Đường vành đai 3.5: Tất tần tật thông tin cần biết (Mới nhất)
Đường Vành đai 3.5 là tuyến giao thông huyết mạch mới của Thủ đô được kỳ vọng sẽ giải quyết bài toán cho đường Vành đai 3, đường Vành đai 4 hiện nay.
Lưu ý: Vành đai 3, 3.5 hay 4 được đề cập trong bài viết là các tuyến đường thuộc Hà Nội. Bạn đọc cần phân biệt rõ vấn đề này vì ở Tp. HCM cũng có các dự án tương tự trùng tên là đường Vành đai 3 và đường Vành đai 4.
Dự án đường Vành đai 3.5 được đánh giá là một trong những dự án về hạ tầng giao thông được mong đợi nhất trong tương lai gần. Là tuyến kết nối giữa vùng Bắc và vùng Nam sông Hồng, tạo thành một vành đai tại phía Tây Thủ đô Hà Nội. Vành đai 3.5 sẽ giúp giải quyết được tình trạng quá tải hạ tầng trong khu vực, đặc biệt là chia sẻ bớt gánh nặng cho các tuyến đường Vành đai 3 (tính cả đường Vành đai 3 trên cao) và Vành đai 4.
Và đặc biệt hơn nữa, đây có thể được xem là tín hiệu vui cho các nhà đầu tư cũng như khách hàng nếu muốn đầu tư kinh doanh nhà đất tại khu vực phía Tây và phía Bắc Hà Nội trong thời gian sắp tới. Bởi vì khi hạ tầng được đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ tất nhiên sẽ tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản vươn lên tầm cao mới. Ở bài viết sau sẽ cập nhật tất tần tật liên quan đến tiến độ đường Vành đai 3.5, quy hoạch đường Vành đai 3.5, nút giao Vành đai 3.5 cũng như tác động của dự án này đến tiềm năng phát triển bất động sản tại khu vực.
1. Thông tin chung dự án đường Vành đai 3.5
- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3.5
- Khởi công: dự án Vành đai 3.5 được chính thức khởi công từ tháng 10/2017.
- Vị trí: nằm ngoài đường Vành đai 3, nằm trong đường Vành đai 4. Điểm đầu xuất phát từ Phúc La - cao tốc Pháp Vân và điểm cuối là Quốc lộ 2.
- Cắt qua các tuyến: Ngọc Hồi, đường Xa La - Thanh Hà (đường trục phía Nam) -> đường Quang Trung, Tố Hữu, Đại lộ Thăng Long (tên gọi cũ là đường cao tốc Láng - Hòa Lạc) -> đường 32 nối qua cầu Thượng Cát -> đường Mê Linh và kết thúc tại Quốc lộ 2.
- Chiều rộng toàn tuyến: 60m, có phần rộng 42m và 70m do yêu cầu kỹ thuật và chỗ giao nhau khác mức của cầu vượt.
- Đi qua các quận huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Hà Đông, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh
2. Chi tiết quy hoạch đường Vành đai 3.5
Dự án Vành đai 3.5 có thể được chia thành 5 đoạn sau đây:
- Đoạn 1: Từ Pháp Vân đến trục Xa La - Khu đô thị Thanh Hà (đường trục phía Nam)
- Đoạn 2: từ đường trục phía Nam đến Đại lộ Thăng Long (đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông)
- Đoạn 3: từ Đại lộ Thăng Long đến đường 32
- Đoạn 4: từ đường 32 đến cầu Thượng Cát
- Đoạn 5: đường qua huyện Mê Linh, huyện Đông Anh (phần còn lại của dự án)
- Đường trục phía Nam
Tuyến đường trục phía Nam đi qua khu đô thị Thanh Hà - Mường Thanh có điểm đầu là nút giao Phúc La - Văn Phú, điểm cuối kết nối đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Đến thời điểm hiện tại thì các nút giao nội bộ của khu đô thị Thanh Hà kết nối với tuyến đường này đã được hoàn thiện. Theo lãnh đạo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội thì đây là con đường có tính chất quan trọng đặc biệt.
Trên thực tế cũng có thể thấy được đường trục phía Nam có thể được xem là tuyến đường huyết mạch trong khu vực. Vì con đường này đi qua các đoạn nối Xa La Nguyễn Xiển kết nối đường Vành đai 3, nút giao Phúc La - Văn Phú kết nối đường Vành đai 3.5, quan trọng hơn nữa là kết nối đường Vành đai 3.5 với đường Vành đai 4 và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Và trong tương lai khi đường trục phía Nam được thông xe toàn bộ thì người dân sinh sống tại khu vực phía Tây Thủ đô hoàn toàn có thể kết nối nhanh chóng với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ mà không cần phải qua nút giao Giải Phóng - Pháp Vân.
- Đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông
Đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông nằm trong quy hoạch đường Vành đai 3.5 và gần như đã được hoàn thiện (hoàn thành từ 80%). Đây được xem là một trong những tuyến đường huyết mạch tại cửa ngõ phía Tây Hà Nội, không chỉ tạo sự liên kết hạ tầng giao thông đồng bộ cho khu vực mà còn thu hút dòng vốn đầu tư đa dạng từ khắp nơi đổ về, góp phần làm thay đổi “bộ mặt” của khu vực.
- Đoạn đường từ Đại lộ Thăng Long đến đường 32
Đây là một trong những đoạn đường rất quan trọng của dự án đường Vành đai 3.5. Tuyến đường được khởi công xây dựng từ tháng 10/2017 với tổng mức đầu lên đến 1000 tỷ đồng, do huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư (trừ một số đoạn đã được chủ đầu tư dự án làm trước đó) đi qua địa phận các xã Vân Canh, Di Trạch, An Khánh. Đoạn đường này sẽ là “đòn bẩy” giúp huyện Hoài Đức phấn đấu lên quận trong thời gian sớm nhất có thể.
Đoạn từ Đại lộ Thăng Long - Đường 32 có chiều dài 5.6km, bắt đầu tại nút giao với Quốc lộ 32 (Khu đô thị Kim Chung Di Trạch - Đại học Thành Đô), cuối đoạn là nút giao Đại lộ Thăng Long - Lê Trọng Tấn. Tốc độ thiết kế là 80km/h, chiều rộng mặt đường 60m và mở rộng ra thêm thành 70m tại vị trí nút giao Lê Trọng Tấn - Đại lộ Thăng Long. Bao gồm 10 làn xe, trong đó đường chính có 6 làn xe, hai bên đường mỗi bên có thêm 2 làn xe. Không chỉ người dân sinh sống trong khu vực trông chờ ngày hoàn thiện đoạn đường này mà nhà đầu tư bất động sản từ khắp nơi cũng đã có những bước đầu rót vốn vào khu vực. Trước đó cũng đã có nhiều dự án bất động sản lớn đang hiện hữu như dự án Khu đô thị An Lạc Green Symphony, Khu biệt thự Vườn Cam Vinapol, Khu đô thị mới Vân Canh Hud, Khu đô thị Splendora Bắc An Khánh, Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch.
- Đoạn đường từ đường 32 đến cầu Thượng Cát
Tháng 5/2019 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3.5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ 32. Đoạn này có chiều dài 4km, chiều rộng mặt đường 60m và tổng vốn đầu tư khoảng 1490 tỷ đồng. Điểm đầu giao Quốc lộ 32 tại đoạn giữa trường Cao đẳng Giao thông Vận tải và Đại học Công nghiệp Hà Nội. Cắt qua đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, trục đường Tây Thăng Long. Điểm cuối là cầu Thượng Cát nối với đường ven đê sông Hồng rẽ lên đường 23, Quận Bắc Từ Liêm.
Một trong những điểm nổi bật của đoạn đường này chính là chạy ngang qua dự án Vinhomes Wonder Park Đan Phượng (tên gọi khác là Vinhomes Đan Phượng, Vinhomes Thượng Cát, Vinhomes Tân Hội) do chủ đầu tư Vingroup xây dựng và phát triển với tổng diện tích 133ha. Vì thế, đoạn đường này cũng đón nhận sự quan tâm từ đông đảo nhà đầu tư lẫn khách hàng trong và ngoài khu vực.
- Đoạn đường qua huyện Mê Linh và huyện Đông Anh
Đoạn đường này có tổng chiều dài là 9.1km, chiều rộng mặt đường 60m, dải phân cách giữa rộng 4m, dải phân cách hai bên rộng 2x2m, vỉa hè hai bên rộng 2x7m, hai lòng đường xe chính rộng 2x12m, hai lòng đường xe hỗn hợp rộng 2x7m. Điểm đầu tại nút giao phía Bắc cầu Thượng Cát với Quốc lộ 5 kéo dài (đường Hoàng Sa kéo dài). Điểm cuối tại nút giao đường Vành đai 3 phía Bắc sông Hồng.
- Cầu Thượng Cát
Dự án cầu Thượng Cát là một số những dự án cầu đường bộ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ thống giao thông khu vực, đặc biệt là phía Tây Bắc Thủ đô. Dự án sẽ do UBND Thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư và thực hiện theo hình thức BT (Build - Transfer) hay còn gọi là hình thức Xây dựng - Chuyển giao.
Cầu Thượng Cát có chiều dài 6km, bắc qua sông Hồng, thuộc địa phận xã Thượng Cát, Quận Bắc Từ Liêm và xã Đại Mạch, huyện Mê Linh. Thông tin quy hoạch chi tiết về cây cầu này sẽ được công bố trong thời gian sắp tới.
- Nút giao Đại lộ Thăng Long
Dự án đầu tư xây dựng nút giao đường Vành đai 3.5 với Đại lộ Thăng Long do chủ đầu tư Him Lam thực hiện theo hình thức hợp đồng BT (hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao). Chiều dài dự kiến 1.3km, chiều rộng dự kiến 63 - 70m với đường Vành đai 3.5. Còn với trục Đại lộ Thăng Long thì chiều dài dự kiến 2km, chiều rộng dự kiến 140m.
Căn cứ theo Quyết định số 921/QĐ-UBND thành phố Hà Nội được phê duyệt ngày 27/02/2018 về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ nút giao thông giữa đường Vành đai 3.5 với đường Đại lộ Thăng Long, tỷ lệ 1/500, hình thức nút là nút giao khác mức dạng Tuabin kết hợp hầm chui trực thông trên đường Vành đai 3.5 theo phương án thiết kế kiến trúc và hồ sơ đề xuất Dự án đầu tư xây dựng nút giao đã được UBND Thành phố phê duyệt tại các Quyết định số 4958/QĐ-UBND ngày 26/7/2017 và số 8393/QĐ-UBND ngày 01/12/2017.
Theo đó, dự kiến dự án sẽ xây dựng nút giao gồm các nhánh cầu Tuabin kết hợp hầm trực thông cụ thể như sau:
- Cầu nhánh tuabin rộng 8.8m, có 2 làn xe, gồm tổng cộng 4 nhánh và mỗi nhánh có chiều dài 572m.
- Hầm chui trực thông theo hướng đường Lê Trọng Tấn đi Quốc lộ 32 có tổng chiều dài 1km gồm 4 làn xe chạy.
3. Tiến độ xây dựng Vành đai 3.5 mới nhất hiện nay
Theo thông tin được cập nhật mới nhất thì tiến độ thi công Vành đai 3.5 cụ thể như sau:
- Đoạn từ Pháp Vân đến trục Xa La - Khu đô thị Thanh Hà (hay còn gọi là đường trục phía Nam): chưa có kế hoạch xây dựng.
- Đoạn từ đường trục phía Nam đến Đại lộ Thăng Long (đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông): hoàn thành 80% và đã cắm mốc để hoàn thiện toàn bộ.
- Đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến đường 32: đang được triển khai gấp rút để kịp thời đưa huyện Hoài Đức lên thành Quận sớm nhất.
- Đoạn từ đường 32 đến cầu Thượng Cát, cầu Thượng Cát, đường qua huyện Mê Linh, huyện Đông Anh: chưa có kế hoạch triển khai.
4. Các nút giao Vành đai 3.5
Dọc tuyến đường có các nút giao Vành đai 3.5 chính theo quy hoạch mới nhất bao gồm:
- Nút giao vòng xoay Lê Trọng Tấn với Đại lộ Thăng Long
- Nút giao với đường sắt quốc gia hiện có (tuyến đường sắt đô thị số 6)
- Nút giao đường Tố Hữu - Lê Văn Lương
- Nút giao đường Quốc lộ 6 (thuộc đoạn tuyến có đường trên cao)
- Ngoài ra, dự kiến trên đoạn đường Vành đai 3.5 qua huyện Mê Linh và huyện Đông Anh sẽ có các nút giao như:
- Nút giao với đường QL5 kéo dài (đường Hoàng Sa kéo dài)
- Nút giao với đường quy hoạch mặt cắt ngang điển hình 48m đi qua dự án Khu nhà ở cao cấp Ba Đình (Khu đô thị mới Ba Đình - Mê Linh do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Ba Đình làm chủ đầu tư)
- Nút giao với đường quy hoạch mặt cắt ngang 48m đi qua dự án Khu đô thị mới sông Hồng
- Nút giao trục Trung tâm khu đô thị mới Mê Linh
- Nút giao với đường Vành đai 3 phía Bắc sông Hồng
5. Ý nghĩa của dự án đường Vành đai 3.5
Dự án Vành đai 3.5 là một trong những dự án giao thông trọng điểm tại phía Tây Thủ đô được kỳ vọng sẽ góp phần làm thay đổi “diện mạo” của một khu vực đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Theo đó, Vành đai 3.5 mang lại những ý nghĩa tích cực có thể kể đến như là:
- Giải quyết nhu cầu đi lại của người dân, giải tỏa áp lực cho các tuyến đường trọng điểm khác, điển hình là tuyến Vành đai 3, Vành đai 4.
- Tạo sự đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông khu vực, tăng sự liên kết giữa các khu vực.
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
- Là “đòn bẩy” giúp cho thị trường bất động tại phía Tây, phía Bắc Thủ đô có cơ hội “cất cánh” vươn xa hơn nữa. Tuyến đường này hứa hẹn sẽ tạo nên làn sóng đầu tư mới trong khu vực.
6. Đường Vành đai 3.5: tác động thế nào đến thị trường BĐS Tây Thủ đô?
Hạ tầng giao thông đồng bộ luôn là yếu tố tiên quyết để thị trường bất động sản có thể phát triển bền vững. Hầu như điều này ai cũng biết được. Vì thế, dự án Vành đai 3.5 thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư và khách hàng.
- BĐS Tây Hà Nội được tiếp thêm nhiệt từ dự án Vành đai 3.5
Mặc dù tuyến đường này vẫn chưa hoàn thành nhưng có thể thấy được những tác động của nó là không hề nhỏ đối với thị trường bất động sản khu vực phía Tây thành phố Hà Nội. Phải kể đến là những dự án nằm dọc theo trục đường Lê Trọng Tấn (đường Trục phía Nam đến Đại lộ Thăng Long) không ngừng tăng giá kể từ khi dự án giao thông này vẫn còn “nằm trên giấy”.
Đánh giá về thị trường bất động sản phía Tây Thủ đô năm 2017, Giám đốc Công ty Tư vấn CBRE thời điểm đó cho biết: “Bất động sản phía Tây sẽ là khu vực dẫn dắt thị trường trong năm nay khi nó chiếm lĩnh tới 37% nguồn cung căn hộ toàn thị trường.” Tâm điểm là các dự án chung cư, biệt thự nằm dọc theo trục đường Đại lộ Thăng Long - Quốc lộ 32, Lê Trọng Tấn và Lê Văn Lương kéo dài.
Vốn dĩ đã là tâm điểm của thị trường BĐS tại Thủ đô nhờ đón nhận nhiều “cú hích” từ hạ tầng trong những năm qua, thị trường khu Tây Hà Nội nay lại được tiếp thêm nhiệt bởi sự dự án Vành đai 3.5. Trong tương lai gần, đây chắc chắn sẽ là điểm nóng đầu tư BĐS tại khu vực phía Bắc.
- Hàng hoạt dự án được “giải thoát” sau nhiều năm chờ đợi
Dự án khu đô thị Lideco Bắc 32 được khởi công xây dựng năm 2007, hoàn thiện vào năm 2013 với 650 căn biệt thự kiểu Pháp cung ứng ra thị trường. Nhưng đến cuối năm 2013 thì chỉ có khoảng 400 căn được bán. Chính vì hệ thống hạ tầng, tiện ích vẫn còn tồn tại một số điểm “nghẽn”. Và dự án đường Vành đai 3.5 phần nào đã cho thấy tiềm năng phát triển vượt trội của những dự án BĐS nằm trải dài theo tuyến đường này. Khi nút thắt về hạ tầng đã được tháo gỡ thì những “miếng mồi ngon” bắt đầu được lộ diện. Sự góp mặt của những ông lớn như Geleximco, VinGroup, Nam Cường đã cho thấy được hấp lực từ thị trường khu Tây không còn “đơn điệu” như ngày trước nữa.
Ngoài Lideco Bắc 32, các dự án sẽ trở lại mạnh mẽ trong thời gian tới có thể kể đến là Khu biệt thự Vườn Cam Vinapol, dự án Khu đô thị Tân Tây Đô, Thăng Long Victory, dự án nhà ở xã hội Bright City AZ Thăng Long, Khu đô thị Vân Canh An Lạc, Khu đô thị Lê Trọng Tấn, chung cư CT Number One,... Bên cạnh đó, nhiều dự án mới ra mắt thị trường như Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng The Phoenix Garden, Khu đô thị Nam 32 Westpoint, dự án Hateco Apollo Xuân Phương.
Tổng kết
Dự án Vành đai 3.5 - Tuyến giao thông đường bộ trọng điểm tại phía Tây Thủ đô không chỉ giúp tạo ra sự liên kết đồng bộ với khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn là “đòn bẩy” giúp cho thị trường bất động sản phát triển bền vững. Mặc dù chưa hoàn thành nhưng sức nóng từ dự án đã thấy rõ qua sự đổ bộ hàng loạt của những “ông trùm” trong giới đầu tư bất động sản phía Bắc và cả thị trường Việt Nam, điển hình là VinGroup. Giá nhà đất ở thời điểm hiện tại có thể đã gấp 2, gấp 3 lần vài năm trước đó. Và với tình hình này thì giá trị tăng trưởng sẽ còn cao hơn nữa khi Vành đai 3.5 chính thức hoàn thành.
Bài viết trên về đường Vành đai 3.5 hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho mọi người. Lựa chọn đầu tư BĐS tại khu Tây Hà Nội trải dọc theo tuyến đường này sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho bất kỳ ai muốn thử sức mình.
Xem thêm: