Dự án cầu Châu Đốc #5 tác động tích cực khi đưa vào sử dụng

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Dự án cầu Châu Đốc khi hoàn thành có vai trò quan trọng trong việc di chuyển, vận chuyển và kết nối, từ đó tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.

Dự án cầu Châu Đốc được chính thức khởi công vào sáng 28/3/2022. Đây là tin vui cho Tp. Châu Đốc, thị xã Tân Châu nói riêng và tỉnh An Giang nói chung khi mong ước của hàng ngàn người dân nay đã thành hiện thực. Với cầu Châu Đốc, từ nay người dân địa phương sẽ không còn cảnh “qua sông lụy đò”, thay vào đó có thể di chuyển nhanh chóng, thuận lợi và nhận được nhiều lợi ích hơn thế nữa.

1. Cầu Châu Đốc rút ngắn thời gian di chuyển qua sông Hậu

Dự án cầu Châu Đốc 1

Đối với vùng sông nước mà nói, những chiếc cầu có vai trò rất quan trọng đối với sự di chuyển của người dân, quá trình vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội.

Trước đây, để di chuyển từ Tp. Châu Đốc sang thị xã Tân Châu hoặc ngược lại, người dân thường sử dụng phà Châu Giang. Di chuyển khó khăn, cộng với thời gian di chuyển bằng phà ước tính khoảng 30 phút đã gây cản trở sự phát triển và kết nối của vùng.

Trong khi đó, cầu Châu Đốc sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển chỉ còn khoảng 5 phút, di chuyển thuận lợi, tăng khả năng kết nối, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội.

2. Thu hẹp khoảng cách của các huyện, thành, khu vực

Dự án cầu Châu Đốc không chỉ kết nối Tp. Châu Đốc với thị xã Tân Châu, mà thông qua tuyến đường này để kết nối với hai tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Đồng thời, thông qua cầu dễ dàng kết nối với cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương - cửa khẩu quốc tế đường thủy quan trọng của tỉnh An Giang kết nối với Campuchia. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ thông với tuyến Quốc lộ N1, kết nối theo trục ngang các tỉnh Tây Nam bộ nằm trên trục biên giới Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.

Chưa hết, cầu Châu Đốc còn rút ngắn khoảng cách từ Kiên Giang, An Giang đến Tp. HCM và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Từ đó, tạo điều kiện để các địa phương giao lưu, học hỏi, phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường thu hút đầu tư.

3. Kết nối, hoàn thiện hệ thống giao thông liên khu vực

Dự án cầu Châu Đốc 2

Trên con sông Hậu dài hơn 229,5km hiện có 4 cây cầu: cầu Cần Thơ, cầu Vàm Cống, cầu Đại Ngãi và cầu Châu Đốc đang triển khai. Cầu Châu Đốc cùng với các cây cầu còn lại tạo ra mạng lưới giao thông hoàn chỉnh để kết nối vùng đất của 2 bên bờ sông Hậu, tạo sự liên kết và thống nhất để hỗ trợ nhau phát triển.

Cầu Châu Đốc thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến đường liên kết vùng với tổng vốn hơn 2.100 tỉ đồng. Cùng với tuyến đường Quốc lộ 91, cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc, đường N1, tỉnh lộ 947, tỉnh lộ 945,... đã tạo ra hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại. Nói gần thì kết nối Châu Đốc với các địa phương khác, nói xa hơn thì kết nối toàn tỉnh An Giang với các tỉnh miền Tây Nam bộ và Đông Nam bộ.

4. Cầu Châu Đốc thúc đẩy du lịch phát triển

Châu Đốc được biết đến với danh xưng “thành phố du lịch” khi tại đây có các địa điểm nổi tiếng như: Miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, Núi Sam, làng Chăm, chợ Châu Đốc,... Thị xã Tân Châu cũng không kém cạnh với các điểm đến hấp dẫn như: chùa Giồng Thành, chùa Núi Nổi, làng lụa Tân Châu, thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar,...

Cầu Châu Đốc khi hoàn thành sẽ thúc đẩy du lịch ở cả hai nơi phát triển. Đặc biệt, thông qua cây cầu này, du khách dễ dàng di chuyển qua lại ở hai nơi mà không tốn quá nhiều thời gian hay công sức. Thậm chí, từ Tp. HCM, du khách có thể đi tour du lịch nhiều tỉnh miền Tây một cách thuận lợi. Sau khi khám phá An Giang với các địa điểm hấp dẫn nói trên, du khách có thể di chuyển ra Phú Quốc (Kiên Giang) rồi tiếp tục hành trình khám phá các địa điểm khác ở miền Tây.

Nói cách khác, để khám phá các địa điểm du lịch ở An Giang nói riêng hay các địa điểm du lịch ở miền Tây nói chung thì du khách ở Tp. HCM và miền Đông Nam bộ đều phải đi qua cây cầu này nếu muốn di chuyển nhanh chóng và thuận lợi.

5. Bất động sản “thăng hoa” nhờ dự án cầu Châu Đốc

Dự án cầu Châu Đốc 3

Ở đâu có hạ tầng phát triển, ở đó có bất động sản với các tín hiệu khởi sắc. Dự án cầu Châu Đốc là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy tác động của hạ tầng đối với nhà đất trong khu vực.

Bất động sản Châu Đốc vốn được biết đến là thị trường đầy tiềm năng của tỉnh An Giang. Sau sự kiện xây cầu Châu Đốc và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, “sóng” đầu tư càng đổ dồn về đây. Như đã nói ở trên, khi hạ tầng được hoàn thiện sẽ rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, tăng sự kết nối, thúc đẩy kinh tế - xã hội và du lịch phát triển, thu hút đầu tư, từ đó làm gia tăng giá trị của bất động sản.

Tìm hiểu thêm: Nhà đất Châu Đốc, An Giang: cơ hội nào cho nhà đầu tư 2023

Tương tự ở thị xã Tân Châu, vốn được biết đến là “ốc đảo”, mảnh đất cù lao đầy tiềm năng nhưng đang mắc kẹt bởi vấn đề hạ tầng, giao thông. Thì dự án cầu Châu Đốc sẽ là điểm khơi thông sự tắc nghẽn, tạo điều kiện để thị xã thu hút sự đầu tư.

Tại Châu Đốc và Tân Châu hiện nay, sự có mặt của các “ông lớn” cùng các dự án bất động sản lớn nhỏ đã cho thấy tác động tích cực của hạ tầng đối với lĩnh vực bất động sản. Đón đầu cơ hội, nhiều dự án đã được triển khai tại khu vực này, có thể kể đến như: Khu đô thị Phúc An Asuka, Khu đô thị The New City, Dự án phố thương mại Khang An, Khu đô thị Sao Mai,... Cùng với các dự án hạ tầng thì các dự án khu đô thị, khu dân cư đang góp phần làm thay đổi diện mạo của khu vực, đồng thời làm gia tăng giá trị của nhà đất nơi đây, trở thành mảnh đất đầy cơ hội trong mắt giới đầu tư.

Có thể bạn quan tâm: Hạ tầng giao thông tạo sức hút cho bất động sản An Giang

Đại lộ, đại phú”, không riêng gì cầu Châu Đốc mà bất cứ dự án hạ tầng nào được triển khai đều mang đến các tác động tích cực cho các địa phương liên quan trên mọi lĩnh vực, trong đó bất động sản được hưởng lợi cả về trực tiếp lẫn gián tiếp.

Nói về tầm quan trọng của dự án cầu Châu Đốc, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: “Dự án đồng thời góp phần mở rộng không gian đô thị Tân Châu và TP. Châu Đốc, tạo điều kiện cho việc đi lại, lưu thông hàng hóa, xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới, thu hút khách du lịch đến với An Giang và còn là đòn bẩy trong phát triển kinh tế và mời gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào An Giang”.

Cầu Châu Đốc là cây cầu bắc ngang qua sông Hậu, nối liền Tp. Châu Đốc với thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Điểm đầu tại nút giao với đường tỉnh 954 thuộc phường Long Sơn, thị xã Tân Châu. Điểm cuối tại nút giao Quốc lộ 91 thuộc phường Vĩnh Mỹ, Tp. Châu Đốc.

Cầu có chiều dài 667m, rộng 14m, gồm 4 làn xe, vận tốc thiết kế 60km/h. Trong đó, chiều dài cầu chính là 260m, chiều dài cầu dẫn phía Tân Châu là 213,55m và chiều dài cầu dẫn phía Châu Đốc là 193,45m. Cầu được thiết kế vĩnh cửu kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép chịu lực.

Tổng chi phí đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc ước tính trên 543 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án khoảng 33 tháng. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2024.