Tình trạng kẹt xe cao tốc Dầu Giây hiện nay ra sao?
Tình trạng kẹt xe cao tốc Dầu Giây trong thời gian qua, nhất là vào các dịp lễ, Tết đang khiến người tham gia giao thông lo ngại về nguy cơ quá tải.
Chỉ sau 2 năm chính thức đưa vào sử dụng, cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Dầu Giây đã bắt đầu đối mặt với nguy cơ quá tải bởi lượng phương tiện lưu thông tăng đột biến. Trung bình mỗi ngày cao tốc phục vụ 75.000 lượt xe, trong khi thiết kế ban đầu chỉ dành cho 59.000 lượt phương tiện/ngày. Đến nay, 5 năm từ ngày chính thức thông xe toàn tuyến, cao tốc Dầu Giây bắt đầu phải có tầm nhìn dài hạn hơn trước tốc độ phát triển như hiện thời.
Khi cửa ngõ ùn tắc giao thông
Chỉ tính riêng trong tuần đầu của dịp hè năm 2019, lượng phương tiện qua cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. So với năm 2015, 2015, tuyến cao tốc đã phục vụ lượng phương tiện tăng 65%.
Ghi nhận trong năm 2020, hai tháng đầu năm đã có 2,76 triệu lượt phương tiện sử dụng cao tốc này để đi lại, tăng 6% so cùng kỳ 2019. Vào dịp Tết Nguyên Đán và nhất là dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, tại đường dẫn vào cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, xe cộ phải chật cứng, tranh thủ nhích từng chút. Đặc biệt, các đoạn gần trạm thu phí, hàng xe xếp dài gần như đứng yên đợi nhau.
Giải thích nguyên nhân giao thông ùn tắc, đơn vị quản lý và người tham gia giao thông cho rằng, các xe trọng tải lớn lưu thông qua đây với tốc độ chậm, nhất là qua khu vực trạm thu phí, nên gây ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông chung theo nguyên tắc giữ khoảng cách an toàn.
Trong bối cảnh hiện nay, có thể tạm nhận xét rằng, cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây là tuyến có mật độ phương tiện lưu thông đông đúc bậc nhất trong số các tuyến giao thông trọng điểm ở khu vực phía Nam.
Định hướng mở rộng cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây
Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là dự án đường cao tốc mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, gắn kết với nhiều con đường huyết mạch khác, điển hình như dự án cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành,... Nơi đây có thể xem là cửa ngõ giao thương giữa các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, vấn đề lớn hiện giờ chính là tốc độ phát triển trên thực tế đã vượt quá xa so với dự trù ban đầu của đơn vị đầu tư.
Trước tình trạng tắc nghẽn giao thông, kẹt xe trên cao tốc diễn ra phổ biến như hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đã đề xuất Thủ tướng xem xét đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 10 - 12 làn xe so với con số 6 - 8 mở rộng theo kế hoạch triển khai vào năm nay.
Cuối năm 2019, Bộ GTVT đã giao Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (Tổng công ty Cửu Long) nghiên cứu mở rộng cao tốc HLD lên 6 - 8 làn xe nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, đi lại nhưng vẫn đảm bảo an toàn về giao thông.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN đã lên kế hoạch phối hợp với lực lượng CSGT tuần tra và lên các phương án chống ùn tắc dịp cao điểm. Thế nhưng, để chủ động đối phó với áp lực giao thông ngày càng đè nặng theo thời gian một cách lâu dài, việc lên phương án, kế hoạch mở rộng cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 2 là rất cần thiết và cấp bách.
Kẹt xe cao tốc Dầu Giây là hệ quả tất yếu phải xảy ra khi quá trình phát triển kinh tế gắn liền với đa ngành, đa kết nối. Tuyến đường này mang lại khả năng kết nối thông suốt và nhanh chóng, chính vì vậy không khó để giải thích vì sao số lượng phương tiện lại gia tăng nhanh chóng như vậy. Trong tương lai, khi dự án mở rộng được tiến hành, kết hợp với các dự án cao tốc khác liên quan đang trong giai đoạn chuẩn bị, tình trạng kẹt xe tại cao Dầu Giây sẽ được giải quyết và trở lại đúng giá trị của đường cao tốc trọng điểm.
Xem thêm: