Khi nào đất trồng lúa hết thời hạn sử dụng? Có phải gia hạn không?

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Đất trồng lúa hết hạn sử dụng khi thời hạn sử dụng đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê đã hết. Vậy phải làm gì khi đất trồng lúa hết hạn? Có phải tiến hành gia hạn hay không? Có bị Nhà nước thu hồi không?

Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp một cách chi tiết và đầy đủ trong bài viết này.

đất trồng lúa hết hạn sử dụng 1

Đất trồng lúa là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đã định nghĩa về đất trồng lúa như sau:

Đất trồng lúa là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.

Trong đó:

  • Đất trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
  • Đất trồng lúa khác là bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.

đất trồng lúa hết hạn sử dụng 2

Theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ban hành về việc Giải thích cách xác định các loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, loại đối tượng quản lý đất thì đất trồng lúa được định nghĩa như sau:

Đất trồng lúa là đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất sản xuất nông nghiệp. Theo đó, đất trồng lúa là ruộng hoặc nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên, hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, hoặc trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

Hạn sử dụng của đất trồng lúa là bao lâu?

Đất trồng lúa là đất nông nghiệp có thời hạn. Thời hạn sử dụng của đất nông nghiệp được quy định tại Điều 126, Luật đất đai 2013 như sau:

  • Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm;
  • Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm;
  • Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp không quá 50 năm.

Điều 127 Luật đất đai 2013 còn quy định về thời hạn sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân như sau:

  • Trường hợp chuyển đất trồng lúa hoặc đất nông nghiệp khác sang đất trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng thì sẽ được sử dụng đất ổn định lâu dài;
  • Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất (bao gồm đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối) thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo thời hạn đã được giao, cho thuê;
  • Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng.

Lưu ý:

  • Hạn sử dụng đất nông nghiệp nói trên cũng chính là hạn sử dụng của đất trồng lúa;
  • Thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

đất trồng lúa hết hạn sử dụng 3

Làm gì khi đất trồng lúa hết hạn sử dụng?

Khi đất trồng lúa hết hạn sử dụng, tùy vào từng trường hợp mà quyết định sẽ làm gì tiếp theo. Thường thì có 3 trường hợp:

Thứ nhất, nếu không muốn tiếp tục sử dụng đất

Sau khi hết thời hạn sử dụng đất theo luật đất đai mới nhất 2013 mà người sử dụng đất không muốn sử dụng nữa thì có thể trả lại đất cho Nhà nước.

Thứ hai, nếu muốn tiếp tục sử dụng đất

Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất như sau: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất”.

Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, công nhận hoặc nhận quyền sử dụng đất đang sử dụng đất trồng lúa để trực tiếp sản xuất nông nghiệp (trồng lúa) thì khi đất hết hạn không cần gia hạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng đất.

đất trồng lúa hết hạn sử dụng 4

Đối với đất Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê hoặc Nhà nước giao, cho thuê đối với các tổ chức thì khi đất hết hạn sử dụng, nếu người sử dụng đất muốn tiếp tục sử dụng thì bắt buộc phải gia hạn thời gian sử dụng đất. Thủ tục gia hạn như sau:

  • Người sử dụng chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất + Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;
  • Nộp hồ sơ cho cơ quan tài nguyên môi trường;
  • Cơ quan tài nguyên môi trường sẽ thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện gia hạn thì chuyển đến Văn phòng đăng ký đất đai, trình UBND cùng cấp để quyết định gia hạn thời gian sử dụng đất theo nguyện vọng của người làm hồ sơ;
  • Người làm hồ sơ đóng lệ phí gia hạn, nộp giấy chứng từ cho cơ quan tài nguyên môi trường;
  • Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận gia hạn vào Giấy chứng nhận, chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
  • Người xin gia hạn nhận Giấy chứng nhận và hoàn tất thủ tục gia hạn.

Thứ ba, Nhà nước sẽ thu hồi đất

Nếu thuộc các trường hợp sau, khi đất hết hạn thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất:

  • Đất trồng lúa thuộc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp;
  • Người sử dụng đất vi phạm luật đất đai trong quá trình sử dụng;
  • Đất trồng lúa hết hạn nhưng người sử dụng không tiến hành gia hạn theo đúng quy định;
  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất nếu đất có nguy cơ đe dọa tính mạng của con người (ô nhiễm, nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi thiên tai khác).

đất trồng lúa hết hạn sử dụng 5

Tổng kết

Đất trồng lúa là đất có hạn sử dụng, nhưng nhìn chung hạn sử dụng khá dài, đủ để người sử dụng đất yên tâm sản xuất hoặc thực hiện các quyền cơ bản của mình (chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn…). Khi hết hạn sử dụng, tùy vào từng đối tượng mà quyết định có phải gia hạn để tiếp tục sử dụng hay không. Đối với các đối tượng bắt buộc gia hạn khi đất trồng lúa hết thời hạn sử dụng nhưng người sử dụng đất không thực hiện thủ tục đúng quy định của pháp luật thì đất sẽ bị thu hồi.

Xem thêm: