Hồ bơi Composite vì sao ngày càng được ưa chuộng?

Đánh giá bài viết:   (1 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (1 lượt) icon icon

Sự xuất hiện của hồ bơi Composite ngày càng trở nên phổ biến thay vì hồ bơi bê tông theo kết cấu truyền thống. Điều gì khiến cho loại hồ bơi này được yêu thích đến vậy?

Đối với cuộc sống hiện đại, bơi lội không chỉ là một môn thể thao dành cho các giải đấu chuyên nghiệp mà còn là hoạt động giải trí, thư giãn, tăng cường sức khỏe hiệu quả. Với nhiều công trình thì hồ bơi cũng được xem là điểm nhấn, có giá trị cao về tính thẩm mỹ và phong thủy. Do đó, việc thiết kế và xây dựng hồ bơi ngày càng được chú trọng quan tâm.

Nhiều hồ bơi có thiết kế ấn tượng

Các ý tưởng hồ bơi đẹp hiện nay không hiếm, đa dạng về kiểu dáng, phong cách và sử dụng chất liệu cũng phong phú không kém, nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu cũng như khả năng tài chính khác nhau.

Hồ bơi Composite hay bể bơi Composite là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian qua khi xu hướng xây hồ bơi gia đình “nở rộ”. Cùng tìm hiểu xem, nhờ đâu mà các gia chủ lại chọn chất liệu Composite thay vì bê tông như từ trước đến nay.

Hồ bơi Composite là gì?

Như đã đề cập, Composite là tên của loại chất liệu chính để làm nên loại hồ bơi này. Bể bơi Composite chính thức xuất hiện từ năm 2012 nhưng chưa thực sự được ứng dụng rộng rãi, phần đa vẫn ưa chuộng hồ bơi bê tông vì cho rằng sẽ chắc chắn và độ bền cao hơn.

Vật liệu composite (hay còn còn gọi là vật liệu compozit, vật liệu tổng hợp) là loại nguyên vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu có tính chất vật lý và hóa học khác nhau, có tính vượt trội hơn hẳn về mặt công dụng so với vật liệu cấu thành ban đầu.

Composite sẽ thường có 02 thành phần chính

Vật liệu cốt (Fiber) Vật liệu nền (Matrix)
Chức năng Hình thành độ cứng, có dạng cốt sợi (sợi cacbon, sợi thủy tinh, sợi acramic,...) hoặc cốt hạt (hạt kim loại, bột đá gỗ, hạt đất sét,...) Liên kết các thành phần cốt tạo thành nguyên khối, thường là polymer (polyester, PE, PP, PVC, Epoxy, cao su…), hoặc kim loại nấu chảy, ceramic (xi măng…),...
Đặc tính
  • Điểm chịu ứng suất tập trung.
  • Kháng hóa chất môi trường và nhiệt độ.
  • Phân tán tốt vào vật liệu nền.
  • Truyền nhiệt và giải nhiệt tốt.
  • Thân thiện với môi trường, gia công thuận tiện
  • Kết dính và tạo môi trường phân tán.
  • Truyền ứng suất khi có ngoại lực tác dụng.
  • Bảo vệ vật liệu cốt
  • Dẻo dai, cách điện,...
Các loại phổ biến Gốm composite, Composite kim loại, Bê tông cốt thép, Bê tông mờ, Sợi thủy tinh, Ván ép, Thép composite, Tre kỹ thuật,....

Hồ bơi Composite thường được làm từ nhựa Composite hoặc sợi thủy tinh kết hợp cùng một số vật liệu khác.

Cấu tạo hồ bơi Composite

Có bao nhiêu loại hồ bơi Composite

Nếu dựa theo cách thi công, có 02 loại bể bơi Composite phổ biến

  • Bể bơi Composite thi công trực tiếp: Toàn bộ khâu sản xuất bể bơi sẽ được hoàn thiện ở hiện trường thi công, bao gồm đầy đủ quy trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
  • Bể bơi Composite đúc sẵn: Tại xưởng gia công, sản phẩm sẽ được thực hiện và hoàn thiện, sau đó mới vận chuyển đến địa điểm lắp đặt bàn giao cho khách.

Nếu dựa vào kích thước thì có bể bơi Composite mini, bể bơi cỡ lớn,... hoặc phân loại theo chất liệu, như hồ bơi nhựa Composite hoặc hình dáng hồ bơi,...

Đánh giá ưu - nhược điểm của bể bơi Composite

Về mặt ưu điểm

  • Thời gian thi công nhanh chóng: với sự hỗ trợ của thiết bị, máy móc hiện đại nên tổng thời gian thực hiện được rút ngắn, giảm chi phí nhân công.
  • Chi phí thấp hơn bể bơi truyền thống: ngoài chi phí nhân công được giảm bớt do thời gian thi công ngắn thì vật liệu Composite cũng có giá thành rẻ hơn so với các vật liệu xây dựng hiện nay.
  • Độ an toàn cao: khung thép nâng đỡ kiên cố, bề mặt bể láng mịn, chất liệu Composite có độ tương thích tốt, thân thiện với người dùng và môi trường.
  • Độ bền tốt: vẫn có thể đáp ứng đầy đủ công năng như bể bơi thông thường, đồng thời thích nghi với điều kiện thời tiết (nếu là bể bơi ngoài trời), có tính cơ động cao, vận hành ổn định theo thời gian.
  • Dễ thay đổi và sửa chữa, chi phí bỏ ra không quá cao.

Về mặt nhược điểm

Loại vật liệu Composite dù sở hữu khá nhiều ưu điểm, là phương án thay thế tối ưu cho bể bơi truyền thống nhưng cũng vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Trong đó, yêu cầu lớn nhất là phải biết và hiểu rõ về đặc tính của chất liệu Composite. Đồng thời, loại bể bơi này cũng sẽ bị giới hạn một phần về kiểu dáng và sau thời gian dài sử dụng, vẫn có hiện tượng bị phai màu, không đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ như ban đầu.

Bên cạnh đó, vật liệu Composite phụ thuộc vào trình độ nhân công, phức tạp trong phân tích cơ, lý, hóa tính của mẫu vật,...

Ưu - nhược điểm hồ bơi composite

Quy trình thi công hồ bơi Composite

Tiến hành thi công hồ bơi Composite trên thực tế bao gồm 9 bước cơ bản

  • Bước 1: Đào đất định hình bể bơi

Thao tác ban đầu này được thực hiện với tất cả các loại bổ bơi âm đất. Không khó nhưng đây là bước đòi hỏi tính chính xác cao, đảm bảo về yếu tố kỹ thuật, kích thước theo bản vẽ đã được thực hiện và thẩm định trước đó. Nếu không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo.

  • Bước 2: Sửa móng

Sử dụng các công cụ đơn giản để sửa phần móng lại theo đúng bản vẽ kỹ thuật, hoàn thiện để sẵn sàng việc lắp đặt.

  • Bước 3: Đầm đá 4x6 và bê tông lót

Đá 4x6 được đầm chặt bằng máy cầm tay, xe lu, đầm cóc, sau đó lót bê tông mỏng trước khi làm sắt đáy.

  • Bước 4: Làm sắt đáy

Phần sắt đáy được thực hiện theo đúng bản vẽ kết cấu thép

  • Bước 5: Xây tường gạch hoặc thi công khung sắt hộp định hình

Bước này giúp định hình và tạo độ sâu cho bể bơi

  • Bước 6: Đi đường ống hệ thống lọc nước bể bơi

Hệ thống lọc nước bể bơi khâu lắp đặt không khó nhưng cần quan tâm từng chi tiết nhỏ vì nếu không cẩn thận có thể gây rò rỉ nước trong quá trình sử dụng. Hệ thống lọc đạt tiêu chuẩn được thiết kế với khoảng cách từ 9 - 18m.

Hệ thống lọc bao gồm: máy bơm bể bơi, bình lọc cát bể bơi… kèm một số phụ kiện: bộ vệ sinh hồ bơi di động, thiết bị điện phân muối hay phao bơi, đèn chiếu sáng,...

  • Bước 7: Lăn lót composite trực tiếp, sử dụng keo polyester resin và cốt sợi thủy tinh composite

Nếu hồ bơi kích thước nhỏ thì có thể sử dụng kỹ thuật săn tay, bằng cách tẩm ướt sợi thủy tinh với nhựa poly lỏng. Với những bể bơi lớn (bể bơi công cộng, bể bơi kinh doanh) thì sử dụng súng phun để tiết kiệm thời gian. Thông thường sẽ thực hiện đủ 5 lớp, độ dày tiêu chuẩn 9mm.

  • Bước 8: Sơn hoàn thiện

Sử dụng sơn lót trên vật liệu Composite mục đích tạo lớp bám dính trung gian giữa lớp sơn phủ và lớp vật liệu Composite. Tiếp theo, sơn màu hoàn thiện theo yêu cầu của gia chủ.

  • Bước 9: Vận hành thử và nghiệm thu

Khi các bước thi công được hoàn thiện, tiến hành vệ sinh và cấp nước để chạy thử, kiểm tra toàn bộ hệ thống đường ống nước, hệ thống lọc,...

Lưu ý:

Bảo dưỡng bể bơi Composite đúng cách để tăng độ bền khi sử dụng

  • Trước khi đưa vào vận hành, bể bơi cần được đặt yên ở vị trí và đảm bảo cân bằng, điều này giúp áp lực nước san đều trên toàn bộ bề mặt.
  • Tránh sử dụng vật nhọn, sắc tác động vào bề mặt nhựa của bể bơi, gây xước, ảnh hưởng thẩm mỹ và độ bền.
  • Xử lý nước hồ bơi bằng hóa chất là cần thiết nhưng cần đảm bảo liều lượng phù hợp, mục đích là giữ màu cho bể bơi.

Giá bể bơi Composite bao nhiêu?

Giá bể bơi Composite phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, bao gồm: hình dáng, kích thước, vị trí thi công, địa điểm thực hiện,... Đồng thời, các chi phí phát sinh đi kèm thường là loại thiết bị, ý tưởng trang trí, tiểu cảnh,...

Chi phí bể bơi composite

Theo tham khảo từ một số đơn vị thi công hiện nay, chí phí trung bình một hồ bơi composite có diện tích 25m2 là 195.000.000 VNĐ khi thi công ở sân vườn và khoảng 160.000.000 VNĐ nếu thi công ở sân thượng. Giá của bể bơi composite mini sẽ khác với bể cỡ lớn, phụ thuộc số lượng vật liệu sử dụng.

Hồ bơi Composite đang dần trở nên thịnh hành nên không khó tìm thấy các đơn vị thi công. Tuy nhiên, cần lựa chọn đơn vị uy tín để đảm bảo thành phẩm đạt được chất lượng như mong muốn.

>>> Xem thêm: