấn khác có liên quan.

- Chi phí dự phòng

Khi lập bảng dự toán xây dựng nhà xưởng, bạn cần có một khoản chi phí dự phòng. Lý do là vì trong quá trình xây dựng nhà xưởng sẽ có những chi phí phát sinh hoặc dự phòng cho yếu tố trượt giá.

3. Tham khảo mẫu dự toán nhà xưởng công nghiệp đầy đủ, chi tiết nhất

Mẫu dự toán nhà xưởng công nghiệp áp dụng theo quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BXD như sau:

- Mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình

Mẫu dự toán nhà xưởng công nghiệp 6

- Mẫu bảng định mức tỷ lệ (%) chi phí quản lý mua sắm thiết bị

Mẫu dự toán nhà xưởng công nghiệp 7

- Mẫu bảng tổng hợp chi phí thiết bị

Mẫu dự toán nhà xưởng công nghiệp 8

Lưu ý:

Bài viết chỉ đề cập tới mẫu dự toán mà không đi sâu vào chi tiết cách tính. Để biết công thức tính các loại chi phí, hãy tham khảo tại Thông tư 09/2019/TT-BXD ban hành ngày 26/12/2019 về Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng

Trên đây chỉ là mẫu tham khảo dự toán nhà xưởng cho các chủ doanh nghiệp/nhà đầu tư có thể dễ dàng hình dung được cách tính chi phí, từ đó dự trù được số tiền mình cần dùng cho xây dựng nhà xưởng. Không phải nhà xưởng nào cũng có mức chi phí tương tự mà sẽ có sự chênh lệch khác nhau dựa trên nhiều yếu tố.

Vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng là gì?

- Địa điểm, vị trí xây dựng nhà xưởng

Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng. Vị trí xây dựng quyết định chi phí mua đất. Mỗi địa điểm sẽ có giá đất khác nhau. Khu công nghiệp ở Long An sẽ có giá khác khu công nghiệp ở Bình Dương. Đất nền khu công nghiệp cũng có giá khác với đất nền tự do dùng để xây dựng nhà xưởng (thường thì đất nền khu công nghiệp sẽ có giá cao hơn vì được quy hoạch bài bản hơn, có nhiều tiện ích hơn).

Ngoài ra, địa chất của khu đất cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu mặt bằng khu đất tốt sẽ giúp chủ doanh nghiệp giảm bớt chi phí làm móng và ngược lại. Không những thế, vị trí tốt còn quyết định tới khả năng vận chuyển nguyên vật liệu một cách suôn sẻ và thuận lợi.

Một ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn về lợi thế của vị trí xây nhà xưởng:

Khu công nghiệp Trần Anh Tân Phú mới chỉ được khởi công vào ngày 30/07/2020, thế nhưng những thông tin về bán đất nền và xưởng cho thuê đã sớm trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp. Được biết, KCN Trần Anh Tân Phú bán đất nền để xây xưởng đa dạng diện tích, có thể chia nhỏ tùy vào nhu cầu của khách hàng, giá bán chỉ từ 65$/m2.

So với các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An khác thì KCN Trần Anh Tân Phú có ưu thế hơn hẳn về vị trí. Nằm ngay trên trục đường tỉnh lộ 830, thuộc xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, là cửa ngõ kết nối khu vực Tây Bắc – Tây Nam với Tp.Hồ Chí Minh, KCN Trần Anh Tân Phú thuận lợi về cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không và đường sắt. Ngoài ra, Trần Anh Tân Phú tự hào là KCN duy nhất trên địa bàn tỉnh sở hữu bến cảng nội khu giúp cho việc vận chuyển hàng hóa diễn ra dễ dàng, thuận lợi.

Rõ ràng với lợi thế về vị trí nói trên (cộng thêm các lợi thế khác như pháp lý đầy đủ, giá bán hấp dẫn, chính sách thanh toán linh hoạt, tiện ích nội ngoại khu đầy đủ, quy hoạch bài bản, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn về đầu tư...) đã giúp cho KCN Trần Anh Tân Phú tuy mới khởi công chưa bao lâu đã sớm trở thành tâm điểm tại phía Nam Việt Nam.

KCN Trần Anh Tân Phú

- Quy mô công trình nhà xưởng

Tất nhiên rồi, chi phí xây dựng mỗi nhà xưởng khác nhau vì quy mô nhà xưởng rất đa dạng. Nói một cách dễ hiểu hơn thì quy mô nhà xưởng chính là diện tích cần thi công. Hiện nay, có các nhà xưởng quy mô nhỏ như nhà xưởng khẩu độ 18n, 20m, 24m, 30m... hay các mẫu nhà xưởng có diện tích từ 300m2 - 1000m2 hay mẫu nhà xưởng có quy mô lớn từ 2000m2 trở lên... Theo quy luật, quy mô xây dựng càng lớn bao nhiêu thì chi phí xây dựng càng nhiều bấy nhiêu.

- Phương án thiết kế & thi công

Được biết, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định và ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng. Mỗi một phương án thiết kế sẽ đưa đến một vật liệu tương ứng. Hiện nay, có các phương án thi công như: nhà xưởng thép tiền chế, móng cột bê tông cốt thép, gạch và tole… Tùy vào từng loại vật liệu mà sẽ có quy trình thi công nhà xưởng khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến giá nhân công và tổng chi phí xây dựng.

Mẫu dự toán nhà xưởng công nghiệp 5

- Công năng sử dụng của nhà xưởng

Công năng sử dụng hay còn được gọi là mục đích - đây là yếu tố quyết định giá thành xây dựng nhà xưởng khung thép. Những nhà xưởng chứa hàng hóa sẽ khác với nhà xưởng chứa máy móc, nhà ăn, nhà nghỉ... Mẫu nhà xưởng đơn giản sẽ có chi phí thi công thấp hơn mẫu nhà xưởng phức tạp, thi công khó. Mẫu nhà xưởng có gác lửng hoặc mẫu nhà xưởng cao tầng thường thì chi phí sẽ cao hơn các mẫu nhà xưởng công nghiệp bình thường.

Vì thế, với mỗi mẫu nhà xưởng khác nhau, các phương án và vật liệu cũng sẽ được tính toán và lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

- Tiến độ, nhà thầu thi công công trình

Thêm một yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng đó là tiến độ thi công. Lý giải cho điều này là bởi vì nếu tiến độ được đẩy nhanh thì các chi phí thuê nhân lực, vận chuyển nguyên liệu cũng cần được đẩy lên cao.

Vậy nên, để tính toán chính xác chi phí thì bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng về mọi mặt và một bí quyết nữa đó là nên chọn nhà thầu có kinh nghiệm. Bởi, với những nhà thầu có kinh nghiệp, họ sẽ biết cách tính toán và dự trù chi phí xây dựng sao cho vừa tiết kiệm lại vừa chất lượng cao nhất.

5. Tổng kết

Hy vọng rằng bài viết về mẫu dự toán nhà xưởng công nghiệp trên đây đã giúp bạn hiểu tường tận về dự toán chi phí. Để có một nhà xưởng như ý muốn, đảm bảo cho nhu cầu sử dụng hiệu quả thì bạn tuyệt đối không nên bỏ qua bước dự toán này.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: