Giấy chuyển nhượng đất ruộng viết tay: Có HỢP PHÁP trong năm 2024?

Đánh giá bài viết:   (7 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (7 lượt) icon icon

Bài viết không chỉ gợi ý mẫu giấy chuyển nhượng đất ruộng viết tay đầy đủ, hợp lệ mà còn giải đáp thắc mắc giấy chuyển nhượng viết tay có hợp pháp không. Mời bạn đọc theo dõi!

Xem thêm:

1. Đất ruộng có được chuyển nhượng không?

Đất ruộng là khái niệm được sử dụng phổ biến tại nước ta, nhưng khi được hỏi đất ruộng là gì, quyền sử dụng đất ruộng thì không phải ai cũng biết.

- Đất ruộng là gì?

Thực ra, pháp luật Việt Nam hiện hành không có khái niệm nói về đất ruộng. Đất ruộng là cách gọi phổ biến chỉ các loại đất trồng lúa, còn trong các quy định của pháp luật thì đất ruộng được gọi là đất trồng cây hàng năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Cụ thể hơn, đất ruộng chính là đất được Nhà nước giao cho người dân nhằm mục đích trồng lúa - loại cây ngắn ngày và thu hoạch hàng năm.

Mẫu giấy chuyển nhượng đất ruộng viết tay 1

Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo tại Việt Nam ta, trong đó lúa là loại cây trồng phổ biến nhất. Nhà nước luôn có các biện pháp nhằm bảo vệ đất trồng lúa, nhất là khi quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh mẽ. Việc sử dụng đúng mục đích đất ruộng và hiểu được quyền lợi - nghĩa vụ của mình đối với loại đất này cũng chính là một trong những cách để bảo vệ đất trồng lúa.

- Đất ruộng có được chuyển nhượng không?

Đất ruộng chính là đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp. Chính vì vậy, những quy định về chuyển nhượng đất trồng lúa hay chuyển nhượng đất nông nghiệp cũng chính là quy định về chuyển nhượng đất ruộng.

Theo đó, khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất nông nghiệp có quyền được chuyển nhượng đất cho người khác khi các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Như vậy, đất ruộng được phép chuyển nhượng nếu có đủ 4 điều kiện nói trên. Khi chuyển nhượng, cần làm hợp đồng chuyển nhượng và công chứng tại Văn phòng đăng ký đất đai. Sau đó đóng thuế chuyển nhượng đất liên quan, bao gồm thuế thu nhập khi chuyển nhượng đất (bên bán chịu) và thuế trước bạ nhà đất (bên mua chịu).

2. Mẫu giấy chuyển nhượng đất ruộng viết tay ngắn gọn và đầy đủ điều khoản nhất

- Những nội dung cần có trong giấy chuyển nhượng

Vì pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định về mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nên người dân có thể viết tay hoặc sử dụng các mẫu có sẵn. Tuy nhiên trong hợp đồng phải có đầy đủ các nội dung sau đây:

  • Tên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
  • Thông tin bên chuyển nhượng/nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp bao gồm: CMND hoặc giấy tờ tương đương, địa chỉ liên hệ, số điện thoại…
  • Các quyền sử dụng đất chuyển đổi: Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số, thửa đất số, vị trí thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng…
  • Giá trị thửa đất nông nghiệp và phương thức thanh toán theo thỏa thuận hai bên
  • Quyền và nghĩa vụ của hai bên chuyển nhượng/nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp
  • Phương thức giải quyết tranh chấp nếu có
  • Lời cam đoan của các bên trong hợp đồng
  • Điều khoản cuối cùng

Dựa vào những nội dung nói trên, người dân hoàn toàn có thể tự soạn riêng một hợp đồng phù hợp với thực tế của mình. Tuy nhiên, nếu việc soạn thảo quá khó khăn thì người dân có thể tham khảo mẫu giấy chuyển nhượng đất ruộng mà bài viết sẽ gợi ý ngay sau đây.

- Mẫu giấy chuyển nhượng đất ruộng tham khảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———***——–

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Địa danh, ngày …….. tháng ………. năm ……………

Chúng tôi gồm có:

Bên A

Ông: [...]

Sinh ngày: [...]

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: [...]

cấp ngày [...] tại [...]

Cùng vợ là Bà: [...]

Sinh ngày: [...]

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: [...]

cấp ngày [...] tại [...]

Địa chỉ liên hệ: [...]

Số điện thoại: [...]

Bên B

Ông/Bà: [...]

Sinh ngày: [...]

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: [...]

cấp ngày [...] tại [...]

Địa chỉ liên hệ: [...]

Số điện thoại: [...]

Hai bên đồng ý thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: CÁC QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHUYỂN ĐỔI

Bên A nhượng lại toàn bộ Quyền sử dụng đất cho Bên B đối với thửa đất theo [...] tại [...]

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số [...] do [...] cấp ngày [...], cụ thể như sau:

– Thửa đất số: [...]

– Tờ bản đồ số: [...]

– Địa chỉ thửa đất: [...]

– Diện tích: [...] m2 (bằng chữ: [...])

– Hình thức sử dụng:

+ Sử dụng riêng:[...] m2

+ Sử dụng chung: [...] m2

– Mục đích sử dụng: [...]

– Thời hạn sử dụng: [...]

– Nguồn gốc sử dụng: [...]

Giá trị quyền sử dụng đất do hai bên thỏa thuận là: [...]đồng.

(Bằng chữ: [...] đồng Việt Nam).

ĐIỀU 2: VIỆC GIAO VÀ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1. Bên A có nghĩa vụ giao thửa đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này cùng với giấy tờ về quyền sử dụng đất cho Bên B ngay sau khi Bên A đã được Bên B thanh toán đủ số tiền nêu trên.

2. Các bên chuyển đổi có nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất đối với các thửa đất chuyển đổi tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Đồng thời Bên A có trách nhiệm hỗ trợ mà không có điều kiện ràng buộc nào để Bên B hoàn thành mọi thủ tục liên quan đến việc đăng ký quyền sử dụng của lô đất trên.

ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 4: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Những thông tin về nhân thân, về thửa đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

2. Thửa đất thuộc trường hợp được chuyển đổi quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

3. Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất nhận chuyển đổi nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất;

4. Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

4.1. Thửa đất không có tranh chấp;

4.2. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

5. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

6. Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Bên A

(Ký và ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký và ghi rõ họ tên)

Lưu ý: Người dân có thể tham khảo mẫu giấy chuyển nhượng đất nông nghiệp viết tay mà chúng tôi đã gợi ý ở bài viết trước đó để sử dụng cho trường hợp chuyển nhượng đất ruộng của mình.

3. Giấy chuyển nhượng đất ruộng viết tay có được công nhận pháp lý không?

Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về hợp đồng chuyển nhượng như sau:

“a. Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b...hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”

>>> Như vậy, ngoại trừ trường hợp kinh doanh bất động sản (có thể công chứng hoặc không hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý) thì tất cả các trường hợp chuyển nhượng đất còn lại bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng thì hợp đồng mới được công nhận hợp pháp.

Mẫu giấy chuyển nhượng đất ruộng viết tay 2

Mặc dù pháp luật quy định rõ ràng là vậy, nhưng trên thực tế vẫn tồn tại các loại giấy mua bán/ chuyển nhượng đất viết tay. Vậy các loại giấy này có giá trị pháp lý không?

Chiếu theo điều luật được quy định tại Khoản 3 Điều 167 nói trên thì các loại hợp đồng viết tay (không công chứng) đều không hợp pháp, không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên trên thực tế lại tồn tại rất nhiều các loại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng đất bằng viết tay. Và để giảm thiểu khả năng vô hiệu hóa của các loại hợp đồng viết tay này, pháp luật đã có thêm quy định khác.

Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

“2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.

>>> Như vậy, chỉ cần một hoặc các bên đã thực hiện được ít nhất ⅔ nghĩa vụ được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng đất ruộng thì hợp đồng dù không được công chứng, chứng thực vẫn được pháp luật ghi nhận về mặt pháp lý.

4. Tổng kết

Mặc dù pháp luật có quy định giấy chuyển nhượng đất ruộng viết tay dù không công chứng vẫn hợp lệ, hợp pháp khi các bên tham gia đã thực hiện ⅔ hợp đồng. Thế nhưng thủ tục để pháp luật công nhận hợp đồng không công chứng có giá trị khó khăn, phức tạp và tốn thời gian hơn rất nhiều so với việc ngay từ đầu đem hợp đồng đi công chứng. Hơn nữa, khi hợp đồng chưa được pháp luật “bảo vệ” thì lợi ích của cả người bán lẫn người mua vẫn chưa được đảm bảo.

Vì vậy, tốt nhất ngay từ đầu các bên nên thực hiện đúng quy định của pháp luật là công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dù đó là trường hợp bố mẹ chuyển nhượng đất cho con, ông bà chuyển nhượng đất cho cháu, anh chuyển nhượng đất cho em… hay việc chuyển nhượng đất diễn ra giữa các mối quan hệ thân thiết.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: