Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà trả góp nhanh và đơn giản nhất
Làm thế nào để tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà trả góp?
Mua nhà luôn là lựa chọn mà hầu hết người Việt Nam hướng tới khi đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, với những người có tài chính eo hẹp thì việc chọn mua nhà trả góp là phương án khả thi.
Thực tế không phải ai cũng am hiểu cách tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà trả góp, nhất là người mua nhà lần đầu. Bài viết này xin giới thiệu cách tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà trả góp đơn giản và đầy đủ nhất giúp người mua nhà đang băn khoăn về tài chính có thể dễ dàng tính toán và lên kế hoạch mua nhà.
Vay mua nhà trả góp là gì
Vay mua nhà trả góp là một hình thức cho vay vốn của các ngân hàng nhằm hỗ trợ tài chính cho các cá nhân, doanh nghiệp có điều kiện để mua nhà để ở hay kinh doanh. Với cách vay mua nhà trả góp khách hàng phải trợ nợ gốc và nợ lãi, hoặc chỉ nợ lãi (nợ gốc trả vào một kỳ cụ thể).
Thời điểm hiện nay khi giá nhà đất đã vào giai đoạn bình ổn sau một thời kỳ tăng giá, người dân hoàn toàn có thể cân nhắc vay tiền ngân hàng, bằng hình thức vay mua nhà trả góp.
Hình thức này có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng các chuyên gia tài chính cũng cho rằng, người vay mua nhà cũng cần cân nhắc tính toán cẩn thận phù hợp với mức thu nhập của cá nhân, xét cả thời điểm hiện tại và dự kiến trong tương lai. Khách hàng cần tìm hiểu về cách tính lãi suất trả góp mua nhà để vừa có cân đối thu nhập hàng tháng của cả gia đình chi trả cho chi tiêu sinh hoạt, vừa đảm bảo số tiền lãi suất khi vay mua nhà.
Lợi ích của việc mua nhà trả góp
Với các bạn trẻ hoặc gia đình trẻ trong độ tuổi 24 đến 35 tuổi, bắt đầu tính toán đến việc tìm kiếm ngôi nhà đầu tiên của mình để an cư, mua nhà trả góp sẽ mang lại cho bạn những lợi ích cơ bản sau:
- Mua nhà trả góp giúp giảm nhẹ gánh nặng kinh tế: thay vì phải chờ đợi đến khi có đủ tiền mua nhà và vẫn phải thuê nhà ở trong quá trình tích lũy tài chính này, bạn có thể mua nhà và trả những khoản phí phù hợp hàng tháng, từ 7 đến 35 triệu đồng/tháng tùy vào giá trị căn hộ chọn mua. Mức phí này thường chỉ cao hơn phí thuê nhà hàng tháng của bạn vài triệu đồng, nhưng sau khi hoàn tất trả góp căn hộ, bạn đã sở hữu một tài sản riêng cho bản thân. VD: Nếu bạn đang ở phòng trọ với diện tích là 25m2, với giá thuê phòng là 3 – 5 triệu đồng/ tháng. Số tiền thuê phòng đó có thể xem là số tiền lãi mà bạn phải trả. Vậy sau khoảng 10 – 15 năm bạn sẽ chính thức sở hữu một ngôi nhà với giá 1 tỷ đồng.
- Mua nhà trả góp giúp bạn có được một chỗ ở cố định, không phải đi thuê nhà, di chuyển dọn nhà, mua sắm trang bị đồ dùng mỗi lần chuyển chỗ ở và tiết kiệm thời gian để làm việc, tạo ra năng suất cao hơn.
- Mua nhà trả góp giúp tiền tiết kiệm không phân tán, vẫn có thể đầu tư kinh doanh: trên thực tế, khá nhiều nhà đầu tư tuy có tài chính vững mạnh vẫn không "xuống tiền" mua nhà một lần. Họ tận dụng các ưu đãi hỗ trợ thanh toán trả góp từ chủ đầu tư và ngân hàng giúp dòng tiền đầu tư của mình luôn xoay chuyển. Đây là cách hợp lý để vừa giải quyết được chỗ ở cho bản thân và gia đình, vừa đảm bảo việc kinh doanh hay đầu tư riêng của bản thân.
Những điều cần lưu ý khi mua nhà trả góp
Để việc mua nhà trả góp được diễn ra một cách an toàn và phù hợp nhất, khách hàng nên lưu ý những tiêu chí sau:
Xác định khoản tiền cần vay
Thông thường khi ngân hàng cho vay mua nhà sẽ cho khách hàng vay tối đa 70% giá trị nhà. Một số dự án có liên kết riêng có chương trình ưu đãi riêng có thể cho vay đến 80% giá trị căn hộ hoặc đất. Bạn có thể cân đối khả năng tài chính của mình để xác định khoản tiền cần vay ngân hàng để mua căn hộ hoặc mảnh đất mà mình đã chọn.
Xác định thời gian vay
Thời hạn vay tối đa để mua nhà lên tới 25 năm (300 tháng) và đối với vay nhà xác định thời hạn vay bao nhiêu tùy thuộc vào thu nhập của khách hàng chứng minh được cũng như qua đánh giá thực tế của cán bộ tín dụng.
Nếu bạn để thời gian vay càng dài thì số tiền gốc + lãi hàng tháng sẽ càng thấp. Đa số khách hàng thường chọn vay thời gian tối đa để số tiền trả nợ hàng tháng là thấp nhất, và thực tế là để cho giai đoạn đầu mua nhà đỡ bị áp lực về tài chính cũng như tránh bị nợ quá hạn, sau đó 2 năm đến 3 năm khách hàng có thể tất toán trước hạn với số tiền mình tích lũy được.
Xác định mức lãi suất cho vay
Hiện lãi suất cho vay nhà của ngân hàng từ 7,49 %/năm đến 10,5%/năm tùy theo loại hồ sơ vay (được đánh giá dựa vào xếp hạng khách hàng: AAA - BBB - CCC - DDD), loại dự án (dự án có liên kết hay không), loại đất thổ cư (loại đất nằm khu vực nào - vị trí mấy.... ), hồ sơ chứng minh thu nhập, giá trị xe thế chấp, vùng miền… sau thời gian ưu đãi lãi suất thả nổi của các ngân hàng thường là 10,5%/năm.
Các lưu ý khác
- Lựa chọn ngân hàng uy tín, hợp đồng chặt chẽ chi tiết rõ ràng, thỏa thuận hợp lí.
- Xác định nguồn thu nhập ổn định của mình, trừ đi chi phí sinh hoạt hàng ngày, số tiền có nguy cơ phát sinh và khoản dư để mua nhà.
- Chuẩn bị hồ sơ thủ tục đầy đủ gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu từng ngân hàng)
- CMND/hộ chiếu, Sổ hộ khẩu/Giấy chứng nhận tạm trú của người vay và của bên bảo lãnh
- Giấy đăng ký kết hôn/chứng nhận độc thân
- Hợp đồng mua bán nhà có công chứng/Chứng thư định giá
- Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn khác phù hợp với mục đích vay mua nhà hoặc vay bù đắp tài chính.
- Giấy tờ chứng minh thu nhập
- Giấy tờ về tài sản bảo đảm (nếu có)
Cách tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà trả góp
Ví dụ: Bạn vay từ ngân hàng 360 triệu đồng với thời gian vay là 1 năm để mua căn nhà 1 tỷ. Mặc định là khách hàng trả nợ đúng hạn nên không bị phạt phí trả trước hạn.
Với cách tính theo trường hợp 1A, dư nợ còn lại: Lãi suất sẽ được tính là 18%/năm.
Với cách tính theo trường hợp 1B, gốc và lãi cố định: Lãi suất được ấn định là 10%/năm.
Cách 1: Sẽ giúp người vay không phải chịu nhiều áp lực trong những tháng sau. Khách hàng có khoản tài chính mạnh có thể chi trả số tiền lớn ngay từ thời điểm ban đầu có thể lựa chọn hình thức.
Cách 2: Mặc dù tiền tổng tiền lãi phải trả thấp hơn nhưng nó chỉ phù hợp với những ai có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo chịu được áp lực tài chính ngay từ ban đầu.
Trường hợp lãi suất thay đổi sau mỗi chu kỳ nhất định hoặc mỗi năm (2A và 2B)
Cách tính sẽ tương tự cách tính trên, chỉ khác là lãi suất thay đổi mỗi khoảng thời gian nhất định. Bạn cần thay đổi lãi suất của ngân hàng. Hãy hỏi kỹ lưỡng tư vấn viên của ngân hàng về việc thay đổi lãi suất này để đảm bảo đủ khả năng chi trả trong thời gian dài.
>>>Xem thêm: