Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không? (Tổng hợp QĐ mới nhất)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Thế chấp quyền sử dụng đất là lựa chọn khá phổ biến cho các khoản vay tài chính hiện nay. Tuy nhiên, nhiều cá nhân và hộ gia đình vẫn khá băn khoăn về việc đất rừng phòng hộ có được thế chấp không?

Hiện nay, số lượng cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất rừng phòng hộ không hiếm: nhận giao khoán, được nhà nước giao đất, hoặc khai phá sử dụng lâu dài từ trước, nhận thừa kế đất có nguồn gốc lấn chiếm rừng phòng hộ,... Với từng trường hợp,từng loại đất, người sử dụng sẽ có các quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Việc thế chấp quyền sử dụng đất rừng phòng hộ cũng tùy thuộc vào điều này.

Các loại đất được thế chấp quyền sử dụng đất

Theo khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc một trong những loại đất sau được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng:

  • Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;
  • Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
  • Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

thế chấp đất rừng phòng hộ

Thời điểm được thế chấp

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
  • Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện thế chấp sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;
  • Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người sử dụng đất chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất.

Các loại đất không được thế chấp

Nếu xét dựa trên hai điều kiện cơ bản trên đây, rất nhiều người nhầm lẫn rằng đất rừng phòng hộ có thể được thế chấp. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, việc các loại đất không được thế chấp lại được quy định rải rác tại các điều khoản, bao gồm một số loại như:

  • Đất của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
  • Đất của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước;
  • Các loại đất chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước; trừ trường hợp được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính;
  • Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư.
  • Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
  • Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
  • Đất đang có tranh chấp về tài sản trên đất, đất đang nằm trong diện bị quy hoạch;
  • Đất không có đủ các điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất thuộc diện quy hoạch đã có quyết định thu hồi, giải toả, bồi thường;…
    ….

Như vậy, đất rừng phòng hộ là trường hợp không được thế chấp quyền sử dụng đất bởi lẽ, chuyển nhượng đất rừng phòng hộ bị giới hạn về đối tượng, phạm vi; do đó, không đảm bảo điều kiện về người nhận thế chấp.

Thắc mắc đất rừng phòng hộ có được thế chấp không đã phần nào được giải đáp thông qua một số quy định nêu trên. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây cũng là một trong những bất cập của Luật đất đai hiện hành khi chưa có các quy định rõ ràng sắp xếp hợp lý, dễ gây nhầm lẫn và bỏ sót cho người áp dụng.

Xem thêm: