Mẫu biên bản bàn giao nhà xưởng cho thuê [chính xác nhất]

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Mẫu biên bản bàn giao nhà xưởng cho thuê đòi hỏi phải có tính chính xác cao. Biên bản chỉ có hiệu lực khi đủ chữ ký của 02 bên (bên cho thuê và bên thuê).

Đây sẽ là chứng từ đại diện cho bên bàn giao và bên nhận bàn giao về việc chuyển đổi sở hữu nhà cho thuê sau khi hai bên đã thỏa thuận. Khi nhận nhà xưởng và đưa vào sử dụng, biên bản nào giao và hợp đồng cho thuê nhà xưởng sẽ là căn cứ để giải quyết các vướng mắc giữa 2 bên.

Khi lập biên bản bào giao, người lập và 02 bên gồm bên cho thuê và bên thuê phải trực tiếp xác nhận mức độ chính xác của các điều khoản có trong biên bản.

Không ít trường hợp mua bán bất động sản công nghiệp do chủ quan, không trực tiếp kiểm tra tình trạng nhà xưởng và các tài sản thuộc hợp đồng cho thuê tại thời điểm bàn giao, dẫn đến thừa - thiếu, trạng thái xưởng và tài sản kèm theo không đúng với nội dung ghi trên biên bản. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất/kinh doanh hoặc bên thuê phải tốn chi phí để tu sửa, đền bù để quyết toán hợp đồng sau khi hết thời hạn thuê.

Bàn giao nhà xưởng cho thuê - 1

Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao nhà xưởng cho thuê

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay (Bộ luật dân sự năm 2015), việc bàn giao tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên (Bên bàn giao tài sản và bên nhận bàn giao tài sản), chỉ khi xác lập thành thành văn bản đối với các tài sản được bàn giao thì khi tranh chấp xảy ra mới được tòa án bảo vệ quyền lợi.

Tại Việt Nam, việc bàn giao tài sản thường không được xác lập bằng văn bản thể hiện rõ các nội dung và mục đích của việc chuyển giao tài sản. Việc bỏ qua bước quan trọng này dẫn đến các tranh chấp và giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể chứng minh số lượng thực tế tài sản đã bàn giao.

Nhiều trường hợp có lập biên bản bàn giao nhưng do chủ quan, không trực tiếp kiểm tra tình trạng nhà xưởng và các tài sản thuộc hợp đồng cho thuê tại thời điểm bàn giao, dẫn đến thừa - thiếu, trạng thái xưởng và tài sản kèm theo không đúng với nội dung ghi trên biên bản. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất/kinh doanh hoặc bên thuê phải tốn chi phí để tu sửa, đền bù để quyết toán hợp đồng sau khi hết thời hạn thuê.

Bàn giao nhà xưởng cho thuê - 2

Những nội dung quan trọng của biên bản bàn giao

Mặc dù chỉ bước mang tính thủ tục sau khi ký hợp đồng thuê nhà xưởng, hợp đồng thuê kho, nhưng biên bản bàn giao vẫn phải được soạn đảm bảo đầy đủ các nội dung như sau:

  • Thông tin pháp nhân đầy đủ của bên bàn giao và bên nhận bàn giao (tên - địa chỉ - giấy tờ tùy thân - số điện thoại - giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - địa chỉ email… của cá nhân hoặc đại diện doanh nghiệp)
  • Thời gian bàn giao nhà xưởng
  • Chi tiết tất cả các tài sản bàn giao: tên, số lượng, tình trạng tài sản,...
  • Lý do bàn giao
  • Các điều khoản xử lý đối với tài sản bàn giao sau khi kết thúc hợp đồng (tình trạng, hình thức bồi thường, đền bù,...)
  • Hiệu lực biên bản bàn giao (chữ ký 02 bên)

Mẫu biên bản bàn giao nhà xưởng cho thuê mới nhất

a. Mẫu biên bản bàn giao nhà xưởng

Biên bản bàn giao nhà xưởng - 1

Biên bản bàn giao nhà xưởng - 2

Biên bản bàn giao nhà xưởng - 3

b. Mẫu biên bản bàn giao tài sản

Mẫu biên bản bàn giao tài sản - 1

Mẫu biên bản bàn giao tài sản - 2

Mẫu biên bản bàn giao tài sản - 3

Mẫu biên bản bàn giao tài sản - 4

Mẫu biên bản bàn giao tài sản - 5

Mẫu biên bản bàn giao tài sản - 6

Mẫu biên bản bàn giao tài sản - 7

Mẫu biên bản bàn giao tài sản - 8

Mẫu biên bản bàn giao tài sản - 9

Mẫu biên bản bàn giao tài sản - 10

Xác nhận giá trị của tài sản bàn giao

Mẫu biên bản bàn giao nhà xưởng cho thuê sau khi soạn như mẫu gợi ý trên, chỉ nên ký nếu như bên thuê hoặc bên mua nhà xưởng thực sự xác định đúng và xong các tài sản bàn giao.

Cụ thể, tài sản bàn giao phải được xác định chính xác giá trị đang theo dõi trên sổ sách kế toán và phải được đánh giá lại giá trị thực tế theo mặt bằng giá trị tại thời điểm và địa điểm bàn giao.

1. Giá trị tài sản bàn giao đang theo dõi trên sổ sách kế toán được xác định căn cứ vào các tài liệu kế toán hợp pháp (Sổ kế toán Bảng Tổng kết tài sản, các tài liệu chứng từ kế toán...v.v.) theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.

2. Đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao:

a. Nguyên tắc đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao:

  • Có căn cứ khoa học kỹ thuật
  • Đảm bảo chặt chẽ và chính xác
  • Phù hợp với thực tiễn và dễ áp dụng

b. Sử dụng phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao đúng với đặc điểm, tính chất của từng loại tài sản (tài sản mới, tài sản đã qua sử dụng,...)

3. Tổ chức xác định giá trị tài sản bàn giao

10 ngày kể từ khi nhận được quyết định chuyển giao tài sản của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có tài sản bàn giao chủ trì phối hợp với cơ quan tiếp nhận tài sản thành lập Hội đồng xác định giá trị của tài sản bàn giao.

Hội đồng xác định giá trị tài sản bàn giao lập biên bản định giá tài sản để ghi vào biên bản bàn giao giá trị theo sổ kế toán, giá trị thực tế đánh giá lại (cả giá trị tài sản, nguồn vốn hình thành) của tài sản bàn giao, dựa trên chất lượng của từng tài sản cụ thể.

>>>> Xem thêm: