Đường song hành cao tốc Trung Lương có thực sự hiệu quả?

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Đường song hành cao tốc Trung Lương là phương án giúp giảm bớt áp lực lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn hơn cho các phương tiện.

Cao tốc Trung Lương là tuyến đường quan trọng đối với việc kết nối Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuyến đường này gồm các giai đoạn thành phần ghép nối với nhau tạo nên tổng thể liên kết thông suốt và ấn tượng.

Xây dựng đường song hành cao tốc Trung Lương

Tuy nhiên, trên thực tế, các tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương đang ngày phải đối mặt với những vấn đề nhức nhối về tình trạng quá tải, nguy cơ xảy ra tai nạn tăng cao và hạ tầng nhanh chóng xuống cấp, nhất là khi tuyến cao tốc Trung Lương không áp dụng thu phí. Do đó, việc triển khai các tuyến song hành cao tốc được đánh giá cao và cho thấy hiệu quả rõ rệt.

8km đường song hành giải tỏa áp lực giao thông

Tháng 2/2018, ông ông Nguyễn Vinh Ninh - Giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 1 thông tin về việc xây dựng đường gom hai bên đường dẫn lên đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương.

Đường Võ Trần Chí đi qua địa bàn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh dài khoảng 4km là một nhánh của đường dẫn lên đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương. Đường được thiết kế là đường cấp I đồng bằng, vận tốc thiết kế là 80 km/h, quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp; chiều rộng mặt đường là 22,2 m và lộ giới quy hoạch là 120m.

8km đường song hành được xây dựng

Theo đó, tuyến đường này nằm ở hai bên, chạy song song với tuyến đường dẫn cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Mỗi bên có chiều dài 4.000m; mặt cắt ngang 2 làn xe. Bố trí hệ thống chiếu sáng dọc tuyến đường gom đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành....

Việc xây dựng đường song hành cao tốc Trung Lương sẽ tách riêng các phương tiện lưu thông cục bộ, khai thác hiệu quả đường dẫn lên đường cao tốc. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông, khắc phục tình trạng kết nối trực tiếp từ đường nhánh nhỏ, hẻm vào đường dẫn đường cao tốc. Ngoài ra, đường gom mới cũng tạo lối vào - ra thuận tiện cho các khu dân cư, bệnh viện, trường học dọc hai bên đường dẫn cao tốc; mở lối rẽ vào khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân,...

Đường song hành đi vào hoạt động, người dân phấn khởi

Cuối năm 2019, các đơn vị đã chính thức đưa vào khai thác tuyến đường gom song hành với đường dẫn cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Đặc biệt, thời điểm đưa vào sử dụng gần với dịp Tết Dương lịch và Âm lịch, do đó, càng cho thấy hiệu quả trong việc giảm thiểu tình trạng ùn ứ, xe cộ chật cứng, chen chúc nhau như trước đây.

Đường song hành cao tốc cho thấy hiệu quả rõ rệt

Tuy nhiên, người dân qua lại tuyến đường này cũng cần lưu ý đi đúng lộ trình, đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện và tránh gây cản trở giao thông. Cụ thể: trên tuyến đường gom thuộc cao tốc TP.HCM - Trung Lương, các loại xe lưu thông 2 chiều nhưng tại các nút giao thông Trần Đại Nghĩa, Trần Văn Giàu, xe cộ chỉ được lưu thông 1 chiều. Ngoài ra, cấm đậu xe trên đường gom phía có nhà dân; phía còn lại cấm dừng đậu xe và tốc độ tối đa trên đường gom là 30km/h.

Đường song hành cao tốc Trung Lương kể từ khi đưa vào hoạt động đến nay đã giải quyết được phần lớn tình trạng quá tải và mất an toàn trong lưu thông. Đây cũng chính là định hướng phát triển về lâu dài và có hiệu quả thực tế cao đối với các tuyến cao tốc hiện nay.

Xem thêm: