Đường vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh: Tất tần tật thông tin (Mới nhất)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Đường vành đai 4 đang là dự án giao thông trọng điểm, có ý nghĩa lớn với Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh đi qua. Sau khi hoàn thành, tuyến vành đai 4 sẽ tiếp nhận và khơi thông giao thông giữa khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt, tuyến sẽ tác động mạnh mẽ đến tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khi vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Vành đai 4 nhận được sự quan tâm cũng như sự hậu thuẫn đắc lực trong suốt quá trình lên ý tưởng và thi công trên thực tế. Cùng với hệ thống hạ tầng giao thông hiện có, như cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Trung Lương, vành đai 3,... đường vành đai 4 sẽ tạo nên mạng lưới liên kết thông suốt và rộng khắp. Đây chính là yếu tố nền tảng tốt nhất cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và giải tỏa áp lực về giao thông.

Đường vành đai 4 là dự án trọng điểm phía Nam

Thông tin tổng quan đường Vành đai 4

Dự án đường vành đai 4 được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt quy hoạch chi tiết vào ngày 28/9/2011 theo Quyết định số 1698/QĐ-TTg với quy mô kỹ thuật là cao tốc đô thị.

Tổng số vốn đầu tư cho dự án vành đai 4 khoảng 98.537 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí xây dựng cầu vượt, trực thông của các tuyến đường đang lập quy hoạch). Được biết, nguồn vốn đầu tư dự án lấy từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, ODA; đồng thời, huy động nguồn vốn tư nhân và từ việc khai thác quỹ đất tại các địa phương mà tuyến đường này đi qua.

Quy mô dự án đường vành đai 4

Tuyến đường vành đai 4 có tổng chiều dài là 197,6km và có lộ trình đi qua 12 huyện thuộc 5 tỉnh, thành gồm:

  • Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: qua huyện Tân Thành;
  • Tỉnh Đồng Nai: các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu;
  • Tỉnh Bình Dương: huyện Tân Uyên, Bến Cát;
  • Tp. Hồ Chí Minh: các huyện Củ Chi, Nhà Bè;
  • Tỉnh Long An: huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.

Diện tích đất chiếm dụng để quy hoạch tuyến đường vành đai 4 vào khoảng 2.061 ha. Cụ thể:

  • Vành đai 4 Bà Rịa – Vũng Tàu: chiếm 184 ha;
  • Vành đai 4 Đồng Nai: 273 ha;
  • Thành phố Hồ Chí Minh: 452 ha (đường vành đai 4 Củ Chi);
  • Vành đai 4 Bình Dương: 441 ha;
  • Vành đai 4 Long An: 711 ha

Thông tin quy hoạch đường vành đai 4

Bản đồ Vành đai 4 cho thấy, tuyến sẽ bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại Km 40 + 000 và kết thúc ở điểm cuối nối với đường trục Bắc Nam - đường số 1 Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.

Quy hoạch đường vành đai 4

Bản vẽ quy hoạch đường vành đai 4 thể hiện chi tiết 5 đoạn thành phần, tương ứng với từng giai đoạn triển khai:

  • Đoạn Phú Mỹ - Trảng Bom: từ điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, hướng về sân bay quốc tế Long Thành và đến Trảng Bom – Đồng Nai (quốc lộ 1A). Đoạn đường này có giao với cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Theo như bản đồ quy hoạch đường vành đai 4 thì phân đoạn đường Vành Đai 4 này sẽ cắt ngang địa phận tỉnh Đồng Nai, chạy song song với quốc lộ 51 và có đi ngang qua sân bay Long Thành.
  • Đoạn Trảng Bom - Tân Uyên: Bắt đầu tại QL1A (thị trấn Trảng Bom) vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên và kết thúc tại quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương). Đây là đoạn Vành Đai 4 hoàn thiện sau cùng, khép kín đường Vành Đai 4.
  • Đoạn Tân Uyên - Củ Chi: Bắt đầu tại điểm QL1 (Tân Uyên, Bình Dương), vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, và kết thúc tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi.
  • Đoạn Củ Chi - Bến Lức: Bắt đầu tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) đi song song ĐT823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, sau đó đi song song với đường ĐT824 và ĐT830, qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh - Trung Lương.
  • Đoạn Bến Lức - Hiệp Phước: Bắt đầu tại quốc lộ 1A tại Khu công nghiệp Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến điểm cuối nối với đường trục Bắc Nam nằm trong khu quy hoạch cảng – công nghiệp Hiệp Phước, Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh.

Dự án thành phần đoạn Bến Lức – Hiệp Phước mang ý nghĩa từng bước hoàn chỉnh quy hoạch giao thông của Tp. Hồ Chí Minh và Long An, giải quyết được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vận tải hành khách. Đồng thời, đây cũng là phương án khắc phục cho tình trạng ách tắc trên các tuyến đường trọng điểm tại Tp. Hồ Chí Minh.

Theo quy hoạch vành đai 4, tuyến đường thuộc dự án thành phần Bến Lức - Hiệp Phước này có chiều dài khoảng 35,8km, nối liền 3 huyện của Long An là: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc (dài 32km), và kết thúc tại huyện Nhà Bè TP.HCM (dài 3,8km); được đề xuất đầu tư theo hình thức PPP; quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc, quy mô 8 làn xe, rộng 74,5 m.

Ngoài ra còn có 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt nút giao tại nút giao QL1.Dự án phân kỳ theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư là 7.075 tỷ đồng, phần vốn Nhà nước tham gia là 2.600 tỷ đồng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho nguồn vốn

Thông qua bản đồ đường vành đai 4 và cụ thể hơn là bản đồ quy hoạch vành đai 4, người xem có thể hình dung được lộ trình, các điểm giao cắt của tuyến, đồng thời thể hiện rõ định hướng xây dựng trên từng đoạn, tính kết nối với các trục giao thông huyết mạch khác tại địa phương mà tuyến đi qua.

Vai trò, tác động của dự án đường vành đai 4 Tp. HCM

Tăng khả năng kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển vùng

Khu vực Đông Nam bộ được xác định là đầu tàu kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, nhiều năm nay, hạn chế về hạ tầng giao thông kết nối gây nghẽn, sự phát triển của vùng vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng.

Việc triển khai dự án vành đai 4 sẽ giải quyết ùn tắc giao thông vùng nội đô các tỉnh, giúp mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư, nhất là các khu chế xuất, khu công nghiệp. Đặc biệt, đây sẽ là cơ sở tăng cường kết nối giao thông các tỉnh trong vùng, từ Đông sang Tây. Song song với đó, hoàn thành hệ thống cao tốc đi các nước bạn, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Cùng với đường vành đai 3, các tuyến cao tốc trọng điểm như: cao tốc Tp. HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Trung Lương, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh),... đường vành đai 4 mang đến kỳ vọng sẽ phá được thế "co cụm" trong liên kết vùng; từ đó, tạo ra sự đột phá và là cú hích cho nền kinh tế.

Vành đai 4 sau khi hoàn thành sẽ đảm nhiệm trọng trách lớn, tăng tính kết nối và đồng bộ về hạ tầng giao thông cho TP Hồ Chí Minh với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và Tây Nguyên, nâng cao năng lực vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Đường vành đai 4 khơi thông giao thông vùng

Vành đai 4 - kích thích phát triển kinh tế Đông Nam Bộ

Tiến độ xây dựng vành đai 4 đang được các địa phương xúc tiến. Mặc dù chỉ mới hoàn thành khoảng 60%, tuy nhiên dự án đã có tác động đáng kể đến kinh tế, nhiều ngành nghề hưởng lợi lớn, sức hút đầu tư tăng mạnh.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc thúc đẩy các dự án hạ tầng khu vực phía Nam, trong đó dự án vành đai 3 và 4 đang khiến doanh nghiệp nhiều ngành nghề được hưởng lợi cả trong ngắn và dài hạn. Trong đó, nhóm hưởng lợi rõ và nhanh nhất phải kể đến như: Xây dựng (C4G, LCG, DPG, FCN…) và vật liệu xây dựng (HPG, PLC, DHA…).

Sau khi đưa vào hoạt động vành đai 4, các lĩnh vực như: vận tải, logistics, các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, hậu cần cảng sông sẽ tiếp tục trở thành phẩm điểm đầu tư sôi động. Cùng với các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực, vành đai 4 sẽ góp phần khôi phục được sự đứt gãy chuỗi hàng hóa, giảm chi phí logistics cho nhóm doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.

Đường vành đai 4 - 5

Bất động sản hưởng lợi lớn từ dự án vành đai 4

Mở đến đâu thị trường bất động sản sôi động đến đó. Ngay từ thời điểm bản đồ quy hoạch đường vành đai 4 được Chính Phủ thông qua, thị trường nhà đất các khu vực có tuyến này đi qua đã có dấu hiệu nóng lên. Từ nhiều năm nay, hoạt động mua bán nhà đất ở các khu vực xung quanh đường vành đai 4, liên tục tăng giá, không ít nhà đầu tư đổ tiền gom mua đất đầu cơ.

Bất động sản Bình Dương liên tục tăng nhiệt

Dự kiến sẽ hoàn thành đoạn đi qua địa phận trước năm 2025, Bình Dương đang chủ động trong việc khép kín tuyến vành đai 4. Tính đến đầu năm 2022, một số đoạn đi qua địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, thị xã Tân Uyên và thị xã Bến Cát đã hoàn thành. Một số đoạn đang trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng để thi công theo quy hoạch.

Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, hạ tầng hỗ trợ được đầu tư nâng cấp tạo động lực phát triển, bất động sản phía Bắc tỉnh Bình Dương như được châm ngòi để bùng nổ. Liên tục đón các dự án bất động sản quy mô, tiềm năng phát triển nổi trội. Giá nhà đất tại các huyện/thành phố như: Bến Cát, Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Phú Giáo tăng mạnh.

Sức mua vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cuối năm 2021, khi thị trường dần khôi phục trở lại sau dịch covid-19, lượng giao dịch mua bán nhà đất tăng đột biến. Nhiều dự án, khu vực chỉ vừa mở bán đã cháy hàng. Tại nhiều điểm đất tiềm năng, một số đại gia không ngần ngại chi tiền khủng để "mua sỉ" nhà đất.

Mở bán vào giữa tháng 4/2022, khu đô thị Phúc An Ashita - Bàu Bàng đang thể hiện rõ những tác động tích cực mà hệ thống giao thông khu vực mang lại, trong đó có đường vành đai 4. Nhờ lợi thế có khả năng kết nối vùng cao, khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Dương. Đồng thời là tâm điểm kết nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên, dự án đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng/nhà đầu tư ở nhiều địa phương đổ về. Phát triển phong cách đô thị Nhật Bản, Phúc An Ashita trở thành làn gió mới của bất động sản Bàu Bàng.

Nhiều chuyên gia bất động sản dự đoán, bất động sản Bình Dương sẽ còn nhiều đột phá "ăn theo" các dự án cơ sở hạ tầng. Việc đầu tư vào thị trường này ở thời điểm hiện tại hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng về mức lợi nhuận khủng.

Đường vành đai 4 tác động tích cực đến BĐS

Thị trường nhà đất Đồng Nai triển vọng bứt phá

Bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực Cảng Phú Mỹ), kết thúc tại Trảng Bom (Đồng Nai), đường vành đai 4 có các điểm kết nối cực kỳ quan trọng như: sân bay Quốc tế Long Thành, giao với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (tại Km39 + 150).

Nếu như đường vành đai 3, cầu Cát Lái đang "khơi thông" thị trường phía đông Tp. HCM với việc kết nối cảng Phước An với các khu công nghiệp và đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tạo cho bất động sản Nhơn Trạch nhiều thuận lợi thì vành đai 4 đang là một trong những dự án giao thông trọng điểm thúc đẩy bất động sản Long Thành, Trảng Bom,...

Dự kiến trong vài năm tới, Đồng Nai tiếp tục mở rộng các khu công nghiệp tại Đồng Nai sẽ tiếp tục sôi động. Trước mắt các khu công nghiệp đã được phê duyệt đầu tư như: Xuân Quế - Sông Nhạn, Bàu Cạn - Tân Hiệp, Phước An, Phước Bình 2, Long Đức 3,... sức hút đầu tư vào các khu cụm công nghiệp chắc chắn còn mạnh. Đồng nghĩa với việc, bất động sản công nghiệp, bất động sản đô thị tại đây có nhiều cơ hội để bứt phá.

Bất động sản Long An sớm "bùng nổ"

Thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ nhưng với lợi thế tiếp giáp Tp. Hồ Chí Minh, Long An đang trở thành điểm sáng của bất động sản khu vực. Liên tục được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, việc kết nối các địa phương thuộc Long An với trung tâm Tp. HCM và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ ngày càng thuận lợi.

Đường vành đai 4 qua địa phận tỉnh Long An đảm nhiệm vai trò là cầu nối giữa Quốc lộ 22 (huyện Củ Chi) - Bến Lức, Long An - đường trục Bắc Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước TP.HCM. Với lợi thế lớn về khả năng kết nối, bất động sản Long An đón sóng đầu tư, hướng tới sự phát triển bền vững và gia tăng giá trị.

Với lợi thế là thị trường có giá nhà đất rẻ hơn so với các đô thị vệ tinh Tp. Hồ Chí Minh. Giá đất tại Long An chỉ ở mức 6 - 6,7 triệu đồng/m2, đất trung tâm thị trấn, thị xã vào khoảng 18 - 30 triệu đồng/m2. Được kỳ vọng lớn về sức bật, nhiều chủ đầu tư đã và đang đầu tư vào các sản phẩm ở thị trường này.

Không chỉ dừng lại ở bất động sản công nghiệp, nhà ở, Long An đang là điểm đến của nhiều dự án khu đô thị xanh, bất động sản sinh thái. Mở đầu phải kể đến dự án khu đô thị sinh thái golf West Lakes Golf & Villas.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, sự đa dạng về nguồn cung, giá cả và bứt phá của cơ sở hạ tầng đang giúp BĐS Long An không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn đón lượng lớn khách hàng cũ quay lại vì tạo được niềm tin cho nhà đầu tư.

Cùng với Bình Dương, Đồng Nai, Long An, thị trường BĐS Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nhận được những tác động tích cực đáng kể. Bất động sản Tp. Hồ Chí Minh được giải tỏa bớt sức nặng về nguồn cung, khách hàng thuận tiện hơn trong mở rộng thị trường và phân khúc đầu tư.

Tiến độ dự án đường vành đai 4 (mới nhất)

Theo kế hoạch ban đầu, dự án vành đai 4 đặt ra các mốc thời gian hoàn thành cho các giai đoạn thành phần như sau:

  • Đoạn Phú Mỹ - Trảng Bom: phải hoàn thành trước năm 2020
  • Đoạn Trảng Bom - Tân Uyên: dự kiến hoàn thành trước 2025.
  • Đoạn Tân Uyên - Củ Chi: dự kiến hoàn thành trước 2024.
  • Đoạn Củ Chi - Bến Lức: dự kiến hoàn thành trước 2023

Đoạn Bến Lức - Hiệp Phước: nếu được thông qua chủ trương đầu tư, dự án sẽ khởi công vào quý III/2020 và hoàn thành vào quý I/2023

Ngày 8/8/2019, trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) với đại diện Tp. Hồ Chí Minh, các đơn vị tham mưu và Tổng công ty đầu tư phát triển & quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long, đã thông qua kế hoạch xây dựng dự án đường vành đai 4.

Ngày 18/04/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai đã có cuộc họp bàn về phân công nhiệm vụ để triển khai xây dựng dự án đường Vành đai 4. Sau cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai thống nhất cả hai địa phương này cùng lúc triển khai thi công đường Vành đai 4 TPHCM, dự kiến hoàn thành trước năm 2025.

Hiện tại, tỉnh Bình Dương đang tích cực phối hợp với Tp. Hồ Chí Minh triển khai tuyến Vành đai 3, Vành đai 4. Thủ tướng giao UBND tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện đoạn từ cầu Thủ Biên (bắc ngang sông Đồng Nai, nối hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai) đến sông Sài Gòn dài khoảng 48,3 km. Hiện nay Bình Dương đã chủ động hoàn thành nhiều đoạn của tuyến đường này với chiều dài 26,6km, còn lại 21,7km chưa đầu tư.

Theo kế hoạch, tới năm 2030, đường vành đai 4 TP.HCM mới hoàn thành. Tuy nhiên, phía UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị cho tỉnh được đầu tư các đoạn còn lại từ nguồn vốn hỗn hợp để có thể hoàn thành Dự án trong năm 2024, nghĩa là sớm hơn 6 năm.

Tại địa phận Tp. Hồ Chí Minh, đoạn Bến Lức-Hiệp Phước thuộc dự án Vành đai 4 TPHCM đã được Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, mức đầu tư khoảng 7.100 tỷ đồng.

Qua trao đổi, các địa phương cơ bản thống nhất triển khai đầu tư Vành đai 4 dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác giai đoạn 1 vào năm 2028.

Tiến độ đường vành đai 4

Với vị thế quan trọng của mình đối với giao thông và kinh tế khu vực, dự án đường vành đai 4 mang rất nhiều kỳ vọng của chủ đầu tư, lãnh đạo và người dân tại các địa phương.Đường vành đai 4 trong giai đoạn tới sẽ là dự án nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là dự án thành phần đoạn Bến Lức - Hiệp Phước. Tuy nhiên, đây vẫn đang là thời điểm dự án còn có nhiều thay đổi và điều chỉnh của từng địa phương đối với đoạn đường vành đai 4 đi qua. Do đó, mọi nguồn tin tiếp nhận cần có sự chọn lọc, đặc biệt đối với tiếp cận đầu tư bất động sản.

Xem thêm: