Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không?

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Rất nhiều trường hợp hiện nay có nhu cầu giao dịch đất rừng phòng hộ. Tuy nhiên, đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không? Đối tượng và trường hợp nào được pháp luật cho phép?

Chuyển nhượng là một trong các giao dịch đất đai quan trọng, có ý nghĩa đến quyền và lợi ích của các bên. Việc chuyển nhượng các loại đất, nhất là đất rừng cần phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Không hẳn trong trường hợp nào, đất đai cũng có thể tự do chuyển nhượng mà không cần xin phép hay được sự chấp thuận từ phía cơ quan có thẩm quyền.

Đất rừng phòng hộ được chuyển nhượng trong trường hợp nào

Theo các quy định hiện hành của Luật Đất đai 2013, cá nhân, hộ gia đình muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bắt buộc phải đáp ứng đủ 4 điều kiện tại điều 188 của luật này. Theo đó, cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp, không bị kê biên thi hành án và vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất.

Do đó, trước hết, cá nhân, hộ gia đình có ý định chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ cần tham khảo và tiến hành thủ tục cấp sổ đỏ cho đất rừng phòng hộ.

đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không-1

Ngoài ra, quyền sử dụng đất rừng phòng hộ và đối tượng nhận chuyển nhượng không thuộc các trường hợp cấm theo quy định tại điều 191 Luật Đất đai 2013.

Như vậy, điều kiện thứ hai để chuyển nhượng đất rừng phòng hộ, cần phải đáp ứng về đối tượng và phạm vi nhận chuyển nhượng. Theo đó:

  • Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng đất rừng phòng hộ trừ trường hợp theo sự phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Cá nhân, hộ gia đình nhận chuyển nhượng đất rừng phòng hộ phải sinh sống trong cùng khu vực có rừng phòng hộ đó.

Những lưu ý khi chuyển nhượng đất rừng phòng hộ

Đất rừng phòng hộ là một trong các đối tượng đặc biệt, được điều chỉnh bởi Luật đất đai, Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn với những tính chất pháp lý riêng biệt, nếu không tìm hiểu và nghiên cứu kỹ, rất dễ có những nhầm lẫn đối với người sử dụng hoặc các tổ chức, cơ quan đóng vai trò quản lý.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong các giao dịch liên quan đến chuyển nhượng/nhận chuyển nhượng đất rừng phòng hộ, các cá nhân, hộ gia đình cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Xác minh tính pháp lý của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận là thật hay giả, có được cấp theo đúng quy định, trình tự thủ tục pháp luật hay không, thông tin ghi nhận có đúng với số liệu trên thực tế. Nếu cần thiết, cá nhân có thể kiểm tra thông tin tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Tính chính chủ của quyền sử dụng đất: người đứng ra chuyển nhượng có phải là cá nhân được cấp quyền sử dụng đất hoặc đáp ứng đủ điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Nếu không là “chính chủ”, có giấy ủy quyền nào về việc mua bán hay không (giấy ủy quyền phải đáp ứng quy định về hình thức, công chứng chứng thực).
  • Nghĩa vụ tài chính ở thời điểm chuyển nhượng: khi tiến hành giao dịch, các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc sử dụng đất cần phải được thực hiện đầy đủ trước khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng.
  • Ngoài ra, các bên cần sử dụng hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, cân đối các điều khoản, nội dung chặt chẽ, thỏa thuận rõ ràng về giá, quyền và nghĩa vụ các bên, phương thức giải quyết tranh chấp,...

đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không-2

Đất rừng phòng hộ chuyển nhượng bằng giấy viết tay

Hiện nay, không hiếm các giấy tờ mua bán nhà đất viết tay, trong đó có trường hợp chuyển nhượng đất rừng phòng hộ. Vậy loại giấy tờ này có đủ căn cứ pháp lý để ghi nhận quyền, nghĩa vụ của các bên với phần đất đã nhận chuyển nhượng.

Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, có 2 trường hợp mua bán bằng giấy viết tay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể:

  • Nhận chuyển nhượng từ trước ngày 01/01/2008;
  • Nhận chuyển nhượng từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/07/2014 và có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013.

Đối với trường hợp này, người nhận chuyển nhượng không buộc phải cung cấp các văn bản và hợp đồng theo quy định hiện hành về chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Như vậy, đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không cần phải xem xét trên các điều kiện chung và một số trường hợp được quy định riêng. Chuyển nhượng đất rừng phòng hộ cũng tương tự như nhận chuyển nhượng các loại đất khác, vẫn tồn tại khá nhiều rủi ro về pháp lý, do đó, cần thận trọng và xác thực thông tin trước khi giao dịch.

Xem thêm: