Đất trồng lúa có lên thổ cư được không?

Đánh giá bài viết:   (4 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (4 lượt) icon icon

Từ đất trong lúa có lên đất thổ cư được hay không? Nếu được thì trường hợp nào sẽ được chuyển đổi và cần nộp bao nhiêu lệ phí?

Một diện tích lớn đất nông nghiệp trồng lúa ở dần các khu dân cư, gần đường giao thông đang có nhu cầu được chuyển đổi thành đất ở. Thế nhưng, việc cấp phép chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở diễn ra khá khó khăn. Nhiều nơi, đất trồng lúa gần như không được chuyển đổi thành đất thổ cư, chỉ có đất phi nông nghiệp với được xã hoặc huyện xử lý.

Dựa vào quy định của Luật Đất đai năm 2013, đất trồng lúa hoàn toàn có thể lên đất thổ cư. Tùy thuộc vào quỹ đất thực tế và tình hình đất đai mà các cơ quan địa phương sẽ linh động xử lý cho người dân. Tất cả các thủ tục và lệ phí chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ỏ đều phải tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật.

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở - 1

Những điều kiện cơ bản để chuyển đổi đất trồng lúa nước lên đất ở

Do nhu cầu chuyển đổi của người dân lớn và việc này lại không thể tiến hành một cách ồ ạt, tràn lan và thiếu kiểm soát. Đặc biệt, nhiều trường hợp người dân tự xây dựng nhà hoặc làm đường trên đất ruộng để hợp thức hóa việc chuyển đổi khiến các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý.

Để đảm bảo quy trình rõ ràng, minh bạch và không tạo điều kiện cho người dân làm sai hoặc tự ý chuyển đổi về sau. Luật Đất đai năm 2013 đã quy định rõ về điều kiện cơ bản mà đất ruộng phải đáp ứng khu xin chuyển đổi thành đất thổ cư.

Theo Luật Đất đai, không có điều khoản quy định cụ thể loại đất nào là đất ruộng, về cơ bản sẽ có 02 loại: đất chuyên trồng lúa và đất trồng cây hàng năm. Đất trồng lúa phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

  • Có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất
  • Đất đang trong tình trạng pháp lý sạch
  • Đất nằm trong khu vực cho phép chuyển đổi
  • Ngoài ra, diện tích đất phải phù hợp với chính sách địa phương tại thời điểm nộp hồ sơ
  • ....

Dựa vào Điều 134 Luật Đất đai năm 2013, đất trồng lúa có thể chuyển thành đất ở, nhưng tại khoản 1 Điều 134 Luật Đất đai năm 2013 Nhà nước đang có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (trong đó có đất ở).

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở - 2

Hồ sơ và cơ quan thẩm quyền xử lý chuyển đất trồng lúa sang đất ở

Sau khi xác định được điều kiện đất trồng lúa nước có lên thổ cư được không, người dân nên sớm tiến hành lập hồ sơ và chuyển lên cơ quan chức năng xử lý.

a. Hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu (xin trực tiếp ở Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc mẫu từ các văn phòng luật)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước

b. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

- UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân. UBND cấp huyện xem xét việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ruộng sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân theo 02 căn cứ sau:

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nếu vị trí thửa ruộng thuộc khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì mới được chuyển.
  • Nhu cầu của hộ gia đình, cá nhân trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức.

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở - 3

c. Trình tự xử lý hồ sơ

  • Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
  • Nếu hồ sơ đủ sẽ tiến hành xử lý, nếu thiếu sẽ yêu cầu người dân bổ sung
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
  • Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả

Toàn bộ quy trình sẽ được thực hiện trong vòng 15 ngày. Lệ phí chuyển đổi sẽ được tính rõ ràng dựa vào chênh lệch giá giữa đất ở và đất trồng lúa. Các khoản phí liên quan sẽ có biên lai và thông báo trước với người người dân.

Kết luận cho câu hỏi: Đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Câu trả lời là có, nhưng sẽ khó thực hiện hơn so với các loại đất khác. Nên người dân cần tìm hiểu rõ chính sách của địa phương để có sự chuẩn bị tốt về thời gian, công sức và tài chính.

>>>> Xem thêm: